Công văn 4503/BYT-BMTE năm 2021 về tăng cường công tác chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 4503/BYT-BMTE
Ngày ban hành 03/06/2021
Ngày có hiệu lực 03/06/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Đức Vinh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4503/BYT-BMTE
V/v tăng cường công tác chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2021

 

Kính gửi:

- Sở Y tế các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
- Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng;
- Cục Y tế, Bộ Công an;
- Y tế các Bộ, ngành.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) với những biến chủng mới nguy him đang diễn biến rất phức tạp. Hiện tại có trên 40/63 tỉnh/thành phố đã có ca nhiễm COVID-19, trong đó có nhiều phụ nữ mang thai, sản phụ cũng bị nhiễm COVID-19. Nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bo an toàn cho phụ nmang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế có cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sơ sinh; Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng; Cục Y tế, Bộ Công an; Y tế các Bộ, ngành thực hiện các công việc sau:

1. Bên cạnh việc triển khai nghiêm túc, quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch địa phương cần thường xuyên cập nhật, thống kê slượng và tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ sơ sinh nghi nhiễm/nhim trên địa bàn. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch chun bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có phụ nữ mang thai đặc biệt là các phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, sản phụ, trẻ sơ sinh mắc COVID-19 trên địa bàn, đơn vị;

2. Giao Bệnh viện Phụ sn/Sản Nhi/Nhi/Bệnh viện Đa khoa tnh làm đầu mối, phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch ứng phó trên toàn tỉnh. Kế hoạch ứng phó cần đáp ứng được các tình huống có dưới 5, từ 5-10 và trên 10 trường hợp phụ nữ mang thai, sản phụ, sơ sinh nghi nhiễm/nhiễm (bao gồm các tình huống có sn phụ nhiễm/nghi nhiễm chuyển dạ đthường, đkhó hoặc mđẻ; có sơ sinh thường, sơ sinh bệnh lý nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2) và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, nhân lực; Phân luồng chuyển tuyến hoặc phân tuyến hỗ trợ kỹ thuật;

Trong trường hợp cần thiết, nếu địa phương không đảm bảo nguồn nhân lực ứng phó với các cấp độ dịch, cần báo cáo ngay về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để có phương án điều phi, huy động, phân công các Bệnh viện chỉ đạo tuyến chuyên ngành sản phụ khoa, nhi khoa, các bệnh viện chuyên khoa khu vực hỗ trợ nhân lực kịp thời;

3. Chỉ đạo các đơn vị có cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đđẻ, chăm sóc sơ sinh nghiêm túc thực hiện theo Quyết định số 1271/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở y tế và các quy định khác về an toàn bệnh viện, phân luồng, giám sát, phát hiện cách ly, khoanh vùng, điều trị COVID-19 của Bộ Y tế;

4. Đối với các cơ sở cách ly/điều trị tập trung:

- Bố trí đầy đnhân lực thực hiện chăm sóc, theo dõi phụ nữ mang thai đúng quy định, tránh lây nhiễm chéo, đm bảo an toàn cho nhân viên y tế và bà mẹ;

- Khi phụ nmang thai dương tính với COVID-19 có dấu hiệu chuyển dạ cần phi phối hợp với cơ sở sản khoa, nhi khoa đđm bảo cuộc đẻ an toàn và thực hiện chăm sóc mẹ con phù hợp với tình hình thực tế;

- Trong trường hợp cần thiết liên hệ ngay với các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa, nhi khoa/sơ sinh các khu vực để được hỗ trợ về chuyên môn, kthuật;

5. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm/nghi nhiễm phải cách ly: Các cơ s chăm sóc sản khoa, sơ sinh của địa phương cần có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh không được gần mẹ. Căn cứ nhu cầu thực tiễn (số lượng trẻ sơ sinh phải tách mẹ con, được sự đồng thuận của gia đình) xây dựng kế hoạch huy động nguồn sữa mẹ tại chhoặc liên hệ các ngân hàng sa mẹ của địa phương, khu vực đchăm sóc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh một cách tốt nhất có thể.

6. Yêu cầu các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa, nhi khoa/sơ sinh thành lập và duy trì kíp hỗ trợ gồm đầy đủ các chuyên khoa: sản khoa, sơ sinh, gây mê-hồi sức để sn sàng hỗ trợ cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện tuyến dưới khi cần thiết.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trư
ng (đ b/c);
- TT. Nguyễn Trường Sơn (đ
b/c);
- Cục QLKCB (đ
ph/hợp);
- Vụ TTTĐKT (để biết);
- Các bệnh viện: Phụ Sản Trung ương, Phụ Sản Hà Nội, Nhi Trung ương, Phụ Sản Nhi Đà N
ng, Từ Dũ, Hùng Vương, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2-Tp. HCM (đ thực hiện);
- Lưu: VT, BMTE.

TL.BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM





Nguyễn Đức Vinh

 

5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ