Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn số 5212/BCĐ-TW ngày 12/11/2003 của Ban Chỉ đạo 127-TW về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước Tết Nguyên đán và đầu năm 2004

Số hiệu 5212/BCĐ-TW
Ngày ban hành 12/11/2003
Ngày có hiệu lực 12/11/2003
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo 127-TW
Người ký Trương Đình Tuyển
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BAN CHỈ ĐẠO 127-TW

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 5212/BCĐ-TW
V/v tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước Tết Nguyên đán và đầu năm 2004 

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2003  

 

Kính gửi:

- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; để phòng ngừa những diễn biến bất lợi có thể xảy ra, góp phần ổn định thị trường, nhất là những tháng cuối năm 2003, trước Tết Nguyên đán và năm 2004, Ban chỉ đạo 127/TW đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo làm tốt một số công tác sau đây:

1. Phát huy những kết quả đã đạt được, tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

a- Công tác chống vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu và gian lận thương mại

- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện tốt kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 181/TB-VPCP ngày 26/11/2002 của Văn Phòng Chính Phủ, triển khai nhiệm vụ đồng bộ trên các tuyến biển, đường bộ biên giới, tuyến hàng không và trên thị trường nội địa... Tiếp tục chỉ đạo tốt hơn việc thực hiện các phương án, kế hoạch chống vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu của Ban 127/TW và của các Bộ, ngành đã đề ra, trong đó có việc tiếp tục thực hiện kiểm tra, kiểm soát vải ngoại, thuốc lá ngoại, rượu ngoại nhập lậu; đồng thời tổ chức triển khai theo kế hoạch thực hiện phương án kiểm tra, kiểm soát điện thoại di động nhập lậu lưu thông trên thị trường, trước mắt làm tốt việc kê khai điện thoại di động các loại theo Quyết định số 1429/2003/QĐ-BTM ngày 31/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại - Trưởng Ban 127/TW.

- Các tỉnh, thành phố trong cả nước cần giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được, tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn có hiệu quả hơn các loại hàng hoá thẩm lậu qua biên giới; đặc biệt, các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, An Giang, Tây Ninh; các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh... cần chỉ đạo các lực lượng chức năng chú ý kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán tiền giả và một số mặt hàng cấm như pháo và các loại pháo biến tướng, thuốc nổ, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực... hạn chế tối đa các mặt hàng này lọt vào nước ta.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các lực lượng Hải quan, An ninh Hàng không, Thanh tra Bưu chính viễn thông có phương án và kế hoạch cụ thể kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hàng lậu và gian lận thương mại qua tuyến này.

- Các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và một số tỉnh miền núi phía Bắc chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm xây dựng kế hoạch, phối hợp với các lực lượng chức năng khác thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng.

- Trên thị trường nội địa, ngoài việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát 17 mặt hàng phải dán tem theo quy định, cần chú trọng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc vận chuyển, buôn bán các loại pháo, thuốc lá ngoại, một số mặt hàng đã nêu ở trên và các loại thực phẩm, đồ uống... Lực lượng Quản lý thị trường và Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ chuẩn bị phương án kỹ càng về việc kiểm tra xăng dầu trên phạm vi toàn quốc, coi đây là việc làm thường xuyên để thực hiện Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu của Chính phủ.

- Các tỉnh Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Dương - Hà Tây - Quảng Ninh - Hải Phòng ngoài việc chỉ đạo các lực lượng kiểm tra, kiểm soát theo chức năng, nhiệm vụ cần xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/2003/CT-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách giải quyết tình trạng lợi dụng thương, bệnh binh, người tàn tật vận chuyển, buôn bán hàng lậu.

b- Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng

- Các lực lượng chức năng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng như rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, mỳ chính, nước mắm, thực phẩm đã qua chế biến...  bảo đảm việc mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán thuận lợi, an toàn, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng.

- Có giải pháp đồng bộ để kiểm tra, xử lý các loại hàng giả vi phạm sở hữu công nghiệp từ nước ngoài đưa vào nước ta; chống hiện tương làm giả, sao chép bất hợp pháp, vi phạm nhãn hiệu hàng hoá làm thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

c- Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại trên thị trường:

Ngoài việc tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần chú ý đến việc kiểm tra, xử lý hành vi lấy danh nghĩa nhập thực phẩm nhưng thực tế lại quảng cáo là thuốc chữa bệnh để bán thu lời bất chính. Các mặt hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát là thực phẩm đóng gói, thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống, bánh mứt kẹo, nước mắm, tân dược...

2. Tổ chức thực hiện của các Bộ, ngành và lực lượng chức năng

2.1. Uỷ ban nhân dân các cấp mà nòng cốt mà Ban 127/ĐP cần tập trung và tăng cường chỉ đạo các ngành và lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức tốt sự phối hợp, thực hiện tốt hơn sự chỉ đạo của Chính phủ và Ban 127/TW.

2.2. Các Bộ, ngành:

a- Bộ Thương mại:

- Chỉ đạo Sở Thương mại:

+ Làm tốt công tác dự báo, có kế hoạch chủ động chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp dân cư trong dịp Tết Nguyên đán 2004, chú ý đến hàng hoá thiết yếu cho các vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền Trung, các tỉnh bị thiên tai. Trước mắt, phục vụ tốt nhu cầu về hàng hoá cho các Đoàn thể thao và du khách tham dự  SEA GAMES 22 tổ chức tại nước ta vào đầu tháng 12/2003.

+ Làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền và giáo dục pháp luật để các doanh nghiệp không tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác.

- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường:

+ Ngoài việc tập trung triển khai thực hiện phương án kiểm tra, kiểm soát điện thoại di động nhập lậu và tiếp tục tổ chức thực hiện phương án chống thuốc lá ngoại, vải ngoại nhập lậu, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, nhất là từ nay đến SEA GAMES 22.

Công tác kiểm tra, kiểm soát phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh làm tràn lan, gây xáo động và phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính.

+ Chủ động phối hợp với lực lượng Công an, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành... tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và kinh doanh trái pháp luật; đặc biệt chú ý phối hợp với ngành y tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa tình trang ngộ độc lương thực, thực phẩm trong thời gian tới.

+ Chú ý kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng có điều kiện quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP của Chính phủ như rượu, thuốc lá, xăng dầu, khí hoá lỏng... Có kế hoạch cụ thể để kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ như hướng dẫn của Bộ Thương mại.

[...]