Công văn 5443/BTTTT-VNNIC năm 2022 về chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu | 5443/BTTTT-VNNIC |
Ngày ban hành | 07/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 07/11/2022 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký | Phạm Đức Long |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
BỘ
THÔNG TIN VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
5443/BTTTT-VNNIC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện nội dung nhiệm vụ: “Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6)” (Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ) và “Thực hiện việc chuyển đổi IPv6; trong đó, ưu tiên tập trung chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước qua IPv6. Thời hạn hoàn thành: tháng 12 năm 2022” (Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia), Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025 (IPv6 for Gov)([1]) và triển khai các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương về công tác chuyển đổi IPv6([2]).
Hiện nay, việc chuyển đổi IPv6 kết hợp tái cấu trúc hạ tầng mạng CQNN theo Chương trình IPv6 for Gov đã có kết quả thực tiễn: 63/63 tỉnh, thành phố; 16/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 03/08 cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6; 8/22 Bộ, ngành và 36/63 địa phương chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng TTĐT, DVC. Mặc dù đạt được các kết quả nêu trên, công tác triển khai chuyển đổi IPv6 trên mạng, dịch vụ cơ quan nhà nước, đặc biệt là khối Bộ, ngành còn chậm so với yêu cầu tại Chỉ thị 02/CT-TTg.
Tính đến tháng 10/2022, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt 53%, đứng thứ 10 toàn thế giới, thứ 2 ASEAN([3]), gấp 2,3 lần bình quân khu vực ASEAN, gấp 1,7 lần bình quân toàn cầu. Các doanh nghiệp đã triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 rộng rãi để người dùng có thể truy cập Internet IPv6 qua Mobile, FTTH. Việt Nam đang dẫn dắt công nghệ IPv6 trong khu vực ASEAN; đi cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới; khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế.
Để chuyển đổi IPv6 đồng bộ cho hạ tầng số cơ quan nhà nước, phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi IPv6 trên hệ thống mạng, dịch vụ công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố, bám sát mục tiêu tại Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2022 hoàn thành nhiệm vụ: Chuyển đổi hoạt động IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công của UBND tỉnh, thành phố để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ cơ quan nhà nước qua IPv6.
(Danh sách thống kê tình hình triển khai IPv6 của các địa phương gửi kèm)
Bộ Thông tin và Truyền thông giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là đơn vị đầu mối, chủ trì thực hiện Chương trình IPv6 for Gov và các hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyển đổi IPv6.
Trường hợp cần thêm các thông tin trao đổi, Quý Cơ quan vui lòng liên hệ Trung tâm Internet Việt Nam (Địa chỉ: Tầng 24, Tòa nhà VNTA, 68 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; Email: ipv6forgov@vnnic.vn, Điện thoại: 024-35564944 số máy lẻ 102, 105).
Trân trọng./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI IPV6 TRONG CÁC TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 5443/BTTTT-VNNIC
ngày 07 tháng 11 năm 2022
của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Danh sách các tỉnh, thành phố đã hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho cả Cổng Thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công
Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lào Cai, Hà Nam, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Danh sách các tỉnh, thành phố đã hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho Cổng Thông tin điện tử nhưng chưa chuyển đổi IPv6 cho Cổng dịch vụ công
Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hậu Giang, Cà Mau.
3. Danh sách các tỉnh, thành phố đã hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho Cổng dịch vụ công nhưng chưa chuyển đổi IPv6 cho Cổng Thông tin điện tử
Hải Dương, Đắk Lắk, Đăk Nông, Quảng Trị, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long.
4. Danh sách các tỉnh, thành phố chưa hoàn thành chuyển đổi IPv6 cho Cổng Thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công
Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Lạng Sơn, Điện Biên, Tuyên Quang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Quảng Bình, Phú Yên, Trà Vinh, Tây Ninh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
DANH SÁCH GỬI VĂN BẢN GỬI UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
42/63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 42/63 Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng, bao gồm:
TT |
Tỉnh, thành phố |
|
TT |
Tỉnh, thành phố |
1 |
Hòa Bình |
|
19 |
Phú Thọ |
2 |
Bắc Kạn |
|
20 |
Yên Bái |
3 |
Quảng Ninh |
|
21 |
Sơn La |
4 |
Thái Nguyên |
|
22 |
Hà Nội |
5 |
Quảng Ngãi |
|
23 |
Hà Giang |
6 |
Hà Tĩnh |
|
24 |
Bắc Ninh |
7 |
Quảng Nam |
|
25 |
Bắc Giang |
8 |
TP. Hồ Chí Minh |
|
26 |
Nam Định |
9 |
Đồng Nai |
|
27 |
Lạng Sơn |
10 |
Hậu Giang |
|
28 |
Điện Biên |
11 |
Cà Mau |
|
29 |
Tuyên Quang |
12 |
Hải Dương |
|
30 |
Hưng Yên |
13 |
Đắk Lắk |
|
31 |
Thanh Hóa |
14 |
Đắk Nông |
|
32 |
Khánh Hòa |
15 |
Quảng Trị |
|
33 |
Ninh Thuận |
16 |
Bến Tre |
|
34 |
Gia Lai |
17 |
An Giang |
|
35 |
Quảng Bình |
18 |
Vĩnh Long |
|
36 |
Phú Yên |
37 |
Bình Dương |
|
40 |
Tiền Giang |
38 |
Trà Vinh |
|
41 |
Sóc Trăng |
39 |
Tây Ninh |
|
42 |
Bạc Liêu |