BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4993/TCT-QLN
V/v giải quyết tiền nợ thuế
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015
|
Kính
gửi: Công ty CP cơ điện và xây dựng Việt Nam
(Ngõ 102 đường Trường Chinh, Phường
Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số
211/2015/CV-TCKT ngày 26/10/2015 của Công ty CP cơ điện và xây dựng Việt Nam về
việc giải quyết tiền nợ thuế. Về việc này, thực hiện ý kiến
chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế
1.1. Quy định tại Luật Quản lý
thuế
- Điều 92 Luật Quản lý
thuế quy định về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
“1.
Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín
mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền
phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn
gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế,
tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.’’
- Điều 93 Luật Quản lý
thuế quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
“1. Các
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc
Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa
tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc
thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá
tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối
tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và
hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản
1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước
1.2. Quy định tại Thông tư
215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi
hành quyết định hành:
- Điểm a, điểm c Khoản
1 Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định các trường hợp bị cưỡng chế đối
với người nộp thuế như sau:
“a) Người nộp thuế nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn
nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Người nộp thuế không chấp hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong
thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn
thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế)”
- Khoản 1 Điều 3 Thông
tư 215/2013/TT-BTC quy định các biện pháp cưỡng chế
như sau:
“Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau
đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế)
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại
kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc
thu nhập.
c) Thông báo hóa đơn không còn giá
trị sử dụng.
d) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của
pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
đ) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân
khác đang giữ.
e) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp
Công ty chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày hoặc không chấp hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về thuế thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định
tại Luật Quản lý thuế và Thông tư số 215/2013/TT-BTC (nêu trên).
2. Về không tính tiền chậm nộp
Khoản 10 Điều 2 Thông
tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ quy định về việc không tính tiền chậm nộp như sau:
“1.
Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được
thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng
chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán (sau đây gọi chung
là người nộp thuế) nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp
tiền chậm nộp tiền thuế.
Trường hợp người nộp thuế cung ứng
hàng hóa, dịch vụ được thanh toán một phần từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn ngoài
ngân sách, nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ
thuế thì người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp
đối với số tiền thuế tương ứng với phần được thanh
toán từ ngân sách nhà nước.
Đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước là đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước được
giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của
Luật ngân sách nhà nước.
2. Phạm vi số tiền thuế và thời gian không tính tiền chậm
nộp tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được
thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà
nước thanh toán.”
3. Trình tự, thủ tục không tính tiền
chậm nộp
a) Người nộp thuế thuộc trường hợp
không phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này cung cấp cho cơ
quan thuế quản lý trực tiếp văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách
nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 01/TCN ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ quan thuế ban hành quyết định
về việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, thời
gian kiểm tra tối đa là 03 ngày làm việc. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế xác định:
- Nếu
người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp thì cơ quan thuế
ban hành thông báo về việc người nộp thuế không phải nộp
tiền chậm nộp thuế.
- Nếu
người nộp thuế thuộc trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thì cơ quan thuế ban
hành thông báo về việc người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp thuế (thông báo tiền
thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp) và cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của
pháp luật.
c) Sau khi được ngân sách nhà nước thanh toán, người nộp thuế thực hiện nộp tiền
thuế vào ngân sách nhà nước và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 02/TCN
ban hành kèm theo Thông tư này để cơ quan thuế có
cơ sở tính lại các khoản tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và
xác định chính xác số ngày không phải nộp tiền chậm nộp của người nộp thuế.”
Căn cứ quy định trên, nếu Công ty thuộc
trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp theo quy định thì Công ty cung cấp cho
cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân
sách nhà nước về việc Công ty chưa được thanh toán để cơ quan thuế quản lý trực
tiếp xem xét xử lý.
3. Về nộp dần tiền
thuế nợ
3.1. Khoản 4 Điều 92
Luật Quản lý thuế quy định: “Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế
thuế đối với trường hợp người
nộp thuế được cơ quan quản lý thuế cho phép nộp dần
tiền nợ thuế trong thời
hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu của
thời hạn cưỡng chế thuế. Việc nộp dần tiền nợ thuế được xem xét trên cơ sở đề
nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ
chức tín dụng. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính
trên số tiền thuế chậm nộp.”
3.2. Khoản 1 Điều 32
Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
quy định:
“Người nộp thuế được nộp dần tiền
thuế nợ tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Cơ quan thuế đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhưng người nộp thuế không có khả năng
nộp đủ trong một lần số
tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế.
b) Có bảo lãnh thanh toán của tổ
chức tín dụng.
c) Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh với
cơ quan thuế liên quan phải cam kết sẽ thực hiện nộp thay toàn bộ tiền thuế được
bảo lãnh cho người nộp thuế ngay khi người nộp thuế
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế.
”
Căn cứ quy định nêu trên, để được nộp
dần tiền nợ thuế thì Công ty phải có bảo lãnh của tổ chức tín
dụng và được nộp dần trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày bắt đầu
của thời hạn cưỡng chế thuế. Do vậy, đối với đề nghị của Công ty được phân kỳ
trả nợ theo phương án trả nợ theo tháng là không có cơ sở pháp lý.
Do đó, đề nghị công ty chấp hành các
quy định pháp luật về thuế.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Công ty CP
cơ điện và xây dựng Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
- Cục Thuế TP Hà Nội (để thực hiện);
- Lưu: VT, QLN(2b). 6
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phi Vân Tuấn
|