Công văn 4876/BTP-HTQTCT năm 2013 về vướng mắc liên quan đến quy định của Nghị định 24/2013/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu | 4876/BTP-HTQTCT |
Ngày ban hành | 20/06/2013 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Người ký | Nguyễn Công Khanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Quyền dân sự |
BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4876/BTP-HTQTCT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời Công văn số 1857/STP-HT ngày 29/5/2013 của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh xin ý kiến chỉ đạo một số vấn đề vướng mắc liên quan đến quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7
Nghị định số 24/2013/NĐ-CP được hiểu như sau: Đối với các nước mà pháp luật
quy định có cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn thì đương sự phải nộp cả giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân
và giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn; đối với các nước mà pháp luật không quy
định cấp loại giấy xác nhận này thì đương sự chỉ phải nộp giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân; đối với các nước đã có văn bản trao đổi với Bộ Tư pháp về các giấy tờ
của công dân nước đó sử dụng trong hồ sơ đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam
(như: Anh, Australia, Hàn Quốc - quy định sử dụng Giấy xác nhận không cản trở kết
hôn do Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Anh, Australia, Hàn Quốc tại Việt Nam cấp
…) thì đương sự chỉ phải nộp các loại giấy tờ
này mà không phải nộp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân.
Vì pháp luật Hoa Kỳ không quy định cấp giấy xác nhận có đủ điều kiện kết hôn nên đương sự chỉ cần nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân như: Giấy xác nhận tuyên thệ độc thân hoặc Kết quả tra tìm hồ sơ kết hôn hợp lệ mà không phải xin xác nhận của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ như trong Công văn số 1857/STP-HT đã nêu.
Dự kiến, những hướng dẫn về giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được đưa vào dự thảo Thông tư của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP (sẽ sớm ban hành trong thời gian tới). Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tư pháp đang có văn bản đề nghị Đại sứ quán các nước cung cấp thông tin pháp luật và mẫu giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi nước. Bộ Tư pháp sẽ thông báo cho các địa phương sau khi có trả lời của các Đại sứ quán. Trong thời gian chưa có quy định cụ thể, Sở Tư pháp tạm thời vận dụng theo thực tiễn quản lý để xác định trường hợp nào phải có giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn.
2. Về đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Hiện nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng xong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu có liên quan đến Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, đang xin ý kiến của một số cơ quan có liên quan. Trong thời gian Thông tư chưa được ban hành, đối với các hồ sơ nhận cha, mẹ, con tiếp nhận sau ngày 15/5/2013, chưa đến thời hạn trả kết quả theo quy định, Sở Tư pháp chờ để sử dụng biểu mẫu Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con ban hành kèm theo Thông tư nêu trên; đối với những trường hợp đến hạn trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con mà chưa có biểu mẫu mới, nếu phía người nước ngoài/công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có điều kiện ở lại Việt Nam thì có thể uỷ quyền nhận Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
- Về kiến nghị hướng giải quyết hồ sơ nhận cha, mẹ, con nếu một hoặc hai bên chết trong quá trình giải quyết hồ sơ, Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP.
Tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định: "Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu". Dự kiến, những hướng dẫn về nội dung thẩm tra, xác minh sẽ được đưa vào dự thảo Thông tư của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP. Trong thời gian Thông tư chưa được ban hành, Sở Tư pháp tạm thời thực hiện quy định này theo hướng:
- Sở Tư pháp chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, khi nhận được yêu cầu của công dân Việt Nam về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cần chủ động kiểm tra kỹ các thông tin về nhân thân, gia đình … của người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận, nêu rõ kết quả kiểm tra trong công văn gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp xem xét, thẩm tra trên cơ sở văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã và hồ sơ. Nếu thấy cần thiết phải xác minh để làm rõ những nội dung liên quan đến yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sở Tư pháp tiến hành xác minh trực tiếp tại nơi đương sự cư trú hoặc chỉ đạo Phòng Tư pháp xác minh nếu đương sự ở địa bàn cách xa trụ sở cơ quan.
Nếu kết quả thẩm tra, xác minh của Sở Tư pháp cho thấy tình trạng hôn nhân của đương sự không đúng với thực tế; đương sự không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam; đương sự sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh, không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác; kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, thì Sở Tư pháp có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã từ chối việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành khoản 6 Điều 15 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP sẽ tăng cường phỏng vấn đối với đương sự có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, nhất là trường hợp kết hôn vắng mặt. Do đó, Sở Tư pháp có thể tiến hành phỏng vấn đối với các bên nam, nữ trên cơ sở cân nhắc từng trường hợp cụ thể, nhằm xác định rõ về nhân thân, mục đích/động cơ kết hôn, mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
- Theo quy định tại Mục 2, Chương II, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài đã được Sở Tư pháp thẩm tra, xác minh và phỏng vấn như đã nêu tại điểm 3 Công văn này, do đó các trường hợp kết hôn của công dân Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài mà trước đó phía công dân Việt Nam đã được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, thì về nguyên tắc, có thể xác định phía công dân Việt Nam có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả giải quyết hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trước đây hoặc đương sự yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vào thời điểm chưa áp dụng quy định mới tại Mục 2, Chương 2, Nghị định số 24/2013/NĐ-CP thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh, làm rõ.
- Về kiến nghị của Sở Tư pháp liên quan đến biểu mẫu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Bộ Tư pháp đã đưa vào nội dung dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư về ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Về việc xác định đương sự có thuộc diện phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài khi giải quyết hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn: Hiện nay, Bộ Tư pháp đã thiết kế mẫu Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, trong đó có nội dung cam đoan của đương sự về việc ly hôn trước đây (nếu có) hoặc việc chưa từng kết hôn, đó là cơ sở để xác định đương sự có phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 17 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP hay không.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp để Sở Tư pháp triển khai thực hiện./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG |