Công văn 40/UBDT-DTTS năm 2018 về hướng dẫn ghi mục dân tộc trên sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và tờ khai căn cước công dân do Ủy ban Dân tộc ban hành
Số hiệu | 40/UBDT-DTTS |
Ngày ban hành | 16/01/2018 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/2018 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Dân tộc |
Người ký | Nguyễn Thị Tư |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/UBDT-DTTS |
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: |
Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư
trú và Dữ liệu quốc gia về dân cư, |
Phúc đáp Công văn số 2013/C72-P3 ngày 06/12/2017 của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và Dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công an về việc đề nghị hướng dẫn ghi mục dân tộc trên sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và Tờ khai căn cước công dân. Sau khi nghiên cứu nội dung công văn, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:
1. Việc ghi mục dân tộc trên sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân và tờ khai căn cước công dân cần thực hiện theo Danh mục các dân tộc Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979). Đối với các khó khăn, vướng mắc về việc ghi tên thành phần dân tộc trên các giấy tờ tùy thân của công dân, trước đây Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và Dữ liệu quốc gia về dân cư đã trao đổi tại công văn số 826/C72-P3 ngày 12/7/2016, trong đó có đề xuất cách ghi tên thành phần dân tộc là: ghi tên dân tộc trước, sau đóng mở ngoặc ghi tên nhóm nhỏ hoặc tên gọi khác. Để giải quyết kịp thời nhiệm vụ cấp bách trong cấp giấy tờ tùy thân cho công dân, Ủy ban Dân tộc đã nhất trí với đề xuất trên. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hiện nay lại phát sinh các vướng mắc mới, Ủy ban Dân tộc thấy rằng để đảm bảo cho tính pháp lý và quyền lợi của công dân và giải quyết các vướng mắc trước mắt Cục C72, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nên nghiên cứu ghi mục dân tộc theo như đề xuất tại Công văn số 2013/C72-P3 ngày 06/12/2017 là ghi tên nhóm nhỏ hoặc tên gọi khác trước, sau đóng mở ngoặc ghi tên chính thức của dân tộc ví dụ: Pa-co (Ta-ôi) ở một số địa bàn còn có vướng mắc về tên gọi dân tộc, nếu sau một thời gian không còn phản ứng phát sinh thì hướng dẫn triển khai trên toàn quốc. Đồng thời khi triển khai cấp các giấy tờ tùy thân cho người dân, đề nghị Bộ Công an chỉ đạo giải thích cho công dân biết việc để công nhận một dân tộc cần phải có thời gian, đảm bảo tính chính trị, tính pháp lý đầy đủ và phải được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Việc tham mưu cho cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ban hành văn bản bổ sung, sửa đổi Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục Thống kê về ban hành “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam”, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan đang tiếp tục nghiên cứu, thực hiện; hy vọng sẽ sớm có kết quả và được cấp có thẩm quyền công nhận để phục vụ cho việc xác định danh mục các dân tộc cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Ủy ban Dân tộc kính gửi Quý cơ quan tham khảo, tổng hợp./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |