Kính gửi:
……………………………………………………………….
Ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 02/7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng
cao sức khỏe nhân dân; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
Từ năm 2012 đến nay, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ,
ban ngành tại Trung ương và UBND các tỉnh/thành phố triển khai Phong trào và đã
đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường cải thiện về vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, giám sát chất lượng nước sạch dùng
cho mục đích sinh hoạt, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh trong các cơ sở y tế,
cơ sở giáo dục và nơi làm việc.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Phong trào trong
thời gian tới, Bộ Y tế kính đề nghị Quý Cơ quan báo cáo kết quả 10 năm
(2012-2022) thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
(theo Đề cương báo cáo gửi kèm).
Văn bản của Quý Cơ quan xin gửi về: Bộ Y tế (Cục Quản
lý môi trường y tế), ngõ số 8, đường Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội trước ngày 30/10/2022 và gửi bản mềm về địa chỉ email:
hanhctt.mt@moh.gov.vn và baoanh2006@gmail.com.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c. Quyền Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, MT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương
|
Danh
sách gửi Công văn
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Bộ Công an (Cục Y tế)
3. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
4. Ban Dân vận Trung ương
5. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
6. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
7. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
8. Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (Trung tâm Y tế
đường sắt)
9. UBND 63 tỉnh/thành phố.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 29/CT-TTG
NGÀY 26/11/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO VỆ SINH
YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2012-2022
I. MỞ ĐẦU
Khái quát về chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị được giao tại Quyết định số 730/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
19/6/2012 về việc lấy ngày 02 tháng 7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng
cao sức khỏe nhân dân; Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (Chỉ
thị 29).
II. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2012-2021
1. Xây dựng chính sách, chỉ
đạo
1.1. Trung ương
Xây dựng, sửa đổi trình ban
hành các văn bản liên quan tới công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ
sinh phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh tại các cơ sở y tế và
nơi làm việc; công tác bảo đảm chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt
và các nhiệm vụ của các Bộ, ngành được giao tại Chỉ thị 29. Loại văn bản ban
hành, số lượng (kèm theo phụ lục ).
1.2. Địa phương
a) Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh/thành
phố về triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (Phong
trào) theo các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 29. Loại văn bản đã ban hành và số
lượng;
b) Văn bản tham mưu, chỉ đạo của
Sở Y tế tỉnh/thành phố về chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành triển khai thực
hiện hưởng ứng Phong trào. Số lượng, nội dung văn bản.
2. Kết quả các hoạt động
2.1. Tại Trung ương
(kèm
theo phụ lục 2)
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập
huấn, mít tinh...: đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp
tổ chức;
- Phối hợp với các Bộ, ban ngành,
các tổ chức chính trị - xã hội tại Trung Ương để triển khai Phong trào; lồng
ghép triển khai các nội dung với các Chương trình, Dự án, Đề án;
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Công tác điều tra, nghiên cứu,
xây dựng các mô hình;
- Đảm bảo nguồn lực, hợp tác quốc
tế, xã hội hóa, huy động vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước, doanh
nghiệp, cá nhân;
- Công tác kiểm tra, giám sát,
tổng kết, thi đua khen thưởng
2.2. Tại các tỉnh/thành
phố
Kết quả thực hiện các nội dung
được giao tại Chỉ thị 29.
2.2.1. Công tác vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường nông thôn
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập
huấn, mít tinh...: đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp
tổ chức (tỉnh, huyện, xã, phường);
- Phối hợp với các Sở, ban
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để triển khai Phong trào;
lồng ghép triển khai các nội dung với các Chương trình, Dự án;
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Triển khai mô hình vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường nông thôn…;
- Việc đảm bảo nguồn lực, hợp
tác quốc tế, xã hội hóa, huy động vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước,
doanh nghiệp, cá nhân;
- Tỷ lệ hộ gia đình (HGĐ) sử dụng
nước sạch: so sánh kết quả năm 2012 với năm 2021;
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu và tỷ lệ
HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS): so sánh kết quả năm 2012 với năm 2021.
2.2.2. Công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập
huấn, mít tinh...: đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp
tổ chức (tỉnh, huyện);
- Phối hợp với các Sở, ban
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp cấp nước tại địa phương đảm
bảo chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt;
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Triển khai mô hình về đảm bảo
chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt;
- Kết quả kiểm tra, giám sát chất
lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt của các năm (từ 2012 đến 2021) tại
địa phương: tỷ lệ năm 2012 với năm 2021
2.2.3. An toàn vệ sinh thực
phẩm
- Hội nghị, hội thảo, tập huấn:
đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp tổ chức (tỉnh, huyện,
xã, phường);
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Kết quả hoạt động đảm bảo đa
dạng dinh dưỡng, ăn chín uống chín, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền
qua thực phẩm tại cộng đồng và tại bếp ăn tập thể/bán trú, dự phòng ngộ độc rượu
bia, chế biến và bảo quản thực phẩm….;
- Công tác giám sát, kiểm tra
liên ngành về ATVSTP.
2.2.4. An toàn vệ sinh
lao động, bảo vệ môi trường trong cơ sở cơ sở y tế, vệ sinh trong cơ sở giáo dục.
a) An toàn vệ sinh lao động
- Hội nghị, hội thảo, tập huấn:
đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp tổ chức (tỉnh, huyện,
xã, phường);
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Công tác an toàn vệ sinh lao
động bao gồm: quan trắc môi trường lao động, tổ chức đăng ký và khám sức khỏe định
kỳ cho người lao động tại các doanh nghiệp và khu công nghiệp, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp;
- Về quan trắc môi trường lao động:
so sánh kết quả năm 2012 với năm 2021;
- Về khám sức khỏe định kỳ.
b) Bảo vệ môi trường
trong các cơ sở y tế
- Hội nghị, hội thảo, tập huấn:
đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp tổ chức (tỉnh, huyện,
xã, phường);
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Việc đảm bảo nguồn lực, hợp
tác quốc tế, xã hội hóa, huy động vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước,
doanh nghiệp;
- Triển khai mô hình cơ sở y tế
Xanh - Sạch - Đẹp; tỷ lệ trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh: so
sánh kết quả năm 2012 với năm 2021;
- Tổng lượng nước thải phát
sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh trên địa bàn; Tỷ lệ được xử
lý: so sánh kết quả năm 2012 với năm 2021;
- Tổng lượng chất thải rắn y tế
nguy hại phát sinh trên địa bàn; hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR)
y tế; Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện được xử lý: so sánh kết
quả năm 2012 với năm 2021.
c) Vệ sinh trong cơ sở
giáo dục
- Hội nghị, hội thảo, tập huấn:
đề nghị nêu chi tiết về số lượng từng loại hình tổ chức; cấp tổ chức (tỉnh, huyện,
xã, phường);
- Công tác truyền thông: đề nghị
nêu chi tiết về loại hình truyền thông, nội dung và số lượng;
- Công tác y tế học đường; công
tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng chống dịch, vệ sinh an
toàn thực phẩm;
- Cơ sở vật chất về đảm bảo đủ
nước uống, nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh: so sánh
kết quả năm 2012 với năm 2021.
III. ĐÁNH
GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
Các thành tựu trong quá trình
triển khai các nội dung của Phong trào được đánh giá căn cứ theo các chỉ tiêu
trong Kế hoạch triển khai 2017-2021:
- Về xây dựng chính sách, tổ chức,
chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện;
- Về truyền thông, nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi;
- Về phối hợp liên ngành;
- Về lồng ghép với các Chương
trình, dự án, đề án khác như: Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn
mới; Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Phong trào Thi đua
yêu nước,...;
- Về nghiên cứu khoa học, hợp
tác quốc tế;
- Về kiểm tra, giám sát, tổng kết
thi đua khen thưởng;
- Về tài chính cấp, huy động xã
hội hóa.
2. Ưu điểm:
Các ưu điểm trong quá trình triển
khai các nội dung của Phong trào: xây dựng chính sách, tổ chức, chỉ đạo và hướng
dẫn thực hiện; phối hợp liên ngành; lồng ghép với các Chương trình, dự án, đề
án khác; nguồn lực tài chính; xã hội hóa
3. Hạn chế và nguyên nhân
- Các hạn chế trong quá trình
triển khai các nội dung của Phong trào.
- Nguyên nhân của những hạn chế
trong quá trình triển khai các nội dung của Phong trào.
4. Bài học kinh nghiệm
Xây dựng chính sách, tổ chức,
chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện; phối hợp liên ngành; lồng ghép với các Chương
trình, dự án, đề án khác; truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi;
xây dựng mô hình; xã hội hóa.
IV. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2026 VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
1. Nhiệm vụ, giải pháp thời
gian tới
Đề xuất các giải pháp chung, giải
pháp cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện Phong trào hiệu quả trong thời gian tới.
a) Giải pháp về xây dựng chính
sách, tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện
- Xây dựng chính sách: Xây dựng,
bổ sung sửa đổi các văn bản liên quan theo Kế hoạch.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện
b) Giải pháp về truyền thông,
nâng cao nhận thức
- Nội dung tuyên truyền
- Hình thức tuyên truyền
c) Giải pháp về lồng ghép
chương trình
Lồng ghép các nội dung hoạt động
của Phong trào vào chương trình, phong trào, dự án khác như: Chương trình Mục
tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa; Phong trào Thi đua yêu nước,...
d) Giải pháp về phối hợp liên
ngành
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của
các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác vệ sinh nâng cao sức
khỏe theo các nhiệm vụ của các Bộ, ngành được giao tại Chỉ thị 29;
- Lồng ghép các phong trào,
chương trình, dự án có nhiệm vụ liên quan đến vệ sinh nâng cao sức khỏe cần tiến
hành rà soát, xem xét bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chí cần thiết, đưa ra các
giải pháp để tổ chức chỉ đạo triển khai có hiệu quả nhằm đạt được chỉ tiêu đã đề
ra;
- Có thể tiến hành tổ chức việc
ký cam kết, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị
- xã hội để thực hiện Phong trào.
e) Giải pháp về nghiên cứu khoa
học, hợp tác quốc tế
- Công tác hợp tác quốc tế nhằm
trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ về vệ sinh môi
trường phòng chống dịch;
- Công tác xã hội hóa, mời gọi
các tổ chức quốc tế, các quốc gia tăng cường giúp đỡ, đầu tư cho các hoạt động
về Vệ sinh cá nhân, Vệ sinh môi trường phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh tại các cơ sở y tế và nơi làm việc; công tác bảo đảm chất lượng
nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt.
f) Giải pháp về kiểm tra, giám
sát, tổng kết thi đua khen thưởng
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra,
giám sát thực hiện Phong trào của các đơn vị để kịp thời có những biện pháp chỉ
đạo, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất;
- Thực hiện kiểm tra theo các
chương trình và kiểm tra lồng ghép trên cơ sở phối hợp giữa các Bộ, ngành và
các tổ chức chính trị - xã hội…;
- Hàng năm tiến hành tổng kết,
rút kinh nghiệm và khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt Phong trào.
h) Giải pháp về tài chính
- Hàng năm, Nhà nước cấp một khoản
kinh phí dành riêng để triển khai các hoạt động thuộc Phong trào vệ sinh yêu nước
nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Sử dụng nguồn kinh phí của
các chương trình mục tiêu, các nhiệm vụ, dự án có liên quan tới vệ sinh và nâng
cao sức khoẻ;
- Các địa phương ưu tiên cấp
kinh phí để tổ chức triển khai Phong trào;
- Thực hiện xã hội hóa, huy động
vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước, doanh nghiệp, cá nhân.
2. Đề xuất, kiến nghị
Đề xuất, kiến nghị về những nội
dung để tăng cường thực hiện có hiệu quả Phong trào và những vấn đề đặt ra
trong thực tiễn tại địa phương, đơn vị.
- Đối với Chính phủ.
- Đối với Bộ Y tế và các Bộ,
ban ngành Trung ương, UBND các tỉnh/TP.
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP VĂN BẢN DO CÁC BỘ, BAN NGÀNH BAN HÀNH CÓ LIÊN
QUAN TỚI NỘI DUNG PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
TT
|
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm
|
Trích yếu văn bản
|
Loại hình văn bản
|
Cơ quan ban hành
|
Ghi chú
|
I
|
Các văn bản trình Chính
phủ ban hành
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
….
|
|
|
|
|
II
|
Các văn bản Bộ, ban ngành
ban hành
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
…
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP CÁC VĂN BẢN DO ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH CÓ LIÊN
QUAN TỚI NỘI DUNG PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
TT
|
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm
|
Trích yếu văn bản
|
Loại hình văn bản
|
Cơ quan ban hành
|
Ghi chú
|
I
|
Các văn bản chỉ đạo của tỉnh
Ủy/ thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh/TP
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
….
|
|
|
|
|
II
|
Các văn bản chỉ đạo của
ngành y tế, các Sở, ban ngành của tỉnh/TP.
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
2
|
…
|
|
|
|
|