Công văn 3911/BNV-CQĐP năm 2017 về thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 3911/BNV-CQĐP
Ngày ban hành 25/07/2017
Ngày có hiệu lực 25/07/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3911/BNV-CQĐP
V/v thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2017

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với đạo tỉnh Lạng Sơn (Văn bản số 141/TB-VPCP ngày 16/3/2017 của Văn phòng Chính phủ) trong đó giao Bộ Nội vụ “Nghiên cứu đề xuất một số quy định về chuẩn cán bộ so với thực tế hiện nay (quy chuẩn về trình độ văn hoá đối với cán bộ đoàn thể là Tiểu học trở lên hay quy định chuẩn về chuyên môn đối với cán bộ chủ chốt và cán bộ đoàn thể chỉ được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn là thấp so với tình hình thực tế hiện nay), báo cáo Thủ tướng Chính phủ”. Bộ Nội vụ báo cáo như sau:

1. Các quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã

Trên cơ sở Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã; phường, thị trấn. Cán bộ, công chức cấp xã phải bảo đảm tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định, theo đó tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương quy định; Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và tiêu chuẩn của công chức cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, ngày 16/01/2004, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV). Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV đã quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với tất cả các chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Năm 2008, Luật cán bộ, công chức được ban hành thay thế Pháp lệnh cán bộ, công chức. Căn cứ Luật cán bộ, công chức Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP). Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2011/NĐ-CP các chức danh công chức cấp xã không áp dụng theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV mà áp dụng quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 06/2012/TT-BNV). Tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ cấp xã vẫn được áp dụng theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, theo đó, ngoài tiêu chuẩn cụ thể về tuổi đời, trình độ lý luận chính trị thì tiêu chuẩn cụ thể về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ đối với các chức danh cán bộ cấp xã được quy định như sau:

- Đối với 06 chức vụ người đứng đu và cấp phó người đứng đu của tổ chức Đảng, HĐND và UBND cấp xã (gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chi y; Thường trực đảng ủy xã, phường, thị trấn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND):

+ Về trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Về chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên, nếu tham gia giữ chức vụ ln đu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.

- Đối với 5 chức vụ người đứng đầu ở các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (gồm: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cu chiến binh Việt Nam):

+ Về trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi.

+ Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Từ khi Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV cho tới Thông tư số 06/2012/TT-BNV được ban hành và triển khai thực hiện, các địa phương đã có cơ sở pháp luật để chủ động, tích cực thực hiện công tác quy hoạch, bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bi dưỡng, xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ cấp xã. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên so với trước, tỷ lệ cán bộ cấp xã đạt chuẩn yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ nói riêng và chuẩn hóa cán bộ cấp xã nói chung theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV đạt tỷ lệ cao, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý ở chính quyền cơ sở. Cụ thể, so sánh thời điểm năm 2003 đến thời điểm năm 2014, chức danh Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND có trình độ học vấn Trung học cơ sở giảm từ 27,1% xuống còn 12,6%, trình độ Trung học phổ thông tăng từ 72,9% lên 86,05%, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm mạnh từ 80,2% xuống còn 26,62%, tương ứng là trình độ cao đẳng và đại học tăng từ 19,8% lên 73,4%. Tương tự, đối với chức danh Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND cấp xã có trình độ Trung học cơ sở trở xuống giảm từ 23,9% xuống còn 6,4%, trình độ Trung học phổ thông tăng từ 76% lên 93,6%, về chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm từ 71,9% xuống còn 11,6%, ngược lại trung cấp và đại học tăng mạnh từ 28,1% lên 88,44%. Số lượng cán bộ cấp xã có trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ thấp hiện nay tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…([1])

2. Thực trạng về tiêu chuẩn đối với cán bộ cấp xã

Theo thống kê của Bộ Nội vụ tại thời điểm đầu năm 2015, trên bình diện chung cả nước, tỷ lệ cán bộ cấp xã có trình độ văn hóa tiu học là 1,2%, THCS là 11,9 %, THPT là 86,9%, so với tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh thì có khoảng 10% chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ văn hóa theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ sơ cấp và chưa qua bồi dưỡng chiếm 26%, trung cấp là 38,3%, cao đẳng 4,5%, đại học 30,7% và trên đại học là 0,5%. Vẫn còn một tỷ lệ khá cao cán bộ cấp xã còn ở trình độ sơ cấp và chưa qua bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung chủ yếu ở các chức danh trưởng các tổ chức chính trị đoàn thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất như Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (62,2%), Chủ tịch Hội Nông dân (39,4%), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (35,0%), Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (26,6%), Chủ tịch Hội đồng nhân dân (32,8%)...[2]

Như vậy, mặc dù chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên nhưng đến nay, tiêu chuẩn cụ thể đối với 11 chức danh cán bộ cấp xã vẫn đang tiếp tục được áp dụng theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV đã không phù hợp với thực tiễn và Luật cán bộ, công chức năm 2008, thậm chí một số cán bộ cấp xã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quy định nhưng thực tiễn chưa đáp ứng được chức trách, nhiệm vụ của chức danh nắm giữ; chuẩn hóa về chng chỉ, bằng cấp mà chưa có chuyn hóa tương xứng về chất lượng, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới đã được Đảng và Nhà nước đặt ra.

Khảo sát tại một số địa phương cho thấy một số ý kiến đề nghị cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã thông qua nâng tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cấp xã lên cao hơn để đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở cơ sở trong điều kiện CNH-HĐH và hội nhập khu vực và quốc tế. Việc quy định tiêu chuẩn về văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cao hơn cũng đồng thời làm cơ sở pháp lý cho địa phương có điều kiện tinh giản, có cơ chế phù hp đảm bảo hài hòa lợi ích nhằm khuyến khích những cán bộ cấp xã không còn khả năng cử đi tái đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ thôi đảm nhiệm chức vụ để thu hút bổ sung nguồn nhân lực trẻ, có trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cao hơn đang sẵn có tại địa phương hiện nay vào nn công vụ.

3. Phương hướng, giải pháp

- Sau khi có ý kiến chỉ đạo và thống nhất của Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã trình Bộ Chính trị Đề án Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Đề án này nếu được thông qua, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai nội dung của Đề án.

- Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Trong năm 2018, Bộ Nội vụ sẽ đưa nhiệm vụ sửa đổi Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV vào Chương trình công tác năm Bộ, trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc triển khai thi hành Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV từ các địa phương, theo hướng:

+ Cụ thể hoá hơn nữa tiêu chun chung của cán bộ cấp xã phù hợp với các quy định hiện hành

+ Nâng tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ cấp xã theo từng đối tượng, từng loại hình đơn vị hành chính để có tính đặc thù vùng miền, đô thị và nông thôn.

+ Quy định tiêu chuẩn “sàn”, không quy định mức “trần”, để khuyến khích các địa phương chủ động nâng cao chất lượng cán bộ.

Trên đây là Báo cáo của Bộ Nội vụ về kiến nghị, đề xuất của tỉnh Lạng Sơn theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình.

Bộ Nội vụ kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Trương Hoà Bình (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân (để b/c);
- Thứ trưởng Trần Anh Tuấn;
- UBND tỉnh Lạng S
ơn;
- Lưu: VT, CQĐP (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Anh Tuấn

[...]