Công văn 3378/BTP-PLQT năm 2018 về ủy thác tư pháp về dân sự đi một số nước do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 3378/BTP-PLQT
Ngày ban hành 10/09/2018
Ngày có hiệu lực 10/09/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Bạch Quốc An
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3378/BTP-PLQT
V/v ủy thác tư pháp về dân sự đi một số nước

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2018

 

Kính gửi:

- Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự);
- Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Hợp tác quốc tế).

Bộ Tư pháp đã có Công văn số 2368/BTP-PLQT ngày 10/7/2017 hướng dẫn thực hiện một số quy định về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự ra nước ngoài gửi các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp (Công văn số 2368/BTP- PLQT). Qua hoạt động thực tiễn và trao đổi với các Cơ quan trung ương của các quốc gia thành viên Công ước La hay về Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước Tống đạt), Bộ Tư pháp nhận thấy có một số bất cập, hạn chế trong hoạt động này liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Quý Cơ quan. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Quý Cơ quan thông báo và hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện các quy định pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Công văn số 2368/BTP-PLQT và một số nội dung cụ thể như sau:

1. Về việc thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ đối với công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài qua kênh ngoại giao

Thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp đã chuyển một số hồ sơ thu thập chứng cứ đối với công dân Việt Nam đang cư trú tại quốc gia không có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp với Việt Nam qua kênh ngoại giao. Tuy nhiên, qua theo dõi kết quả do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả về, Bộ Tư pháp nhận thấy thay vì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thực hiện thu thập chứng cứ, các cơ quan đại diện Việt Nam (như tại Hoa kỳ) đã gửi thông báo yêu cầu đương sự đến nhận giấy tờ và niêm yết các giấy tờ tại trụ sở cơ quan đại diện khi đương sự không có phản hồi, tương tự như việc thực hiện tống đạt giấy tờ đã áp dụng đối với công dân Việt Nam. Việc thực hiện theo phương thức nêu trên không phải là thực hiện ủy thác tư pháp theo kênh ngoại giao đã được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (khoản 1 Điều 475). Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đúng công việc ủy thác tư pháp theo yêu cầu.

2. Về yêu cầu niêm yết các văn bản của tòa án tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

Theo quy định tại khoản 3 Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp các phương thức tống đạt văn bản của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài theo khoản 1 Điều 474 không có kết quả, Tòa án yêu cầu niêm yết văn bản tại trụ sở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và đăng trên cổng thông tin điện tử của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp này, Tòa án gửi trực tiếp văn bản yêu cầu cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không cần thông qua Bộ Tư pháp hay Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, nhiều tòa án vẫn gửi văn bản cho Bộ Tư pháp đề nghị thực hiện công việc nêu trên nên Bộ Tư pháp phải hướng dẫn và trả lại yêu cầu. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thống nhất các tòa án địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quy định này.

3. Về việc ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ đi các quốc gia là thành viên của Công ước Tống đạt

Để tránh hồ sơ ủy thác tống đạt giấy tờ bị Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trả lại do bản dịch không đúng mẫu của Công ước Tống đạt, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan có thẩm quyền lập văn bản ủy thác tư pháp gửi Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu 02B song ngữ Việt -Anh kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Thông tư liên tịch số 12) đối với tất cả các quốc gia là thành viên của Công ước Tống đạt. Khi đã sử dụng mẫu song ngữ Việt- Anh (phần điền thêm cũng lập song ngữ Việt- Anh) thì không cần bản dịch của mẫu 2B sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước được yêu cầu.

Lưu ý: Riêng giấy tờ cần được tống đạt kèm theo văn bản ủy thác tư pháp này phải dịch sang ngôn ngữ của nước được yêu cầu.

4. Về việc ủy thác tư pháp đi Hoa Kỳ

1.1 Đối với ủy thác tống đạt giấy tờ

Chi phí 95 USD trả cho công ty ABC Legal áp dụng đối với 1 yêu cầu cho 1 đương sự tại 1 địa chỉ. Tại Hoa Kỳ, hồ sơ phải được tống đạt riêng cho từng người. Vì vậy, trường hợp có nhiều đương sự tại một địa chỉ thì phải lập riêng hồ sơ và đóng chi phí 95 USD cho từng đương sự.

Hoa Kỳ không tống đạt các giấy tờ của tòa án nước ngoài trong đó có nội dung đề nghị đương sự hoặc người làm chứng tự cung cấp lời khai theo các câu hỏi của tòa án hoặc cung cấp tài liệu để giải quyết vụ việc tại tòa án. Do vậy, hồ sơ yêu cầu tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ phải lập riêng hồ sơ.

1.2 Đối với ủy thác thu thập chứng cứ

Hiện nay, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có điều ước quốc tế về thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự. Vì vậy, việc thu thập chứng cứ được thực hiện qua kênh ngoại giao. Một số nội dung cần lưu ý như sau:

- Đối với Công hàm ngoại giao do Cơ quan đại diện của Việt Nam ở Hoa Kỳ lập:

+ Gửi đến Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ là

Judicial Assistance Officer

U.S Department of State

Office of Legal Affairs (CA/OCS/L)

SA-17,10th Floor

2201 C Street, NW

Washington, DC 20522-1710

+ Trong Công hàm ngoại giao cần nêu rõ: Đề nghị chuyển yêu cầu thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự hoặc thương mại tới Văn phòng Tương trợ tư pháp quốc tế thuộc Vụ Dân sự, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để thực hiện (to transmit the request of taking of evidence in a civil or commercial matter to the Office of International Judicial Assistance of Civil Division, the United States Department of Justice for execution).

- Đối với hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ lấy lời khai, văn bản ủy thác tư pháp về dân sự gửi Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ (mẫu 02A kèm theo Thông tư liên tịch số 12) do các cơ quan yêu cầu ủy thác lập phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:

+ Bản dịch tiếng Anh nên sử dụng các từ ngữ có sẵn trong mẫu kèm theo Công văn này

+ Phần Tên cơ quan được ủy thác tư pháp ghi “Văn phòng Tương trợ tư pháp quốc tế, Vụ Dân sự, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ” (tên tiếng Anh: Office of International Judicial Assistance, Civil Division, the United States Department of Justice)

+ Phần Tóm tắt nội dung vụ việc cần trình bày tên của các bên nguyên đơn và bị đơn trong vụ việc, xác định bản chất của vụ việc (ví dụ: tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về hợp đồng...), làm rõ mối liên hệ của chứng cứ cần thu thập với việc giải quyết vụ việc.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ