Công văn 315/SCN-KHNV hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 315/SCN-KHNV
Ngày ban hành 09/11/2007
Ngày có hiệu lực 09/11/2007
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký ***
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ CÔNG NGHIỆP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số : 315/SCN-KHNV
V/v hướng dẫn trình tự thủ tục để xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Vĩnh Long, ngày 09 tháng 11 năm 2007

 

Kính gửi: Phòng Công Thương Huyện, Thị

- Căn cứ Thông tư số: 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số: 234/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2007 của UBND Tỉnh về Chương trình phát triển khu, cụm, tuyến công nghiệp và làng nghề.
Sở Công nghiệp hướng dẫn trình tự xét duyệt và công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Giải thích từ ngữ:

1.1 Làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Là một hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một hoặc nhiều ấp (khóm hoặc khu phố) trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có cùng hoạt động sản xuất tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau; sản xuất theo quy mô từng hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất trong ấp (khóm, khu phố hoặc tương đương), phát triển đến mức trở thành thu nhập quan trọng của người dân trong làng.

Tên làng nghề gắn liền với tên của nghề và tên của khóm, ấp (có thể là xã, phường). Nếu khóm, ấp có nhiều nghề thì tên của làng nghề là tên của sản phẩm nghề nổi tiếng nhất hoặc có giá trị sản xuất, thu nhập cao nhất.

1.2. Nghề truyền thống: Là nghề đã hình thành và hoạt động trên 40 năm, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền, sản phẩm mang tính đặc thù riêng của địa phương, sản xuất theo công nghệ truyền thống, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hóa.

1.3. Làng nghề truyền thống: Là khóm, ấp có nghề đã hình thành và hoạt động trên 40 năm, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền, sản phẩm mang tính đặc thù riêng của địa phương, sản xuất theo công nghệ truyền thống, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hóa.

1.4. Làng nghề mới: Là làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

2. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Quy định này áp dụng cho các làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống thuộc các lĩnh vực như sau:

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Sản xuất hàng tiêu dùng.

- Chế biến lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp.

- Dịch vụ công nghiệp.

3. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống:

3.1 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:

- Nghề đã hình thành và hoạt động trên 40 năm, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù riêng của địa phương, sản xuất theo công nghệ truyền thống.

- Nghề gắn với tên của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên của làng nghề.

3.2 Tiêu chí công nhận làng nghề:

- Sản xuất sản phẩm không thuộc ngành nghề cấm, hoạt động sản xuất kinh doanh không vi phạm pháp luật.

- Số hộ đạt từ 30% trở lên trên tổng số hộ trong khóm (ấp) tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Đối với các nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển lâu đời nhưng do đặc điểm sản phẩm mà thường xuyên có ảnh hưởng đến môi trường; nếu người sản xuất và chính quyền địa phương khắc phục tốt, cũng có thể được xét công nhận làng nghề.

3.2 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

[...]