Công văn 5173/BHXH-TCCB năm 2013 hướng dẫn đánh giá, phân loại công, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 5173/BHXH-TCCB
Ngày ban hành 20/12/2013
Ngày có hiệu lực 20/12/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Lê Bạch Hồng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5173/BHXH-TCCB
V/v hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện công tác đánh giá công chức, viên chức năm 2013 theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Công văn số 4375/BNV-CCVC ngày 02/12/2013 của Bộ Nội vụ về việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2013, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức đánh giá công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) toàn Ngành năm 2013 và hàng năm, cụ thể như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích, yêu cầu

- Đánh giá công chức, viên chức nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức bảo đảm khách quan, toàn diện, cụ thể và thực chất; lấy kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá. Kiên quyết khắc phục hiện tượng nể nang, hình thức trong đánh giá công chức, viên chức.

- Người có thẩm quyền hoặc người được giao thẩm quyền đánh giá theo phân công, phân cấp phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của đơn vị mình; phát huy tinh thần thẳng thắn tự phê bình và phê bình trong đánh giá công chức, viên chức; thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai đối với công chức, viên chức được đánh giá.

2. Đối tượng đánh giá

- Công chức, viên chức của đơn vị;

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

3. Thời gian đánh giá:

Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

II. ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

1. Nội dung đánh giá

* Việc đánh giá công chức được thực hiện theo các nội dung sau:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

- Thái độ phục vụ nhân dân;

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức.

2. Phân loại đánh giá

Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại theo các mức như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

[...]