Công văn 368/BXD-KTXD về xử lý kiến nghị của địa phương tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 03/01/2023 do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 368/BXD-KTXD
Ngày ban hành 07/02/2023
Ngày có hiệu lực 07/02/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Thanh Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 368/BXD-KTXD
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 03/01/2023

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp;
- Văn phòng Chính phủ.

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 392/VPCP-QHĐP ngày 19/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý kiến nghị của các địa phương tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 03/01/2023. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến đối với kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp như sau:

Sự kiện bất khả kháng đã được quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự[1], khoản 2 Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng[2]. Theo đó, việc xem xét biến động giá làm tăng trên 10% giá hợp đồng là bất khả kháng hay không cần căn cứ quy định trên để đánh giá xem xét cụ thể đối với từng trường hợp.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu, thực hiện theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Cục KTXD (BTB).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Nghị

 



[1] “1. Sự kiện bất khả khảng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.”

[2] “2. Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.”