Công văn SỐ 537 TC/QLCS của bộ tài chính hướng dẫn quy chế quản lý và sử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nướcvà được xác lập quyền sở hữu Nhà nước

Số hiệu 537-TC/QLCS
Ngày ban hành 28/02/1998
Ngày có hiệu lực 28/02/1998
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Bất động sản,Dịch vụ pháp lý

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 537-TC/QLCS

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 1998

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 537 TC/QLCS NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 1998 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Để thống nhất thực hiện Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số quy định trong Quy chế này như sau:

1. Các tài sản quy định tại Điều 1 của Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm:

a. Tài sản được sử dụng để vi phạm hành có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 bao gồm hàng hoá phương tiện và tiền tệ, vàng bạc, đá quý là tang vật bị xử phạt vi phạm hành chính.

b. Tài sản do cơ quan Toà án và cơ quan có thẩm quyền xử lý tịch thu sung quỹ Nhà nước là những tài sản đã có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước của cơ quan Toà án và chuyển giao cho cơ quan thi hành án theo quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 26/4/1993.

c. Tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo thời hiệu được quy định tại Bộ Luật dân sự, bao gồm:

- Các tài sản là bất động sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu, sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu.

- Các tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm được tìm thấy nếu không có hoặc không xác định ai là chủ sở hữu là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá và các tài sản khác có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên.

- Các vật do các cá nhân nhặt được do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không biết địa chỉ của người đánh rơi là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá và các tài sản khác có giá trị từ 10 triệu trở lên sau một năm kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người tới nhận.

- Các tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản.

d. Các tài sản do chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân trong nước hiến tặng, cho các tổ chức cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân được xác lập quyền sở hữu Nhà nước của cấp có thẩm quyền.

Các tài sản kê biên, tài sản tạm giữ, tài sản cầm giữ hàng hải, tài sản vô thừa nhận của ngành bưu điện, tài sản là vật chứng vụ án chưa có quyết định sung quỹ Nhà nước... không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

2. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tài sản và xác lập quyền sở hữu Nhà nước (cơ quan ra quyết định) quy định tại Điều 2 của Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung Quỹ Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm:

a. Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b. Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án đối với tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước của cơ quan Toà án các cấp theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 26/4/1993.

c. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác lập quyền sở hữu Nhà nước:

- Uỷ ban nhân dân từ cấp huyện trở lên theo thẩm quyền ra quyết định hoặc văn bản xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đến thời hạn xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

- Người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước được chủ sở hữu tài sản chuyển quyền sở hữu dưới hình thức cho tặng... ra quyết định hoặc văn bản xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó.

3. Việc chuyển giao tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước từ cơ quan ra quyết định sang cơ quan tài chính các cấp được thực hiện như sau:

3.1. Việc bàn giao tài sản từ cơ quan quyết định xác lập sở hữu Nhà nước sang cơ quan tài chính ở Điều 4 đều phải tiến hành kiểm kê tài sản thực tế chuyển giao cùng với hồ sơ kèm theo và lập biên bản giao nhận tài sản sung quỹ Nhà nước như hướng dẫn tại Điều 8 của Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước.

Khi chuyển giao, hồ sơ kèm tang vật bao gồm:

+ Bản chính quyết định xử lý tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước (Bản sao trích lục bản án, quyết định của Toà án và bản sao quyết định thi hành án đối với tài sản sung quỹ Nhà nước của cơ quan chuyển giao tài sản là cơ quan thi hành án);

+ Bản sao biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc biên bản tiếp nhận tài sản không rõ chủ sở hữu và văn bản xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó;

+ Các hồ sơ tài liệu, chứng từ khác kèm theo (nếu có).

3.2. Việc chuyển gao tài sản được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

[...]