Kính
gửi: Công ty TNHH YSE Việt Nam
(Địa chỉ: P403, tầng 4 Tòa nhà Ocean Park số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội; Mã số thuế: 0107712634)
Trả lời văn bản
đề ngày 01/01/2021 của Công ty TNHH YSE Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Công ty”) về việc đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử khi đang sử dụng hóa đơn mua của
cơ quan thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều
59 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính
phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Quy định hiệu lực thi hành:
“1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến
khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về
hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa
đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của
Chính phủ quy định về
hóa đơn bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính
phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi
hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.
3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều
35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01
tháng 11 năm 2020.
…”
- Căn cứ Điều 35 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về hiệu lực thi hành.
- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC
ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn hướng dẫn về khởi
tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử khi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 2 Điều 4 hướng dẫn như
sau:
“2. Điều kiện của tổ chức khởi tạo
hóa đơn
Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi
chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện, và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan
thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
b) Có địa điểm, các đường truyền tải
thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ
hóa đơn điện tử;
c) Có
đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương
xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử
dụng hóa đơn điện tử theo quy định;
d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
đ) Có phần mềm bán hàng hóa, dịch
vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn.
e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu,
khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống
lưu trữ dữ liệu;
- Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố:
đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật
mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.”
+ Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 hướng dẫn
như sau:
“1. Khởi
tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy đủ
các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu
hóa đơn, định dạng truyền - nhận và lưu trữ hóa đơn
trước khi bán hàng hóa, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung
cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các
bên theo quy định của pháp luật.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử
trước khi khởi tạo hóa đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử gửi
cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và
chịu trách nhiệm về quyết định này (theo Mẫu số 1
Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử
gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên hệ thống thiết bị (tên các
phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để
khởi tạo, lập hóa đơn điện tử.
Phương tiện điện tử là phương tiện
hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn
không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
- Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà
cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hóa đơn điện tử, phần mềm ứng
dụng;
- Quy trình khởi tạo, lập, luân
chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
- Trách nhiệm của từng bộ phận trực
thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân
chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả
trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
2. Phát hành hóa đơn điện tử
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử,
tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi
cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành
hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm
theo Thông tư này) gồm các nội dung: tên đơn vị phát hành hóa đơn điện tử, mã số
thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn,ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), ngày lập
Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện
theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức
phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng
thông tin điện tử của cơ quan thuế).
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải gửi thông báo phát hành
hóa đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó
nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức,
khởi tạo hóa đơn điện tử thực hiện thông báo phát
hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.
Tổ chức
khởi tạo hóa đơn điện tử phải ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người
mua) đến cơ quan thuế theo đường điện tử.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
(không bao gồm hóa đơn điện tử mẫu) phải niêm yết tại
trụ sở tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức
khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời gian sử dụng hóa đơn điện tử.”
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 1 Điều 11 hướng dẫn như
sau:
“Điều 11. Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế
1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho
các đối tượng sau:
a) Tổ
chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động
kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức
không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh
doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng
không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh
doanh chuyên ngành khác.
b) Hộ, cá nhân kinh doanh;
c) Tổ
chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ
lệ % nhân với doanh thu.
d) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa
đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
đ) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa
đơn tự in, đặt in có
hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Doanh nghiệp hướng dẫn tại điểm d, đ khoản này mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng.
Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế
của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc,
cơ quan thuế có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp
tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này)”.
+ Tại điểm b Khoản 2 Điều 12 hướng dẫn
như sau:
“…
Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng
mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang tự tạo hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện
tử để sử dụng thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa
đơn tự tạo theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư
này.”
+ Tại điểm c Khoản 1 Điều 21 hướng dẫn
như sau:
“c) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì
tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn theo hướng dẫn tại
Điều 29 Thông tư này.”
+ Tại Điều 27 (được sửa đổi tại Khoản
4 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) hướng dẫn
như sau:
“Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
(trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có
trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng
hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp
chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm
nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng
hóa đơn sử dụng bằng không (=0)
Riêng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn
tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại
rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
…”
Căn cứ các quy định trên, Nghị định số
123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/7/2022; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ
quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu
lực thi hành đến ngày 30/6/2022.
Trường hợp Công ty đã sử dụng hóa đơn
mua của cơ quan thuế từ tháng 01/2017 (đến nay đã hết hạn 12 tháng), nếu Công
ty đáp ứng các điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử theo quy định tại
Khoản 2 Điều 4, Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ
Tài chính thì được sử dụng hóa đơn điện tử. Trước khi sử dụng đề nghị Công ty
thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo quy định tại Khoản 2 Điều 7
Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Công ty phải dừng sử dụng hóa đơn mua
của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử và thực hiện hủy
hóa đơn mua của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng theo quy định tại Thông tư
số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Công ty có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng từ ngày đầu tháng đến hết ngày dừng
sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế và chuyển sang nộp Báo cáo tình hình sử dụng
hóa đơn theo quý cho cơ quan thuế kể từ ngày kế tiếp theo quy định tại Điều 27
Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên.
Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác của việc khởi tạo, lập
và sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
Trong quá trình thực hiện chính sách
thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo
các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn
hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công TNHH
YSE Việt Nam được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TTKT2;
- Website Cục Thuế;
- Lưu: VT,TTHT(2b).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|