Công văn 31/TY-DT năm 2014 về lưu hành vi rút cúm gia cầm và lở mồm long móng do Cục Thú y ban hành

Số hiệu 31/TY-DT
Ngày ban hành 06/01/2014
Ngày có hiệu lực 06/01/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Thú y
Người ký Đàm Xuân Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/TY-DT
V/v lưu hành vi rút cúm gia cầm và LMLM

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2014

 

Kính gửi:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Đ giúp các địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng (LMLM) trong năm 2014, Cục Thú y thông báo tình hình lưu hành vi rút cúm gia cầm và LMLM năm 2013 và hiệu lực một số loại vắc xin như sau:

I. Đối với bệnh cúm gia cầm

1. Lưu hành vi rút cúm gia cầm H5N1

Về cơ bản, vi rút cúm H5N1 Nhánh 2.3.2.1 lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền Nam; Nhánh 1.1 lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và đã phát hiện 01 trường hợp tại tỉnh Bắc Ninh.

Chi tiết về phân b các typ vi rút lưu hành theo Phụ lục (Bảng 1 và Bản đồ 1).

1.1. Nhánh 2.3.2.1

a) Nhánh vi rút 2.3.2.1, nhóm A

Vi rút lưu hành tại các tỉnh: Cà Mau, Tây Ninh, Long An, TP. Hồ Chí Minh.

b) Nhánh vi rút 2.3.2.1, nhóm B

Vi rút lưu hành tại tỉnh Lạng Sơn.

c) Nhánh vi rút 2.3.2.1, nhóm C

Vi rút lưu hành tại các tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đăk Lăc, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh.

1.2. Nhánh 1.1

Vi rút lưu hành tại các tỉnh: Bắc Ninh, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Tây Ninh, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long.

1.3. Về hiệu lực vắc xin

a) Vắc xin Navet - Vifluvac (Công ty Navetco - Việt Nam):

- Trên gà: Tỷ lệ bảo hộ đạt 80% đối với vi rút H5N1 nhánh 1.1 và 2.3.2.1A (tiêm khi gà từ 21 ngày tui trở lên);

- Trên vịt: Tỷ lệ bảo hộ đạt 90% với nhánh 1.1.

b) Vắc xin H5N1 Re-5 (Trung Quốc):

- Trên gà: Tỷ lệ bảo hộ đạt 90% đối với vi rút H5N1 nhánh 1.1; 100% đối với vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1A; 30% đối với vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1B; 10% đối với vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1C.

- Trên vịt: Tỷ lệ bảo hộ đạt 100% đối với vi rút H5N1 nhánh 1.1; 2.3.2.1A và 2.3.2.1B.

c) Vắc xin H5N1 Re-6 (Trung Quốc):

- Trên gà: Tỷ lệ bảo hộ đạt 50% đối với vi rút H5N1 nhánh 1.1; 100% đối với vi rút H5N1 nhánh 2.3.2.1, 2.3.2.1B và 2.3.2.1C.

- Trên vịt: Tỷ lệ bảo hộ đạt 100% đối với vi rút H5N1 nhánh 1.1; 2.3.2.1A, 2.3.2.1B và 2.3.2.1C.

II. Đối với bệnh lở mồm long móng

1. Lưu hành vi rút LMLM

[...]