BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 4730/BKH-QLĐT
V/v công bố Quy tắc đạo đức và ứng xử trong
đấu thầu liên quan đến ODA Nhật Bản
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2009
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ
quan thuộc Chính phủ và Cơ quan khác ở Trung ương
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, các Tổng công ty nhà nước.
|
Tháng 2/2009, tại Báo cáo của Ủy
ban hỗn hợp Việt – Nhật, Chính phủ hai nước đã thống nhất thực hiện các biện
pháp phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA Nhật Bản. Theo đó, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (KH&ĐT) có trách nhiệm xây dựng và công bố Quy tắc đạo đức và ứng
xử trong đấu thầu đối với các dự án ODA Nhật Bản.
Thực hiện cam kết nêu trên, Bộ KH&ĐT
đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hoàn thành việc xây
dựng Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu trong các dự án sử dụng ODA Nhật
Bản. Bộ KH&ĐT công bố để các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ,
Cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các
Tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty nhà nước có dự án sử dụng vốn ODA
Nhật Bản chỉ đạo các cá nhân hoặc cá nhân đại diện hợp pháp của tổ chức liên
quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện việc cam kết tuân thủ Quy tắc
đạo đức và ứng xử trong đấu thầu kèm theo công văn này.
Chủ đầu tư các dự án sử dụng ODA
Nhật Bản có trách nhiệm thông báo Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu cho
các cá nhân tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu sử dụng ODA Nhật Bản
hoặc thực hiện chức năng giám sát, quản lý quá trình đó biết và thực hiện, đồng
thời lưu trữ hồ sơ các bản cam kết này theo quy định của pháp luật. Cá nhân có
trách nhiệm cam kết tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu bao gồm:
1. Người quyết định đầu tư hoặc
người được ủy quyền quyết định đầu tư; trường hợp là người quyết định đầu tư
hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư của nhiều dự án sử dụng ODA Nhật Bản
thì chỉ phải ký cam kết một lần đầu tiên;
2. Cá nhân đại diện hợp pháp của
chủ đầu tư, cá nhân có liên quan thuộc tổ chức của chủ đầu tư;
3. Cá nhân đại diện hợp pháp của
bên mời thầu, cá nhân có liên quan thuộc tổ chức của bên mời thầu;
4. Cá nhân là thành viên của tổ
chuyên gia đấu thầu, cá nhân là thành viên của cơ quan, tổ chức thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu;
5. Cá nhân đại diện hợp pháp của
nhà thầu bao gồm cả nhà thầu tư vấn, cá nhân có liên quan thuộc tổ chức của nhà
thầu, nhà thầu là cá nhân;
6. Các cá nhân khác có liên quan
đến quá trình lựa chọn nhà thầu.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ KH&ĐT để
kịp thời xem xét, xử lý.
Nơi nhận
- Như trên;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu VT,
Cục QLĐT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Viết Sinh
|
QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ TRONG ĐẤU THẦU
Mục đích
Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu
thầu là cơ sở để cá nhân liên quan cam kết tuân thủ trong quá trình thực hiện
công tác đấu thầu đối với các gói thầu có sử dụng ODA Nhật Bản nhằm:
• Đưa ra những chuẩn mực đạo đức và
ứng xử tối thiểu cho các cá nhân trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu
hoặc thực hiện chức năng giám sát, quản lý quá trình đó.
• Công khai hóa những chuẩn mực và
yêu cầu cụ thể về đạo đức và ứng xử trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
• Nâng cao tính chuyên nghiệp trong
đấu thầu;
• Tăng cường hiệu lực của các quy
tắc ứng xử khác có thể có giữa các thành viên của hiệp hội nghề nghiệp liên
quan.
Chuẩn mực
Cá nhân tham gia quá trình lựa chọn
nhà thầu cam kết tuân thủ những chuẩn mực dưới đây:
1. Liêm chính: cá nhân không lợi
dụng vị trí, quyền hạn để đạt lợi ích riêng mà sẽ phát huy những chuẩn mực liêm
chính, trung thực cao nhất trong các mối quan hệ công việc cả ở trong và ngoài
tổ chức mà mình đang công tác.
2. Công bằng: nhà thầu đang và sẽ
thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa, xây lắp, dịch vụ được đối xử công bằng,
minh bạch; không áp dụng ưu đãi trong đấu thầu trái quy định.
3. Hiệu quả chi tiêu (VFM): hoạt
động đấu thầu được thực hiện hiệu quả và những hàng hóa, công trình xây lắp,
dịch vụ được cung cấp đúng chất lượng và thời gian quy định.
4. Trách nhiệm: cá nhân tham gia
quá trình lựa chọn nhà thầu chịu trách nhiệm cá nhân về việc bản thân và những
người thuộc quyền quản lý của mình thực hiện công việc một cách có đạo đức và
đúng quy định.
5. Chuyên nghiệp: cá nhân thực hiện
công việc một cách chuyên nghiệp, thông qua việc tiếp
6. Tuân thủ: cá nhân trực tiếp tham
gia hoặc thực hiện chức năng giám sát, quản lý quá trình lựa chọn nhà thầu tuân
thủ quy định pháp luật liên quan của Việt Nam và của nhà tài trợ và các hợp
đồng đã ký kết.
Yêu cầu
Căn cứ những chuẩn mực nêu trên, cá
nhân tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu cam kết tuân thủ các yêu cầu cụ thể
dưới đây:
1. Xung đột lợi ích: Mọi lợi ích cá
nhân (bao gồm cả quyền sở hữu tài sản), các mối quan hệ gia đình (cha mẹ đẻ,
cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể,
anh chị em ruột) có khả năng ảnh hưởng đến tính công bằng trong quá trình lựa
chọn nhà thầu được coi là xung đột lợi ích.
Xung đột lợi ích bao gồm các trường hợp dưới đây:
• Cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ
sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;
• Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ
hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em
ruột tham gia các gói thầu (ký đơn dự thầu) mà mình làm bên mời thầu hoặc là
thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà
thầu, hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
• Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay
nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà
thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu
thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả
thực hiện;
• Tham gia đấu thầu với tư cách là
nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu;
• Tham gia đấu thầu cung cấp hàng
hóa, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối
với gói thầu EPC;
• Đứng tên tham gia đấu thầu các
gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn
một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;
• Các trường hợp dẫn đến xung đột
lợi ích khác.
2. Không đưa, nhận những thứ có giá
trị hoặc những hình thức đãi ngộ: Không đưa, nhận hoặc đòi hỏi những thứ có giá
trị hoặc những hình thức đãi ngộ của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá
trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng.
3. Bảo mật thông tin: Cá nhân tham
gia quá trình lựa chọn nhà thầu có trách nhiệm ghi lại đầy đủ các thông tin một
cách kịp thời, trung thực và chính xác, không được lợi dụng các thông tin có
được khi thực hiện nhiệm vụ để đạt lợi ích riêng. Cấm tiết lộ những tài liệu,
thông tin về đấu thầu sau đây:
• Nội dung hồ sơ mời thầu trước
thời điểm phát hành
• Nội dung các hồ sơ dự thầu, các
sổ
• Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu
của bên nhà thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu
trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
• Báo cáo của bên nhà thầu, báo cáo
của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn
có liên quan trong quá trình đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định
trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
• Kết quả lựa chọn nhà thầu trước
khi được phép công bố
• Các tài liệu đấu thầu có liên
quan khác được đóng dấu bảo mật
4. Đảm bảo tính cạnh tranh: Quá
trình lựa chọn nhà thầu phải được thực hiện bảo đảm hiệu quả chi tiêu (VFM).
Để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu, cá nhân không thực hiện các hành
• Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác
động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin
làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;
• Cấu kết, thông đồng giữa bên mời
thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà
thầu để làm thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra
làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích quốc gia;
• Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ
hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp
hoặc gói thầu EPC;
• Cho phép các nhà thầu khác sử
dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng trái quy định cho
nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu;
• Không bán hồ sơ mời thầu cho nhà
thầu
5. Trách nhiệm cung cấp thông tin
về hành vi vi phạm: Cá nhân tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu biết hoặc nhận
được thông tin có căn cứ chính xác về việc đồng nghiệp của mình, các nhà thầu
hoặc các bên liên quan khác có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử trong
đấu thầu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cấp trên hoặc Cục Quản lý đấu thầu
theo địa chỉ sau:
Địa chỉ liên hệ: Cục Quản lý đấu
thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số 2 – Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà
Nội
Điện thoại: 080 44240
Fax: 080 44323
Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông
tin về hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu được yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định liên quan.
Kê khai về việc bị xử lý
Chọn một nội dung phù hợp trong hai
nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống □:
□ Nhà thầu không bị xử lý
□ Trong thời gian từ … đến … (ghi
thời gian 5 năm gần nhất), nhà thầu đã bị xử lý
1. Tên của tổ chức, đơn vị ra quyết
định xử lý
2. Nội dung xử lý
Hành
Hình thức xử lý
Thời hạn hiệu lực (đối với hình
thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu): ______________
Các nội dung khác có liên quan:
______________________________________________
Không phân biệt đối xử đối với nhà
thầu đã từng bị xử lý
Cam kết
Tôi hiểu rằng
nếu
Ngày/tháng/năm:
_________________________________
Ký tên:
_________________________________________
Họ và tên:
_______________________________________
Chức danh:
_____________________________________
Cơ quan:
_______________________________________
Địa chỉ:
_________________________________________
Điện thoại:
______________________________________
Fax:
___________________________________________