VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 308/VPQH-TH
V/v Báo cáo ĐGS của UBTVQH về công tác tuyển
dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 02 năm 2013
|
Kính gửi: Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Nghị quyết số 564/NQ-UBTVQH13 ngày
30/01/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công
tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức";
thực hiện sự chỉ đạo của Đoàn giám sát, Văn phòng Quốc hội trân trọng đề nghị
Quý Cơ quan chuẩn bị báo cáo bằng văn bản (theo Đề cương nội dung báo cáo gửi
kèm công văn.
Báo cáo xin gửi đến Đoàn giám sát của Ủy ban thường
vụ Quốc hội trước ngày 30 tháng 4 năm 2013 (qua Vụ pháp luật, Văn phòng
Quốc hội, 37 Hùng Vương, Hà Nội và gửi file báo cáo theo địa chỉ email Thuyttd@qh.gov.vn).
Xin trân trọng cảm ơn.
(Mọi chi tiết xin liên hệ: Đồng chí Trương Diệu
Thúy, chuyên viên Vụ Pháp luật, VPQH. ĐTDĐ: 0942.338.808 hoặc 080.42850; Email:
thuyttd@qh.gov.vn)
Nơi nhận:
- Như trên;
- PCTQH Huỳnh Ngọc Sơn (để b/c);
- Trưởng Đoàn GS Phan Trung Lý (để b/c)
- Chủ nhiệm VPQH (để b/c);
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Lưu: HC, PL, TH.
|
KT. CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Vũ Văn Phòng
|
KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH, PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO, BỔ NHIỆM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 564/NQ-UBTVQH13 ngày 30/01/2013 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, đào
tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
1.2. Đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn
tại, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước ở trung ương và địa phương.
1.3. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách, pháp luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; kiến nghị các biện pháp cần thiết để tổ chức thực hiện có hiệu
quả việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, đáp ứng
yêu cầu về chất lượng, có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có năng lực hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
2.1. Xem xét, đánh giá đầy đủ, trung thực, khách
quan, đúng quy định của pháp luật.
2.2. Bảo đảm thực hiện đúng thời gian và tiến độ đã
đề ra trong Kế hoạch giám sát này.
II. NỘI DUNG GIÁM SÁT
Giám sát việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tập trung vào các nội dung sau đây:
1. Tuyển dụng công chức, viên chức
- Căn cứ tuyển dụng: yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc
làm và chỉ tiêu biên chế;
- Điều kiện, phương thức tuyển dụng;
- Việc bảo đảm các nguyên tắc luật định trong tuyển
dụng công chức, viên chức;
- Thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức.
2. Bầu cử, phê chuẩn cán bộ
- Về tiêu chuẩn, cơ cấu;
- Chức danh, chức vụ được bầu;
- Quy trình, thủ tục ứng cử, đề cử, bầu cử.
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức
- Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi
dưỡng;
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức;
- Việc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được
đào tạo, bồi dưỡng.
4. Bổ nhiệm cán bộ, công chức,
viên chức
- Tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách bổ nhiệm cán
bộ, công chức, viên chức;
- Quy trình, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, công chức,
viên chức;
- Thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG GIÁM
SÁT
1. Phạm vi giám sát
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên
phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2010.
2. Đối tượng giám sát
2.1. Cơ quan chịu giám sát ở trung ương
a) Chính phủ báo cáo chung (cả nước) việc thực hiện
chính sách, pháp luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp công
lập.
b) Ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc
hội chủ trì phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ
Quốc hội và Văn phòng Quốc hội báo cáo về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên
chức thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội (kể cả công chức, viên chức
thuộc Văn phòng Quốc hội); việc đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp.
c) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, Kiểm toán nhà nước báo cáo về việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
d) Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo về việc tuyển
dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
đ) Kiểm toán nhà nước báo cáo về việc tuyển dụng,
bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Các cơ quan nêu tại các đoạn b, c, d và đ điểm này
gửi Báo cáo tới Đoàn giám sát, đồng thời gửi báo cáo tới Chính phủ để tổng hợp
báo cáo chung. Các bộ quy định tại khoản 3 Mục IV Kế hoạch này báo cáo cho Đoàn
giám sát.
2.2. Cơ quan chịu giám sát ở địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương báo cáo Đoàn giám sát về việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi của tỉnh, thành phố, đồng thời gửi báo cáo
cho Chính phủ và Đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương (Báo cáo của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm cả cán bộ, công chức của Hội
đồng nhân dân các cấp).
IV. HÌNH THỨC GIÁM SÁT
Đoàn giám sát tiến hành giám sát bằng các hình thức
sau đây:
1. Nghe Chính phủ và các cơ quan chịu sự giám sát ở
trung ương và địa phương báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về tuyển dụng,
đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Nghiên cứu, đánh giá các báo cáo của Chính phủ,
các cơ quan ở trung ương và địa phương về thực hiện pháp luật về tuyển dụng,
đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đánh giá văn bản
quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm
đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đối với các
bộ: Nội vụ; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Công thương; Nông
nghiệp và phát triển nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và
Môi trường; Tài chính và tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao
gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Bình
Định, Gia Lai, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang; khảo sát
tại một số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và các địa phương Đoàn giám
sát đến làm việc; tổ chức các cuộc hội nghị, tọa đàm liên quan đến tuyển dụng,
đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (thời gian và các đơn vị cụ thể
do Đoàn giám sát quyết định).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tháng 1 năm 2013
- Đoàn giám sát xây dựng Đề cương giám sát; triển
khai Kế hoạch giám sát; thành lập các Đoàn công tác để trực tiếp khảo sát ở địa
phương, cơ sở; thành lập Tổ giúp việc Đoàn giám sát; chuẩn bị các điều kiện bảo
đảm cho Đoàn giám sát thực hiện Kế hoạch giám sát đạt mục đích và yêu cầu của
Kế hoạch này.
- Thông báo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát, Kế
hoạch giám sát, Đề cương giám sát đến các cơ quan chịu sự giám sát ở trung ương
và địa phương.
- Gửi Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát, Kế hoạch
giám sát, Đề cương giám sát đến các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương để tham gia cùng Đoàn giám sát thực hiện giám sát tại địa
phương.
2. Từ tháng 2 đến tháng 6 năm
2013
- Đoàn giám sát tập hợp, thống kê và nghiên cứu các
văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung giám
sát.
- Tiếp nhận và nghiên cứu báo cáo, tài liệu của các
cơ quan ở trung ương và địa phương gửi cho Đoàn giám sát.
Các cơ quan trung ương và địa phương gửi Báo cáo
kết quả thực hiện pháp luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức,
viên chức cho Đoàn giám sát trước ngày 30 tháng 4 năm 2013.
- Tiếp nhận thông tin, phản ánh của cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức.
- Đoàn giám sát tổ chức các đoàn công tác làm việc
tại Hà Nội và các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Thừa Thiên -
Huế (tháng 4/2013).
- Đoàn giám sát làm việc với đại diện Chính phủ,
các cơ quan ở trung ương có liên quan để nghe báo cáo việc thực hiện pháp luật
về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (đầu
tháng 5/2013).
- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nghiên cứu, xem xét Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố, có ý kiến bằng văn bản gửi cho Đoàn giám sát trước ngày 30 tháng 5
năm 2013.
3. Tháng 7 và tháng 8 năm 2013
- Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác thực hiện
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm
đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Bình Định, Gia Lai, Bình
Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang.
- Đoàn giám sát tổ chức khảo sát một số đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc các bộ: Nội vụ; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học
và Công nghệ; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã
hội; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, tọa đàm lấy ý kiến của
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về
tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Đoàn giám sát tổng hợp và xây dựng dự thảo Báo
cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
- Đoàn giám sát làm việc với đại diện Chính phủ,
các cơ quan ở trung ương để trao đổi về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của
Đoàn giám sát.
- Họp Đoàn giám sát để thảo luận, xem xét thông qua
Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Tháng 9 năm 2013
- Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về
Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
- Hoàn thiện Báo cáo về kết quả giám sát và dự thảo
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu
có vấn đề phát sinh, vướng mắc, Đoàn giám sát sẽ xem xét, quyết định hoặc báo
cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH, PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO, BỔ NHIỆM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Để bảo đảm thực hiện Kế hoạch giám sát ban hành kèm
theo Nghị quyết số 564/NQ-UBTVQH13 ngày 30/01/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội thành lập Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong
công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức”, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ và một số cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền ở trung ương và địa phương báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật
về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong bộ máy nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01/01/2010 đến
ngày 31/12/2012; số liệu thống kê cán bộ, công chức, viên chức (có Biểu mẫu
thống kê kèm theo). Trong đó tập trung xem xét, đánh giá một số nội dung chủ
yếu sau đây:
1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ
nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Tình hình triển khai việc thực hiện pháp luật về
tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
+ Tình hình tập huấn, quán triệt các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức.
- Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức về
công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức:
+ Số lượng, hình thức văn bản đã ban hành;
+ Đánh giá chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của việc
thực hiện văn bản quy phạm đã ban hành.
- Những khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành các
văn bản trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức và nêu rõ nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đối với cơ quan,
địa phương mình.
2. Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về
tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
2.1. Tuyển dụng công chức, viên chức
- Căn cứ tuyển dụng: yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc
làm và chỉ tiêu biên chế;
- Điều kiện, chính sách, phương thức tuyển dụng
(trong chính sách nêu cụ thể về chính sách, chế độ chung và đặc thù của từng
địa phương);
- Việc bảo đảm các nguyên tắc luật định trong tuyển
dụng công chức, viên chức;
- Thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức;
- Kết quả tuyển dụng (số lượng, ngạch cán bộ, công
chức, viên chức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khi được tuyển dụng).
2.2. Bầu cử, phê chuẩn cán bộ
- Về tiêu chuẩn, cơ cấu;
- Chức danh, chức vụ được bầu (chuyên trách, kiêm
nhiệm);
- Quy trình, thủ tục ứng cử, đề cử, bầu cử;
- Kết quả cán bộ đã được bầu cử (số lượng, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ...).
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức
- Quy hoạch, kế hoạch, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào
tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
- Chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi
dưỡng;
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức;
- Việc sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được
đào tạo, bồi dưỡng.
2.4. Về luân chuyển cán bộ
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được luân
chuyển theo từng cấp;
- Đánh giá việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên
chức.
2.5. Bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức
(bổ nhiệm vào bậc, ngạch công chức, viên chức và bổ nhiệm cán bộ quản lý)
- Tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách bổ nhiệm cán
bộ, công chức, viên chức;
- Quy trình, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, công chức,
viên chức;
- Thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức;
- Hình thức bầu cử cán bộ, bổ nhiệm công chức, viên
chức.
Trong báo cáo ghi rõ những số liệu các nội dung nêu
trên của từng năm (từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2012); ngoài ra, trong báo cáo
của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần nêu rõ về
tình hình đặc điểm của địa phương, như: loại hình đô thị và yêu cầu quản lý nhà
nước trên địa bàn; điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; số lượng các đơn vị
sự nghiệp công lập trên địa bàn; nhu cầu về công chức cấp xã; những vấn đề khác
có liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đối với đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
3. Nhận xét và kiến nghị
- Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thực hiện
chính sách, pháp luật về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức.
- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng,
đào tạo, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của cả
nước, ngành, địa phương.
- Những kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật
và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng, đào
tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Căn cứ vào Kế hoạch giám sát kèm theo Nghị quyết số
564/NQ-UBTVQH13 ngày 30/01/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trân trọng đề
nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban
Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm
toán Nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình căn cứ vào Đề cương này để chuẩn bị báo cáo
và cung cấp những tài liệu liên quan cho Đoàn giám sát theo đúng Kế hoạch giám
sát.
Cơ quan
lập:………………….
Biểu số 3 (BC của cấp tỉnh)
BIỂU THỐNG KÊ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC
(Số liệu đến ngày
31/12/2012)
A. Số liệu thống kê
STT
|
Danh mục
|
Tổng số
|
Cấp hành chính
|
Ghi chú
|
Cấp tỉnh
|
Cấp huyện
|
Cấp xã
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
1
|
Cán bộ, công chức
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: + Cán bộ
|
|
|
|
|
|
|
+ Công chức
|
|
|
|
|
|
2
|
Giới tính
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: + Nam
|
|
|
|
|
|
|
+ Nữ
|
|
|
|
|
|
3
|
Dân tộc ít người
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: + Nam
|
|
|
|
|
|
|
+ Nữ
|
|
|
|
|
|
4
|
Độ tuổi
|
|
|
|
|
|
|
+ Đến 35
|
|
|
|
|
|
|
+ 36-45
|
|
|
|
|
|
|
+ 46-55
|
|
|
|
|
|
|
+ Trên 55
|
|
|
|
|
|
5
|
Ngạch công chức (và tương đương)
|
|
|
|
|
|
|
+ Cán sự trở xuống
|
|
|
|
|
|
|
+ Chuyên viên
|
|
|
|
|
|
|
+ CV chính
|
|
|
|
|
|
|
+ CV cao cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Chuyên gia
|
|
|
|
|
|
6
|
Trình độ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
|
+ Tiến sỹ
|
|
|
|
|
|
|
+ Thạc sỹ
|
|
|
|
|
|
|
+ Cử nhân ĐH
|
|
|
|
|
|
|
+ Cử nhân CĐ
|
|
|
|
|
|
|
+ Trung cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Chưa đào tạo
|
|
|
|
|
|
7
|
Trình độ lý luận chính trị
|
|
|
|
|
|
|
+ Cử nhân
|
|
|
|
|
|
|
+ Cao cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Trung cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Chưa đào tạo
|
|
|
|
|
|
8
|
Thời gian tuyển dụng
|
|
|
|
|
|
|
+ Đến 31/12/2009
|
|
|
|
|
|
|
+ 2010
|
|
|
|
|
|
|
+ 2011
|
|
|
|
|
|
|
+ 2012
|
|
|
|
|
|
9
|
Nghỉ chế độ
|
|
|
|
|
|
|
+ 2009
|
|
|
|
|
|
|
+ 2010
|
|
|
|
|
|
|
+ 2011
|
|
|
|
|
|
|
+ 2012
|
|
|
|
|
|
B. Đơn vị hành chính trong tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
Tổng số đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ……………..
Trong đó:
- Thành phố thuộc tỉnh ………….
- Thị xã thuộc tỉnh …………
- Huyện thuộc tỉnh …………
- Quận thuộc thành phố …………
- Huyện thuộc thành phố ………….
Tổng số đơn vị cấp xã trong tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ………………
Trong đó:
- Xã ……
- Phường ………
- Thị trấn ……….
Cơ quan
lập:………………….
Biểu số 6 (BC của cấp tỉnh)
BIỂU THỐNG KÊ
VIÊN CHỨC
(Số liệu đến ngày
31/12/2012)
STT
|
Danh mục
|
Tổng số
|
Cấp hành chính
|
Ghi chú
|
Cấp tỉnh
|
Cấp huyện
|
Cấp xã
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
1
|
Viên chức
|
|
|
|
|
|
2
|
Giới tính
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: + Nam
|
|
|
|
|
|
|
+ Nữ
|
|
|
|
|
|
3
|
Dân tộc ít người
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: + Nam
|
|
|
|
|
|
|
+ Nữ
|
|
|
|
|
|
4
|
Độ tuổi
|
|
|
|
|
|
|
+ Đến 35
|
|
|
|
|
|
|
+ 36-45
|
|
|
|
|
|
|
+ 46-55
|
|
|
|
|
|
|
+ Trên 55
|
|
|
|
|
|
5
|
Bậc, ngạch Viên chức (và tương đương)
|
|
|
|
|
|
|
+ Cán sự trở xuống
|
|
|
|
|
|
|
+ Chuyên viên
|
|
|
|
|
|
|
+ CV chính
|
|
|
|
|
|
|
+ CV cao cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Chuyên gia
|
|
|
|
|
|
6
|
Trình độ chuyên môn (và tương đương)
|
|
|
|
|
|
|
+ Tiến sỹ
|
|
|
|
|
|
|
+ Thạc sỹ
|
|
|
|
|
|
|
+ Cử nhân ĐH
|
|
|
|
|
|
|
+ Cử nhân CĐ
|
|
|
|
|
|
|
+ Trung cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Chưa đào tạo
|
|
|
|
|
|
7
|
Trình độ lý luận chính trị
|
|
|
|
|
|
|
+ Cử nhân
|
|
|
|
|
|
|
+ Cao cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Trung cấp
|
|
|
|
|
|
|
+ Chưa đào tạo
|
|
|
|
|
|
8
|
Thời gian tuyển dụng
|
|
|
|
|
|
|
+ Đến 31/12/2009
|
|
|
|
|
|
|
+ 2010
|
|
|
|
|
|
|
+ 2011
|
|
|
|
|
|
|
+ 2012
|
|
|
|
|
|
9
|
Nghỉ chế độ
|
|
|
|
|
|
|
+ 2009
|
|
|
|
|
|
|
+ 2010
|
|
|
|
|
|
|
+ 2011
|
|
|
|
|
|
|
+ 2012
|
|
|
|
|
|