Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/03/2018 phê duyệt danh sách các
huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn
2018-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương có các huyện nghèo mới
bổ sung vào Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững triển khai xây dựng
Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 như Khung hướng dẫn kèm theo.
Đề nghị các địa phương tập trung chỉ
đạo, xây dựng Đề án giảm nghèo theo từng huyện theo các nội dung hướng dẫn nêu
trên và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ
Tài chính để xem xét, cho ý kiến trước khi phê duyệt. (Bản mềm gửi qua địa chỉ
email: ktdp@mpi.gov.vn và giamngheo@molisa.gov.vn).
Trong quá trình triển khai, nếu có
khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ảnh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên; (danh sách
kèm theo)
- Phó TTCP Vương Đình Huệ (để b/c);
- VPCP;
- Các Bộ: LĐTBXH, UBDT, NNPTNT, TC;
- Các Vụ: TCTT, LĐVHXH, TH;
- Lưu: VT, Vụ KTĐP<. (Định 29)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hiếu
|
KHUNG HƯỚNG DẪN
XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo công văn số: 4347/BKHĐT-KTĐPLT ngày 26 tháng 6 năm 2018 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Quyết định 275/QĐ-TTg ngày
7/3/2018 phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 giao “Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn các huyện nghèo mới bổ sung xây dựng Đề án giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020; tổ chức thẩm định danh Mục các công trình
đầu tư hạ tầng của các huyện nghèo theo quy định của Luật Đầu tư công và các
văn bản hướng dẫn hiện hành”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 (Đề án) như sau:
Việc xây dựng Đề án giảm nghèo giai
đoạn 2018-2020 triển khai cho 29 huyện thuộc gồm 02 nhóm.
- Đối với 04 huyện đã được hỗ trợ
theo QĐ 615/QĐ-TTg và 12 huyện đã được hỗ trợ theo QĐ 293/QĐ-TTg, các địa
phương xây dựng Đề án theo hướng tổng kết, đánh giá lại kết
quả thực hiện các đề án giảm nghèo của các huyện giai đoạn trước, kết quả thực
hiện giảm nghèo trong các năm vừa qua, phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội và giảm nghèo bền vững của huyện đến năm 2020. Trong trường hợp các mục
tiêu, nhiệm vụ của đề án trong giai đoạn trước vẫn chưa hoàn thành, các huyện
có thể xem xét điều chỉnh các đề án đã xây dựng trong giai đoạn trước để tiếp tục
triển khai thực hiện.
- Đối với 13 huyện bổ sung mới theo
QĐ 275/QĐ-TTg thì xây dựng Đề án mới trong giai đoạn 2018-2020.
I. Căn cứ pháp lý
xây dựng Đề án:
1. Các văn bản pháp lý do Trung
ương ban hành:
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13
ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội khóa 13 về phê duyệt chủ trương đầu tư
các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo);
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19
tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm
2011 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày
07 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo
và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc xây dựng Đề án.
Các văn bản khác của các cấp có thẩm
quyền triển khai thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020.
2. Các văn bản pháp lý do địa
phương ban hành:
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
5 năm giai đoạn 2016-2020 các cấp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội các cấp.
- Các văn bản khác có liên quan.
II. Đánh giá thực
trạng kinh tế xã hội và giảm nghèo của huyện:
- Đánh giá về tiềm năng, thế mạnh về
những thách thức khó khăn.
- Đánh giá về thực trạng cơ sở hạ tầng
- Đánh giá về điều kiện kinh tế xã hội
- Đánh giá về giảm nghèo và nguyên
nhân.
- Tình hình triển khai các chính sách
trên địa bàn
III. Mục tiêu của
Đề án:
- Mục tiêu chung:
Căn cứ trên mục tiêu giảm nghèo của tỉnh,
huyện trong giai đoạn 2016-2020, tình hình thực hiện các năm 2016-2017 và dự kiến
giai đoạn 2018-2020 và các định hướng phát triển của địa phương, các huyện chủ
động xây dựng mục tiêu chung của Đề án phù hợp với mục tiêu tổng quát của
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016.
- Mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể đến năm
2020:
+ Căn cứ trên Mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể
của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu chung của
Đề án, các huyện chủ động xây dựng mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể của Đề
án.
+ Mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần lượng hóa được và có thể đánh giá được qua hệ thống thu thập số liệu.
+ Mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần phải đảm
bảo được tính khả thi thông qua khả năng huy động nguồn lực triển khai thực hiện.
IV. Dự kiến kinh
phí thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2020:
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án
giai đoạn 2018-2020, bao gồm:
1. Kinh phí ngân sách Trung ương hỗ
trợ từ CTMTQG Giảm nghèo bền vững1:
- Đối với các huyện nghèo đã được hỗ
trợ theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ (nhưng
được bổ sung tại Quyết định 275/QĐ-TTg và tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2018-2020):
mức vốn ngân sách Trung ương dự kiến bố trí cho bình quân mỗi huyện giai đoạn
2018-2020 (không bao gồm kế hoạch 2018 đã được giao) là 60,789 tỷ đồng, trong
đó vốn đầu tư phát triển 50,061 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 10,728 tỷ đồng.
- Đối với các huyện nghèo đã được hỗ
trợ theo Quyết định 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các
huyện xét bổ sung mới: mức vốn ngân sách Trung ương dự kiến bố trí bình quân
cho mỗi huyện giai đoạn 2018-2020 (kinh phí năm 2018 dự kiến sẽ cấp bù vào dự
toán năm 2019) là 91,183 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 75,091 tỷ đồng,
vốn sự nghiệp 16,092 tỷ đồng.
- Tỉnh Khánh Hòa bảo đảm từ ngân sách
địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa
bàn để hỗ trợ cho huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh thực
hiện các cơ chế, chính sách với định mức tối thiểu như đối với các huyện nghèo
quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 275/QĐ-TTg 2.
Đây là mức kinh phí dự kiến hỗ trợ từ
ngân sách trung ương. Sau khi các Bộ, ngành căn cứ trên nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa
phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020 ban hành tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 tổng hợp,
trình Thủ tướng Chính phủ giao mức vốn cụ thể cho từng địa phương kế hoạch
trung hạn giai đoạn 2018-2020 và kế hoạch hàng năm, các địa phương sẽ căn cứ mức
vốn cụ thể này để triển khai thực hiện đề án theo quy định của Luật Đầu tư công
và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Kinh phí địa phương dự kiến huy động
trong giai đoạn 2018-2020:
- Kinh phí bố trí từ ngân sách địa
phương, nguồn vốn lồng ghép khác từ ngân sách Nhà nước.
- Kinh phí từ nguồn vốn dự kiến huy động
ngoài ngân sách Nhà nước: đóng góp của người dân, doanh nghiệp, nguồn huy động
khác.
V. Các nội dung
triển khai thực hiện Đề án:
1. Thực hiện các nhiệm vụ sử dụng
ngân sách Trung ương hỗ trợ quy định tại Quyết định số 1722/QĐ ngày 2/9/2016 của
Thủ tướng Chính phủ
1.1. Thực hiện Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu
tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo (Dự án 1: Chương trình 30a),
căn cứ mức vốn hỗ trợ nêu trên của Ngân sách Trung ương, các nguồn vốn huy động
hợp pháp khác, UBND huyện xây dựng, lựa
chọn danh mục các dự án đầu tư thực hiện Đề án đáp ứng các quy định như sau:
- Phù hợp với đối tượng hỗ trợ quy định
tại Điểm a, Mục 6, Điều 1 Quyết định số 1722/QĐ ngày 2/9/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016-20203.
- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn
vốn đầu tư huy động trong giai đoạn 2018-2020, trong đó tổng mức hỗ trợ từ ngân
sách Trung ương của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững đề xuất không vượt
quá mức vốn dự kiến nêu trên.
- Do nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW trong
giai đoạn 2018-2020 không nhiều, thời gian bố trí ngắn, đề nghị các huyện ưu
tiên lựa chọn các dự án đưa vào Đề án các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn
giản huy động được sự tham gia của người dân, đáp ứng yêu cầu để vận dụng các
điều kiện đơn giản thủ tục quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 2/12/2016
của Chính phủ quy định cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một
số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Nghị
quyết 70/NQ-CP của Chính phủ ngày 03/8/2017 về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu
tư công4.
Căn cứ mức danh mục dự án đầu tư dự
kiến của Đề án (sau khi được phê duyệt), kế hoạch đầu tư công của CTMTQG Giảm
nghèo giai đoạn 2016-2020 được cấp có thẩm quyền thông báo và những nội dung hướng
dẫn nêu trên, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng, báo cáo UBND tỉnh hoàn thiện
các thủ tục đầu tư các dự án và đưa vào kế hoạch trung hạn và hàng năm của
Chương trình triển khai thực hiện.
1.2. Thực hiện các tiểu dự án 3 (Dự
án 1 thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa
sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo và Tiểu dự án
4 (Dự án 1 thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững): Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài:
Căn cứ mức vốn sự nghiệp do NSTW dự
kiến hỗ trợ nêu trên, UBND huyện lựa chọn các nhiệm vụ để đưa vào Đề án.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác của địa
phương dự kiến sử dụng ngân sách địa phương huy động và kinh phí lồng ghép
khác.
VI. Đề xuất các giải
pháp thực hiện Đề án:
- Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu
tư
- Giải pháp tạo điều kiện cho người
nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập
- Giải pháp về chính sách hỗ trợ đất
sản xuất.
- Giải pháp về khuyến nông - khuyến
lâm, hướng dẫn cách làm ăn
- Giải pháp về xây dựng nhân rộng mô
hình xóa đói giảm nghèo
- Giải pháp về lĩnh vực dạy nghề cho
người nghèo
- Giải pháp về lĩnh vực xuất khẩu lao
động
- Giải pháp tạo cơ hội để người nghèo
tiếp cận các dịch vụ xã hội
- Giải pháp về huy động nguồn lực thực
hiện Đề án.
- Các giải pháp khác
VII. Tổ chức triển
khai phê duyệt và thực hiện Đề án:
1. Triển khai phê duyệt đề án.
Căn cứ trên hướng dẫn nêu trên, Ủy
ban nhân dân huyện giao cơ quan chuyên môn chủ trì phối hợp với các đơn vị có
liên quan xây dựng Đề án.
Tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị có
liên quan hoàn thiện đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến trước khi gửi
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp
với các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có ý kiến tham gia dự
thảo Đề án.
UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên
môn hoàn thiện đề án, hoàn tất các thủ tục đầu tư các dự án của Đề án và trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Triển khai thực hiện đề án:
Phân công quản lý đề án
- Cơ quan chủ quản Đề án: Ủy ban nhân
dân tỉnh
- Cơ quan trực tiếp chỉ đạo, thực hiện
Đề án: Ủy ban nhân dân huyện.
Phân công nhiệm vụ
- Ủy ban nhân dân tỉnh: Phê duyệt Đề
án, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án; chỉ đạo xây dựng và phê
duyệt kế hoạch hàng năm; tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gửi các Bộ,
ngành liên quan báo cáo Chính phủ.
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Lao động-Thương binh và xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban
Dân tộc, trợ giúp và hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện lập và tổ chức thực hiện Đề
án theo đúng yêu cầu.
- Căn cứ thông báo của Trung ương vốn
trung hạn hoặc hàng năm, UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn NSTW đối với danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ,
không thẩm định từng dự án riêng lẻ. Căn cứ báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả
năng cân đối vốn của Sở KHĐT, UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư của
toàn bộ danh mục dự án.
- Ủy ban nhân dân huyện: Trên cơ sở Đề
án được duyệt, hàng năm Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch chi tiết thực
hiện Đề án, xây dựng danh mục đầu tư cụ thể và phân rõ nguồn vốn lồng ghép thực
hiện Đề án (nếu có). Trình cấp có thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và mức vốn hỗ
trợ đối với các dự án được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân
sách trung ương đúng theo quy định
- Các phòng, ban chuyên môn của huyện:
Tài chính-Kế hoạch, Lao động-Thương binh và xã hội, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kinh tế và Hạ tầng, Dân tộc, Ban chỉ đạo CTMTQG, Ban quản lý dự án
có trách nhiệm phối hợp, lập và thực hiện Đề án theo đúng chức năng, nhiệm vụ,
yêu cầu đề ra.
- Ủy ban nhân dân các xã: Căn cứ Đề
án được duyệt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, trình
các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đối với các dự án được đầu tư theo
quy định; sử dụng Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Ban
chỉ đạo của huyện thực hiện Đề án có hiệu quả.
- Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề
nghiệp liên quan, doanh nghiệp giúp đỡ thực hiện Đề án này.
Biểu mẫu
hướng dẫn:
- Phụ lục I: các chỉ tiêu kinh tế xã
hội chủ yếu giai đoạn 2016-2020
- Phụ lục II Danh mục dự án dự kiến đầu
tư giai đoạn 2018-2020, trong đó danh mục dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ
ngân sách Trung ương thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững.
PHỤ LỤC SỐ 1
Huyện:
………., Tỉnh: ……………
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU
VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn vị
|
Thực
hiện 2016
|
Thực
hiện 2017
|
Mục
tiêu 2020
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
1
|
CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP
|
|
|
|
|
|
Tốc độ tăng trưởng
|
%
|
|
|
|
|
Thu nhập bình quân đầu người
|
Triệu
đồng
|
|
|
|
|
Sản lượng lương thực bình quân đầu người
|
Kg
|
|
|
|
2
|
CHỈ TIÊU SẢN XUẤT
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất nông nghiệp
|
Tỷ
đồng
|
|
|
|
|
Một số sản phẩm chủ yếu:
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất
công nghiệp
|
Tỷ đồng
|
|
|
|
|
Một số sản phẩm chủ yếu:
|
|
|
|
|
3
|
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN
|
Tỷ đồng
|
|
|
|
|
Trong đó: Thu Nội địa
|
Tỷ
đồng
|
|
|
|
4
|
CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
|
Tỷ đồng
|
|
|
|
|
Chia ra: + Chi đầu tư phát triển
|
Tỷ đồng
|
|
|
|
|
+ Chi thường xuyên
|
Tỷ đồng
|
|
|
|
5
|
CHỈ TIÊU TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
|
|
|
|
|
|
Diện tích tự nhiên
|
Ha
|
|
|
|
|
Trong đó: Đất Nông nghiệp
|
Ha
|
|
|
|
|
Đất Lâm nghiệp
|
Ha
|
|
|
|
|
Tỷ lệ che phủ
rừng
|
%
|
|
|
|
|
Diện tích rừng trồng mới
|
Ha
|
|
|
|
|
- Dân số trung bình (Tổng số Dân)
|
Người
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân tộc thiểu số
|
Người
|
|
|
|
|
- Tổng số hộ
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân tộc thiểu số
|
hộ
|
|
|
|
|
- Tỷ lệ hộ
nghèo đa chiều
|
%
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân tộc thiểu số
|
%
|
|
|
|
|
- Số hộ nghèo
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân tộc thiểu số
|
hộ
|
|
|
|
|
- Số hộ thoát nghèo
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân tộc thiểu số
|
hộ
|
|
|
|
|
- Số hộ cận nghèo
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Dân tộc thiểu số
|
hộ
|
|
|
|
|
- Số hộ ở nhà tạm
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Hộ nghèo
|
hộ
|
|
|
|
|
- Số hộ không có hoặc thiếu đất sản
xuất
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Hộ nghèo
|
hộ
|
|
|
|
|
- Số hộ được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh
|
hộ
|
|
|
|
|
Trong đó: Hộ nghèo
|
hộ
|
|
|
|
|
Dịch vụ hạ tầng thiết yếu cho người nghèo
|
|
|
|
|
|
- Tổng
số đơn vị hành chính cấp xã
|
Xã
|
|
|
|
|
- Số xã đặc biệt
khó khăn
|
Xã
|
|
|
|
|
- Số xã có đường ô tô đến trung tâm
xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và
cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
|
Xã
|
|
|
|
|
- Số xã có trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
|
Xã
|
|
|
|
|
- Số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông
thôn mới
|
Xã
|
|
|
|
|
- Số xã có bưu
điện văn hóa xã
|
Xã
|
|
|
|
|
- số xã có điện
|
Xã
|
|
|
|
|
- số xã có chợ
|
Xã
|
|
|
|
|
- Tỷ lệ xã được
đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm từ
các công trình thủy lợi nhỏ
|
|
|
|
|
|
Kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới trên địa
bàn huyện
|
|
|
|
|
|
Số xã đạt dưới 5 tiêu chí
|
Xã
|
|
|
|
|
Số xã đạt từ 6-10 tiêu chí
|
Xã
|
|
|
|
|
Số xã đạt từ 11-15 tiêu chí
|
Xã
|
|
|
|
|
Số xã đạt từ 16-19 tiêu chí
|
Xã
|
|
|
|
|
Lao động và việc làm
|
|
|
|
|
|
- Số người trong độ tuổi lao động
|
Người
|
|
|
|
|
- Tổng
số người có việc làm
|
Người
|
|
|
|
|
- Số lao động được dạy nghề
|
Người
|
|
|
|
|
- Số lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài
|
Người
|
|
|
|
|
Giáo dục đào tạo
|
|
|
|
|
|
Tổng số học sinh phổ thông đầu năm
học (cả mẫu giáo, tiểu học, THCS, PTTH)
|
Nghìn
Học sinh
|
|
|
|
|
Số trường mẫu giáo
|
Trường
|
|
|
|
|
Số trường tiểu
học
|
Trường
|
|
|
|
|
Số trường trung học cơ sở
|
Trường
|
|
|
|
|
Số trường trung học phổ thông
|
Trường
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu
giáo
|
%
|
|
|
|
|
Tỷ lệ học sinh
đi học tiểu học đúng tuổi
|
%
|
|
|
|
|
Tỷ lệ phổ
cập trung học cơ sở
|
%
|
|
|
|
|
Tỷ lệ người mù chữ
|
%
|
|
|
|
|
Y tế
|
|
|
|
|
|
Số giường bệnh/vạn Dân
|
Giường
|
|
|
|
|
Số bác sĩ/vạn Dân
|
Bác sĩ
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trạm y tế
xã có bác sĩ
|
%
|
|
|
|
|
Tỷ lệ tử vong
của trẻ sơ sinh
|
%
|
|
|
|
|
Tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
|
%
|
|
|
|
|
Các chỉ tiêu
khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|