Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 3228/BNN-BVTV năm 2010 hướng dẫn biện pháp cơ bản phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 3228/BNN-BVTV
Ngày ban hành 05/10/2010
Ngày có hiệu lực 05/10/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Bùi Bá Bổng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3228/BNN-BVTV
V/v: Hướng dẫn một số biện pháp cơ bản phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc TW
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc TW

 

Bệnh lùn sọc đen do rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh, không những gây hại trên lúa mà còn phát sinh, gây hại trên ngô. Từ vụ Đông năm 2009, bệnh đã phát sinh trên ngô tại nhiều tỉnh phía Bắc và Nam Trung bộ. Đến nay, bệnh đang tiếp tục có xu thế lây lan nhanh trên diện rộng tại các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ - Tây Nguyên và có xu hướng lan vào các tỉnh phía Nam. Đây là bệnh hại nguy hiểm, nguy cơ gây hại cao trên ngô, nếu như không có các biện pháp xử lý kịp. Vì vậy, để chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô, bảo vệ sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số biện pháp cơ bản phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại ngô như sau:

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI NGÔ

1. Triệu chứng và tác hại

Cây ngô bị bệnh có biểu hiện chung là cây thấp lùn, lá có màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn hơn.

Từ giai đoạn 5 lá trở đi, cây bị bệnh có u sáp sần sùi trên đốt thân, dọc gân ở mặt sau lá, lá bao bắp; một số cây mọc thêm nhiều chồi phụ; cổ lá và cổ bông cờ sếp xít nhau. Bị bệnh nặng, cây không ra bắp hoặc có bắp nhưng hạt thưa và nhỏ.

2. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại trên ngô là do vi rút gây bệnh lùn sọc đen phương Nam gây ra, vi rút này thuộc nhóm Fijivirus-2 họ Reoviridae

3. Môi giới truyền bệnh và cơ chế lan truyền của bệnh

Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen từ lúa sang ngô và ngược lại. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh.

Rầy lưng trắng sau khi đã nhiễm vi rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Vi rút không truyền qua trứng rầy.

Bệnh không truyền qua hạt giống ngô, không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.

4. Tn tại của bệnh trên đng ruộng

Ngoài lúa và ngô, bệnh lùn sọc đen còn gây hại trên lúa mì, c lồng vực, c chát, c đuôi phụng .... vì các cây này cũng là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn vi rút để rầy lưng trắng truyền sang lúa, ngô. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó.

Rầy lưng trắng mang vi rút có thể sống qua Đông, vi rút vẫn tồn tại trong cơ thể rầy và di chuyển rất xa theo gió, bão để gây bệnh cho lúa, ngô và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ tiếp theo.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN HẠI NGÔ

1. Các biện pháp phòng bệnh

1.1. Vệ sinh đồng ruộng:

Trên những diện tích ngô trồng tại đất lúa và đất bãi gần những ruộng vụ trước đã xuất hiện bệnh trên lúa cần vùi gốc rạ ngay sau khi gặt để diệt lúa chét, lúa tái sinh; dọn sạch c bờ ruộng, mương dẫn nước; tiêu hủy tàn dư thực vật để tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Đối với ngô rẫy, ngô đồi cần phát dọn trước khi trồng.

1.2. Phòng ngừa rầy môi giới truyền bệnh:

- Không làm ngô bầu ở gần những ruộng đang có nguồn bệnh.

- Tăng cường công tác điều tra đồng ruộng, kết hợp với theo dõi bẫy đèn để xác định quy luật và dự báo ry di trú, lấy mẫu xét nghiệm nguồn rầy mang vi rút và có biện pháp phòng trừ môi giới truyền bệnh, đặc biệt khi cây ngô còn non.

- Theo dõi phát hiện, phòng trừ kịp thời môi giới truyền bệnh, đặc biệt trên hoặc gần những diện tích lúa, ngô đã xuất hiện bệnh vụ trước.

1.3. Các biện pháp canh tác:

- Không gieo trồng những giống ngô đã xác định bị bệnh hại nặng, nên sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy hoặc ít nhiễm rầy.

- Đảm bảo mật độ, khoảng cách trồng hợp lý theo quy định của từng loại giống; bón phân cân đối để giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng tính chống chịu của cây ngô đối với dịch hại;

Thực hiện dự phòng ngô trên ruộng để dặm bù những cây bị mất khoảng hoặc bị bệnh khi cây còn nhỏ.

[...]