BỘ Y TẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4024 /BYT-KH-TC
V/v: góp ý dự thảo Luật Quy
hoạch
|
Hà Nội,
ngày 11 tháng 6 năm 2015
|
Kính
gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Y tế nhận được văn bản số
910/BKHĐT-QLQH ngày 12/2/2015 về việc góp ý dự thảo Luật Quy hoạch. Bộ Y tế có
ý kiến như sau:
I. Về việc thực hiện công tác
Quy hoạch trong ngành y tế:
A. Hệ thống hóa hệ thống Quy hoạch
của Ngành y tế:
Theo quy định hiện hành, Bộ Y tế
đã trình, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch sau đây:
1. Quy hoạch thực hiện theo Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số
92/2006/NĐ-CP) và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006:
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 phê duyệt tại
Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay
Bộ Y tế đang trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển
Ngành y tế thay thế Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg).
- Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020 phê duyệt tại Quyết định 30/2008/QĐ-TTg
ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quy hoạch tổng thể phát triển dược
liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (đã được phê duyệt tại Quyết định
số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Hệ thống quy hoạch chuyên
ngành:
a. Về Khám, chữa bệnh:
+ Quy hoạch mạng lưới khám bệnh,
chữa bệnh (KBCB) theo Luật KBCB (tiết 4 điều 82 Luật KBCB quy định thẩm quyền
phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt quy
hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của địa phương theo đề
nghị của Giám đốc Sở Y tế.
+ Các quy hoạch thực hiện theo Luật
KBCB do Bộ Y tế phê duyệt gồm:
- Quy hoạch phát triển mạng lưới
phòng, chống lao và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020 (phê duyệt tại
Quyết định số 2537/QĐ-BYT ngày 5/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Các quy hoạch mạng lưới KCB
chuyên ngành khác đang xây dựng (đột quỵ, huyết học truyền máu, sản nhi…).
- Quy hoạch mạng lưới phòng chống
ung thư giai đoạn 2009-2020 (phê duyệt tại Quyết định số 4595/QĐ-BYT ngày
21/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
- Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng
dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1958/QĐ-TTg ngày 04/11/2011 (thực hiện nhiệm vụ quy hoạch nêu tại Quyết
định 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ứng
dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020).
b. Về Lĩnh vực Dược:
+ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày
14/6/2015 quy định: Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về địa bàn được mở cơ sở bán lẻ
thuốc theo các hình thức quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và tủ
thuốc của trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng đội ngũ
cán bộ y tế và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong từng giai đoạn.
+ Theo Kế hoạch triển khai thực hiện
Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng
Chính phủ" (Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Y
tế):
- Định hướng quy hoạch phát triển
công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Định hướng quy hoạch phát triển
hệ thống phân phối thuốc giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Văn bản hướng dẫn tổ chức và quy
hoạch phát triển các trung tâm phân phối thuốc hiện đại tại các vùng kinh tế xã
hội.
- Dự án xây dựng 05 trung tâm phân
phối thuốc tại miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Định hướng quy hoạch các Trung
tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc (BA/BE)
cần cho nhu cầu thị trường….
c. Lĩnh vực Giám định pháp y
tâm thần:
- Luật Giám định tư pháp số
13/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
- Quy hoạch mạng lưới các tổ chức
pháp y tâm thần đến năm 2020 (QĐ số 5151/QĐ-BYT ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ
Y tế).
d. Lĩnh vực Đào tạo, nhân lực y
tế:
- Quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011- 2020 (có nội dung phát triển nhân lực y tế) phê duyệt theo
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quy hoạch trường đại học, cao đẳng
y tế: thực hiện theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 về việc điều
chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020.
- Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày
16/3/2012 phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020.
e. Môi trường y tế:
- Quy hoạch tổng thể hệ thống xử
lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 phê duyệt tại quyết định số
170/QĐ-TTg ngày 8/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
f. An toàn vệ sinh thực phẩm:
- Điều 62 Luật An
toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 quy định: Bộ Y tế chủ trì
xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện
chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh đến năm 2015 (có các nội dung quy hoạch).
g. Y dược học cổ truyền
- Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày
30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về
phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020 (có các nội dung có tính quy
hoạch).
- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày
11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ
thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014- 2025.
h) Bảo hiểm y tế:
- Quy hoạch tổng thể phát triển bảo
hiểm y tế (theo điều 6 Luật Bảo hiểm số 25/2008/QH12 ngày
14/11/2008).
3. Các địa phương: UBND tỉnh phê
duyệt:
- Quy hoạch tổng thể phát triển sự
nghiệp y tế địa phương.
- Quy hoạch mạng lưới y tế địa
phương.
4. Các đơn vị của Bộ Y tế:
- Quy hoạch tổng thể phát triển của
đơn vị do Bộ Y tế phê duyệt.
B. Đánh giá chung:
1. Mặt được:
- Tuân thủ quy định về quy hoạch.
Các quy hoạch là công cụ để thực hiện công tác quản lý nhà nước và đầu tư.
- Một số dự án xuất phát từ thực
tiễn - không có quy hoạch đi trước, sau đều được chỉ đạo bổ sung quy hoạch.
2. Mặt còn hạn chế:
a. Chất lượng quy hoạch:
- Chưa chú ý đến phân bố theo
không gian (không có bản đồ quy hoạch kèm theo).
- Thẩm quyền: Bộ Y tế ban hành văn
bản phê duyệt theo quyết định- áp dụng ở các địa phương.
- Nội dung các quy hoạch mang tính
chất định hướng phát triển- không kèm yêu cầu về nguồn vốn và phân bố.
- Nhiều quy hoạch, Luật chuyên
ngành có quy định về quy hoạch.
- Còn chồng chéo khái niệm giữa:
Chiến lược, Quy hoạch phát triển, Quy hoạch; Kế hoạch tổng thể, Kế hoạch phát
triển.
b. Số lượng quy hoạch:
- Số lượng quy hoạch nhiều; nhiều
cấp lập Quy hoạch.
- Các nội dung có tính quy hoạch nằm
ở nhiều văn bản khác nhau (Luật, Nghị định, Đề án, Chương trình/Kế hoạch hành động).
c. Trình tự lập quy hoạch chưa thống
nhất, các quy hoạch chuyên ngành đều do Vụ, Cục chuyên ngành lập. Chưa có kiểm
tra, đánh giá, chế tài đối với thực hiện Quy hoạch.
d. Kinh phí đảm bảo thực hiện Quy
hoạch: thường không có tính toán nguồn vốn thực hiện mà phụ thuộc vào các Dự
án hoặc Đề án cụ thể.
e. Về theo dõi thực hiện quy hoạch:
Chưa được theo dõi, giám sát chặt chẽ nên kết quả thực hiện quy hoạch chưa cao.
II. Một số góp ý dự thảo Luật
Quy hoạch:
1. Bộ Y tế đánh giá cao quan điểm
xây dựng Luật Quy hoạch và về cơ bản đồng tình với Dự thảo Luật kèm theo Báo
cáo thuyết minh.
2. Một số góp ý cụ thể:
- Về cơ bản, bố cục của Dự án Luật
đã bảo đảm tính logic về hình thức nhưng về mặt nội dung chưa thực sự logic, cụ
thể:
+ Chương I là chương quy định
chung theo đó các quy định tại chương này cần phải bao quát và xuyên suốt nội
dung dự án Luật. Tuy nhiên, trong nội dung của Chương I hiện đang có một số nội
dung thuộc các chương khác như nội dung quy định về đánh giá môi trường chiến
lược trong luật quy hoạch là một trong các hoạt động của tổ chức lập quy hoạch
hay quy định về hệ thống quy hoạch về bản chất là các hình thức quy hoạch (theo
Bộ Y tế nội dung này thuộc về Chương II về Lập quy hoạch).
- Về nội dung Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh:
+ Đề nghị nêu rõ Luật này quy định
về loại hình, trình tự, thẩm quyền, yêu cầu và các hoạt động liên quan đến Quy
hoạch. Bên cạnh đó, Điều 7 quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch và nội dung của điều này được cụ thể hóa tại các Chương II và III. Do đây
là một trong các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, vì vậy đề nghị được
chỉnh lý đưa vào nội dung của Điều 1.
+ Các quy định phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật
hiện đang vừa quy định mang tính chung lại vừa có quy định mang tính cụ thể. Do
vậy, đề nghị cân nhắc thiết kế theo hướng liệt kê nội dung được quy định trong
Dự án Luật.
+ Đề nghị làm rõ Quy hoạch sẽ áp dụng cho lĩnh vực
đầu tư công (hoặc các hoạt động kinh tế - xã hội bắt buộc phải có quy hoạch),
còn các lĩnh vực khác hoạt động theo kinh tế thị trường và/hoặc kinh doanh có
điều kiện.
- Về thuật ngữ: Bộ Y tế thống nhất cần có giải
thích thuật ngữ Quy hoạch để hiểu nhất quán trong Luật. Tuy nhiên, dự thảo nêu:
“Quy hoạch là định hướng sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh
tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
hữu hạn của đất nước…” (tiết 1, Điều 4, dự thảo). Từ “hoạt động” có nghĩa hơi hẹp,
đề nghị nghiên cứu có các từ có nghĩa phổ quát hơn như “hoạt động, lĩnh vực, cơ
sở”.
- Để tránh khuynh hướng có quá nhiều quy hoạch,
Luật cần nêu các hoạt động, lĩnh vực, cơ sở… nào cần có quy hoạch và thẩm quyền
quyết định chủ trương lập quy hoạch. Các loại quy hoạch: quốc gia, vùng, cấp tỉnh,
ngành quốc gia mới chỉ dựa trên cấp quản lý và khu vực ảnh hưởng nhưng dễ hiểu
lầm: đề nghị chỉ rõ Quy hoạch nào là quốc gia; tránh trường hợp lạm dụng đặt ra
quy hoạch.
- Điều 5 quy định về các nguyên tắc cơ bản của
Quy hoạch, tuy nhiên các nguyên tắc này chưa được thể hiện trong các quy định về
lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch.
- Về thời kỳ quy hoạch (Điều 7): Thời kỳ quy hoạch
cần ổn định, tránh việc quy hoạch sau xóa bỏ quy hoạch trước. Do vậy, quy hoạch
cần có tầm nhìn dài hạn nhưng tối thiểu không dưới 10 năm. Luật nên yêu cầu định
kỳ hoặc đột xuất cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy trình để phù hợp thực
tiễn.
- Đề nghị nêu rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
Cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện Quy hoạch.
- Về công khai quy hoạch: cần quy định rõ việc
công khai các Quy hoạch ngay từ khi lập đồ án quy hoạch, nhất là các quy hoạch
có tác động đến kinh tế - xã hội như: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng
để nhân dân có ý kiến, tham gia giám sát việc tuân thủ quy hoạch.
- Góp ý Điều 64: Đề nghị Ban soạn thảo nên bỏ vì
sẽ phải lập các chương trình phát triển theo quy hoạch theo tên đã định danh.
- Điều 68 về điều khoản chuyển tiếp: Luật về Quy
hoạch này không phủ định các Quy hoạch đã lập nhưng cần quy định việc xem xét,
rà soát, phê duyệt lại hoặc tích hợp trong quy hoạch chung lớn hơn.
- Đề nghị bổ sung phụ lục 1 một số danh mục, điều
khoản liên quan đến Y tế sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.
- Đề nghị Quy định rõ các Bộ, UBND các tỉnh phải
chỉ định rõ cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch.
- Dự án Luật có quy định về việc phải có ý kiến
của các Bộ, ngành trước khai phê duyệt Quy hoạch cấp tỉnh nhưng chưa có quy định
liên quan đến cơ chế giải quyết trong các trường hợp sau:
+ Nếu các Bộ không nhất trí với quy hoạch cấp tỉnh
nhưng tỉnh vẫn muốn giữa quy hoạch theo chủ trương phát triển của địa phương
thì sẽ giải quyết như thế nào?
+ Nếu quy hoạch cấp tỉnh được phê duyệt trước
khi có quy hoạch ngành hoặc vùng thì cơ chế giải quyết các vấn đề không đồng nhất
giữa các quy hoạch sẽ được thực hiện như thế nào (theo quy định về điều chỉnh
quy hoạch thì việc rà soát, điều chỉnh được thực hiện theo định kỳ 5 năm nhưng
không có quy định cho phép điều chỉnh ngay sau có sự thay đổi). Bên cạnh đó,
khoản 4 Điều 34 Dự án Luật cũng chỉ cho phép điều chỉnh khi có sự điều chỉnh
quy hoạch ở cấp cao hơn chứ không đề cập đến điều chỉnh quy hoạch khi chưa có sự
thống nhất với quy hoạch cấp cao hơn hơn mới ban hành.
III. Về đề xuất của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về hướng giải quyết các quy hoạch thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y
tế sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực (nêu tại cuộc họp của Bộ KHĐT và Bộ Y
tế ngày 21/5/2015):
Nhất trí hướng tích hợp các quy hoạch. Tại cấp độ
Ngành, nhất trí hướng đề nghị hợp nhất Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y
tế Việt Nam, Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh và các quy hoạch mạng lưới KCB
chuyên ngành. Tuy nhiên tên gọi theo dự kiến ”Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng
y tế quốc gia” chưa thực sự phù hợp. Bộ Y tế đề nghị giữ tên gọi Quy hoạch tổng
thể phát triển và mạng lưới hệ thống y tế Việt Nam.
Đối với tuyến tỉnh: Đề nghị gọi là chung Quy hoạch
mạng lưới y tế địa phương. Quy hoạch này phải phù hợp với Chiến lược công tác bảo
vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân; Quy hoạch tổng thể phát triển và mạng
lưới hệ thống y tế Việt Nam.
Đối với quy hoạch tổng thể phát triển BHYT: nhất
trí hướng không lập quy hoạch tổng thể và thực hiện theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.
Đối với các quy hoạch sản phẩm, loại hình dựa
trên quy luật cung- cầu, quy luật giá trị và cạnh tranh, nhà nước không nên lập
quy hoạch và quản lý bằng điều kiện, tiêu chuẩn.
Trên đây là ý kiến của Bộ Y tế, đề
nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn chỉnh Dự án Luật./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, VPB; TTrB;
- Lưu: VT, KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Viết Tiến
|