Công văn 3188/BHXH-CSXH hướng dẫn bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu | 3188/BHXH-CSXH |
Ngày ban hành | 30/07/2010 |
Ngày có hiệu lực | 30/07/2010 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký | Đỗ Thị Xuân Phương |
Lĩnh vực | Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương |
BẢO
HIỂM XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3188/BHXH-CSXH |
Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2010 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP) và Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/05/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH) về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây viết tắt là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số nội dung liên quan đến chế độ chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) để thực hiện như sau:
I. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CHẾ ĐỘ BHXH, BHYT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
1. Đối tượng:
1.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc: Cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã), Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng) thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc và được hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Luật BHYT.
Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã nêu trên đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì không phải đóng BHXH, BHYT.
1.2. Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.
1.3. Đối tượng chỉ tham gia bảo hiểm y tế: Người hoạt động không chuyên trách cấp xã quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư nêu trên.
2. Giải quyết tồn tại về chế độ BHXH đối với cán bộ cấp xã:
2.1. Cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh hưởng sinh hoạt phí và đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ (bao gồm cả thời gian được tính là thời gian đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH) và thời gian đảm nhiệm chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc Ủy ban nhân dân hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 09/1998/NĐ-CP) và đã đóng BHXH theo mức sinh hoạt phí của chức danh này mà chưa hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần (kể cả các trường hợp đã có quyết định nghỉ chờ giải quyết chế độ nhưng chưa gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH) thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thời gian đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP nếu chưa hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần thì được cộng với thời gian đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện để hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH. Thời gian đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ mà chưa hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH một lần thì được cộng với thời gian đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP để hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH. Thời gian đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP không được tính để hưởng chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.2. Đối với những trường hợp đảm nhiệm chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân có trong định biên được phê duyệt và đã được hưởng sinh hoạt phí của chức danh này nhưng chưa đóng BHXH thì được truy nộp tiền đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng BHXH. Thời gian truy nộp BHXH tính từ ngày 01/01/1998 đến ngày Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có hiệu lực thi hành (truy nộp đối với từng trường hợp cụ thể tính theo thời gian thực tế đảm nhiệm chức danh khác có hưởng sinh hoạt phí). Mức truy nộp bằng 15% mức sinh hoạt phí của chức danh đó theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và được Điều chỉnh tương ứng với mức tăng tiền lương tối thiểu chung tại thời Điểm truy nộp (trong đó cán bộ cấp xã đóng 5%, ngân sách nhà nước đóng 10%). Không thực hiện thu tiền lãi số tiền truy nộp do chưa đóng, chậm đóng.
2.3. Thời gian đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP được coi là thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, nếu có thời gian hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thì mức sinh hoạt phí được Điều chỉnh tương ứng với mức tăng tiền lương tối thiểu chung của từng thời kỳ cho đến thời Điểm giải quyết chế độ.
2.4. Trường hợp đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH trước ngày 01/01/2010 thì được giải quyết hưởng lương hưu kể từ 01/01/2010. Từ ngày 01/01/2010 trở đi mới đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH thì giải quyết hưởng lương hưu kể từ khi đủ Điều kiện theo quy định.
Trường hợp đủ Điều kiện được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp tuất hàng tháng từ ngày 01/01/2010 đến trước ngày 01/5/2010 thì mức lương hưu, trợ cấp tuất hàng tháng được Điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ.
2.5. Những đối tượng quy định tại Điểm 2.1 và 2.2 Khoản 2 này:
a) Nếu chết trước ngày 01/01/2010 thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu chung tại thơi Điểm (tháng) cán bộ xã chết.
Trường hợp chưa thực hiện truy đóng BHXH theo quy định tại Điểm 2.2 nêu trên thì vẫn được giải quyết tiền trợ cấp mai táng và không phải thực hiện việc truy nộp tiền đóng BHXH.
b) Nếu chết từ ngày 01/01/2010 trở đi mà chưa đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH thì giải quyết hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Nếu chết từ ngày 01/01/2010 trở đi mà đã đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH nhưng chưa được giải quyết hưởng chế độ hưu trí thì giải quyết hưởng lương hưu từ khi đủ Điều kiện theo quy định của Luật BHXH để chi trả lương cho đến hết tháng cán bộ cấp xã bị chết (trường hợp đã đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH trước ngày 01/01/2010 thì chỉ được giải quyết hưởng lương hưu kể từ ngày 01/01/2010 theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP), sau đó giải quyết chế độ tử tuất theo quy định hiện hành như đối với người hưởng lương hưu chết.
Trường hợp thuộc tiết b, c Điểm này nếu khi chết chưa đóng BHXH thì phải truy nộp BHXH theo quy định tại Điểm 2.2 nêu trên để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH.
2.6. Các trường hợp được tính cộng nối thời gian công tác trước ngày 01/01/1998 với thời gian đã đóng BHXH theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP để hưởng BHXH (bao gồm cả trường hợp đảm nhiệm chức danh khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP được truy đóng BHXH theo Điểm 2.2 nêu trên) thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.
Trường hợp đảm nhiệm chức danh theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP nếu trước ngày 01/01/1998 đã được bố trí đảm nhiệm chức danh này, có trong định biên theo quy định được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, hưởng sinh hoạt phí theo quy định của từng thời kỳ là liên tục công tác cho đến ngày 01/01/1998 tiếp tục đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, thì thời gian đảm nhiệm chức danh trước ngày 01/01/1998 được tính là thời gian đã đóng BHXH. Quy định tại Điểm này chỉ áp dụng đối với người đã nghỉ việc trước ngày 01/01/2010 mà chưa được giải quyết hưởng BHXH và những người đang tham gia BHXH.
2.7. Trường hợp cán bộ cấp xã đã nghỉ việc có Giấy chứng nhận chờ hưởng trợ cấp hàng tháng thuộc đối tượng quy định tại Điểm 8 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH nêu trên mà không thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
2.8. Trường hợp cán bộ cấp xã đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần trước ngày 01/01/2010 thì không áp dụng quy định tại Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH để giải quyết lại.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu:
1. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố: Căn cứ quy định của chính sách BHXH, BHYT, các chính sách khác có liên quan, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH và văn bản hướng dẫn này, thực hiện: