Công văn số 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD |
Ngày ban hành | 09/04/2009 |
Ngày có hiệu lực | 09/04/2009 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Bành Tiến Long |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD |
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: |
- Các sở giáo dục và đào tạo; |
Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 04), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các sở GDĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (gọi chung là các đơn vị) chuẩn bị và triển khai tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Thống nhất tổ chức thi theo cụm trường đảm bảo các yêu cầu, tiêu chí sau:
a) Xây dựng phương án tổ chức thi đúng quy định của Quy chế 04 và phù hợp với thực tiễn của địa phương, đơn vị.
b) Hạn chế tối đa việc tổ chức thi theo từng trường riêng lẻ.
c) Đảm bảo không để xảy ra tình trạng thí sinh bỏ thi vì lý do tổ chức thi theo cụm trường.
d) Địa điểm thi phải đảm bảo thuận tiện cho thí sinh đến dự thi, cụ thể:
- Đi lại thuận tiện, không đi quá xa, mất nhiều thời gian đi lại, hạn chế phải đi qua các địa bàn giao thông phức tạp như những nơi thường xảy ra tai nạn trên đường bộ, cầu phà, đò qua sông;
- Đáp ứng việc ăn, nghỉ đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với thí sinh ở xa và có nhu cầu.
đ) Địa điểm thi phải đảm bảo về cơ sở vật chất, an toàn cho kỳ thi.
2. Môn thi, hình thức thi
a) Giáo dục THPT
Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Địa lí; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; những thí sinh học môn Ngoại ngữ không đủ 3 năm được thi thay thế bằng môn Lịch sử.
b) Giáo dục thường xuyên
Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí; trong đó, các môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
3. Lịch thi, thời gian làm bài thi
a) Giáo dục THPT
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02/6/2009 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
03/6/2009 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
04/6/2009 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Ngoại ngữ |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
Lịch sử |
90 phút |
14 giờ 25 |
14 giờ 30 |
b) Giáo dục thường xuyên
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02/6/2009 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
03/6/2009 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
04/6/2009 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Hoá học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
4. Phần mềm quản lý thi
- Phần mềm quản lý thi quản lý được tất cả cơ sở dữ liệu về thi trên phạm vi toàn quốc; có tính thống nhất cao; chi phối toàn bộ hoạt động văn bản của kỳ thi; thiết kế theo hướng mở để dễ dàng sửa đổi, bổ sung, nhanh chóng chuyển sang đáp ứng kỳ thi THPT quốc gia.
- Các đơn vị thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT, do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) cung cấp; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ GDĐT.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (đối với Cục Nhà trường), chỉ đạo các đơn vị đề ra phương hướng và những biện pháp chỉ đạo, cùng với các ngành, các cấp trên địa bàn tích cực chuẩn bị về mọi mặt, triển khai kỳ thi, nhằm đạt mục đích: tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học của đơn vị, tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
6. Các đơn vị cần thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và tới các trường có lớp 12, bao gồm cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là trường phổ thông) thuộc phạm vi quản lý về kỳ thi tốt nghiệp, đảm bảo quyền được dự thi của tất cả các đối tượng theo quy định; xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thi, tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ từ công tác chuẩn bị đến tất cả các khâu khác của kỳ thi. Tích cực tham mưu với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đề ra những biện pháp chỉ đạo cụ thể; cùng với các ngành, các cấp trên địa bàn tích cực chuẩn bị về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thi theo cụm trường; chỉ đạo các trường phổ thông tăng cường tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, làm cho cán bộ, giáo viên và người học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về kỳ thi, thực hiện nghiêm túc quy chế thi và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh xây dựng phương án cử người quản lý việc đi lại, ăn, ở của thí sinh.
II. LỊCH LÀM VIỆC TRONG KỲ THI
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3012/BGDĐT-KTKĐCLGD |
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: |
- Các sở giáo dục và đào tạo; |
Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 04), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các sở GDĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (gọi chung là các đơn vị) chuẩn bị và triển khai tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Thống nhất tổ chức thi theo cụm trường đảm bảo các yêu cầu, tiêu chí sau:
a) Xây dựng phương án tổ chức thi đúng quy định của Quy chế 04 và phù hợp với thực tiễn của địa phương, đơn vị.
b) Hạn chế tối đa việc tổ chức thi theo từng trường riêng lẻ.
c) Đảm bảo không để xảy ra tình trạng thí sinh bỏ thi vì lý do tổ chức thi theo cụm trường.
d) Địa điểm thi phải đảm bảo thuận tiện cho thí sinh đến dự thi, cụ thể:
- Đi lại thuận tiện, không đi quá xa, mất nhiều thời gian đi lại, hạn chế phải đi qua các địa bàn giao thông phức tạp như những nơi thường xảy ra tai nạn trên đường bộ, cầu phà, đò qua sông;
- Đáp ứng việc ăn, nghỉ đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với thí sinh ở xa và có nhu cầu.
đ) Địa điểm thi phải đảm bảo về cơ sở vật chất, an toàn cho kỳ thi.
2. Môn thi, hình thức thi
a) Giáo dục THPT
Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Địa lí; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; những thí sinh học môn Ngoại ngữ không đủ 3 năm được thi thay thế bằng môn Lịch sử.
b) Giáo dục thường xuyên
Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí; trong đó, các môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
3. Lịch thi, thời gian làm bài thi
a) Giáo dục THPT
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02/6/2009 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
03/6/2009 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
04/6/2009 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
CHIỀU |
Ngoại ngữ |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
|
Lịch sử |
90 phút |
14 giờ 25 |
14 giờ 30 |
b) Giáo dục thường xuyên
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
02/6/2009 |
SÁNG |
Ngữ văn |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Sinh học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
03/6/2009 |
SÁNG |
Địa lí |
90 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Vật lí |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
04/6/2009 |
SÁNG |
Toán |
150 phút |
7 giờ 25 |
7 giờ 30 |
|
CHIỀU |
Hoá học |
60 phút |
14 giờ 15 |
14 giờ 30 |
4. Phần mềm quản lý thi
- Phần mềm quản lý thi quản lý được tất cả cơ sở dữ liệu về thi trên phạm vi toàn quốc; có tính thống nhất cao; chi phối toàn bộ hoạt động văn bản của kỳ thi; thiết kế theo hướng mở để dễ dàng sửa đổi, bổ sung, nhanh chóng chuyển sang đáp ứng kỳ thi THPT quốc gia.
- Các đơn vị thống nhất sử dụng phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT, do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) cung cấp; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ GDĐT.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (đối với Cục Nhà trường), chỉ đạo các đơn vị đề ra phương hướng và những biện pháp chỉ đạo, cùng với các ngành, các cấp trên địa bàn tích cực chuẩn bị về mọi mặt, triển khai kỳ thi, nhằm đạt mục đích: tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học của đơn vị, tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
6. Các đơn vị cần thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và tới các trường có lớp 12, bao gồm cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là trường phổ thông) thuộc phạm vi quản lý về kỳ thi tốt nghiệp, đảm bảo quyền được dự thi của tất cả các đối tượng theo quy định; xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thi, tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ từ công tác chuẩn bị đến tất cả các khâu khác của kỳ thi. Tích cực tham mưu với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đề ra những biện pháp chỉ đạo cụ thể; cùng với các ngành, các cấp trên địa bàn tích cực chuẩn bị về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thi theo cụm trường; chỉ đạo các trường phổ thông tăng cường tuyên truyền để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, làm cho cán bộ, giáo viên và người học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về kỳ thi, thực hiện nghiêm túc quy chế thi và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh xây dựng phương án cử người quản lý việc đi lại, ăn, ở của thí sinh.
II. LỊCH LÀM VIỆC TRONG KỲ THI
Các đơn vị phải tuân thủ lịch làm việc cụ thể như sau:
1. Tập huấn
Trước ngày 20/4/2009, sở GDĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ địa phương.
2. Đăng ký dự thi
- Từ ngày 21/4 đến ngày 30/4/2009: Thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi; trường phổ thông lập Danh sách thí sinh đăng ký dự thi.
- Trước ngày 07/5/2009: Trường phổ thông kiểm tra tính chính xác của hồ sơ thí sinh; xác nhận thí sinh được dự thi và lập Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo ban.
- Trước ngày 09/5/2009: Trường phổ thông nộp Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo ban kèm hồ sơ thí sinh lên cụm trường.
3. Tổ chức cụm trường
- Trước ngày 12/4/2009: Giám đốc sở GDĐT họp với Hiệu trưởng các trường, bám sát 5 yêu cầu tổ chức thi theo cụm trường, bàn phương án sắp xếp các cụm trường, lập Danh sách các cụm trường, báo cáo về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD).
- Trước ngày 15/4/2009: Sau khi có ý kiến của Bộ GDĐT, sở GDĐT báo cáo UBND tỉnh quyết định tổ chức thi theo cụm trường.
- Trước ngày 25/4/2009: Thành lập Ban công tác cụm trường (CTCT).
- Trước ngày 09/5/2009: Ban CTCT nhận Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo ban và hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi của các trường trong cụm.
- Trước ngày 16/5/2009: Ban CTCT hoàn tất các việc sau:
+ Kiểm tra hồ sơ của thí sinh;
+ Lập Danh sách thí sinh đăng ký thi theo cụm trường;
+ Sắp xếp phòng thi; lập Danh sách thí sinh theo phòng thi; lập Danh sách các Hội đồng coi thi trong cụm trường;
+ Lập Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi thi;
+ Lập Bảng ghi tên dự thi cho từng phòng thi;
+ Lập Danh sách thí sinh trong phòng thi;
+ Làm thẻ dự thi, giao về các trường;
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho các Hội đồng coi thi.
- Trước ngày 20/5/2009: Các sở GDĐT thành lập Hội đồng coi thi; quy định thời gian có mặt tại địa điểm thi.
- Trước ngày 30/4/2009: Bộ GDĐT thành lập các đoàn thanh tra; điều động giám thị từ các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là trường đại học).
4. In sao đề thi:
- Trước ngày 20/5/2009: Bộ GDĐT kiểm tra các cơ sở in sao đề thi; Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng cung cấp số liệu đề thi cho cơ sở in sao; Giám đốc sở GDĐT thành lập Hội đồng in sao đề thi; quy định ngày bắt đầu làm việc, số lượng đề thi cần in sao, danh sách phân phối đề thi.
- Tới ngày 23/5/2009: Đơn vị nào chưa nhận được đĩa CD chứa đề thi gốc của Bộ GDĐT, cần liên lạc ngay với Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD) để kịp thời xử lý.
- Các đơn vị tổ chức in sao đề thi và chuyển giao đề thi đã in sao cho các Hội đồng coi thi theo thời gian phù hợp (do Giám đốc sở GDĐT quy định).
5. Coi thi
- Từ ngày 31/5/2009: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng, Thư ký làm việc tại địa điểm thi; tiếp nhận cơ sở vật chất và tài liệu do Ban CTCT bàn giao.
- Chậm nhất là ngày 01/6/2009: Giám thị làm việc tại địa điểm thi.
- Các ngày 02, 03, 04/6/2009: Coi thi theo lịch thi.
- Chậm nhất đến 16 giờ 30 ngày 05/6/2009: Bàn giao bài thi cho sở GDĐT hoặc Hội đồng chấm thi có sự chứng kiến của lãnh đạo sở GDĐT; tổng kết công tác coi thi.
6. Chấm thi
- Trước ngày 01/6/2009: Giám đốc sở GDĐT thành lập Hội đồng chấm thi; thành lập tổ công tác chuyển bài thi tự luận và chuyển kết quả chấm thi tự luận cho tỉnh khác.
Từ thời điểm bắt đầu làm việc (do Giám đốc sở GDĐT quy định) đến chậm nhất là ngày 18/6/2009: Hội đồng chấm thi thực hiện các công việc theo quy định:
+ Nhận bài thi trắc nghiệm và chấm thi trắc nghiệm;
+ Nhận bài thi tự luận kèm theo cơ sở dữ liệu của tỉnh khác (trước ngày 06/6/2009) và chấm thi tự luận;
+ Chậm nhất là ngày 11/6/2009: Gửi đĩa CD lưu các file dữ liệu thi trắc nghiệm về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD);
+ Trước ngày 17/6/2009: Gửi kết quả bài thi và đĩa CD chứa các file dữ liệu kết quả bài thi các môn tự luận cho sở GDĐT sở tại để chuyển cho sở GDĐT có bài tự luận;
+ Trước ngày 18/6/2009: Nhận kết quả chấm bài thi tự luận của tỉnh mình, tổ chức ghép điểm với bài thi trắc nghiệm và xét tốt nghiệp theo phần mềm quản lý thi; tổng kết công tác chấm thi.
7. Phúc khảo
- Trước ngày 29/6/2009: Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có).
- Trước ngày 30/6/2009: Hội đồng phúc khảo chuyển kết quả phúc khảo bài tự luận cho sở GDĐT có bài tự luận để xét tốt nghiệp sau phúc khảo.
8. Công nhận tốt nghiệp
- Chậm nhất đến ngày 18/6/2009: Các Hội đồng chấm thi xét và đề nghị Giám đốc sở GDĐT sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời của kỳ thi.
- Trước ngày 25/6/2009: Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.
- Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả tạm thời của kỳ thi: Hoàn chỉnh hồ sơ duyệt thi tại đơn vị.
9. Báo cáo và lưu trữ
a) Các đơn vị phải thực hiện việc báo cáo nghiêm túc, chính xác, kịp thời, theo các mẫu báo cáo; phải kiểm tra và cập nhật đầy đủ số liệu của kỳ thi trước khi báo cáo Bộ GDĐT.
b) Địa chỉ nhận báo cáo:
- Gửi bằng e-mail và fax:
+ Các đơn vị phía Bắc (từ Thừa Thiên-Huế trở ra) gửi theo địa chỉ:
email: cucktkd@moet.edu.vn; fax 04.38683700.
+ Các đơn vị phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) gửi theo địa chỉ:
email: cucktkd@moet.edu.vn; fax 04.38683892.
- Gửi theo đường công văn: Cục KTKĐCLGD, 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
c) Thời hạn, nội dung và hình thức báo cáo như sau:
- Báo cáo trước kỳ thi: Chậm nhất là ngày 16/5/2009, bằng email, fax và công văn;
- Báo cáo nhanh coi thi: Gồm 6 báo cáo, được cập nhật theo thứ tự các buổi thi trong lịch thi; gửi bằng email, fax ngay sau khi kết thúc mỗi buổi thi; chậm nhất 11 giờ 00 đối với buổi thi sáng và 16 giờ 30 đối với buổi thi chiều.
- Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi: Gửi bằng email, fax và công văn chuyển phát nhanh; chậm nhất vào 16 giờ 30 ngày 06/6/2009.
Ngoài những lần báo cáo trên, nếu có tình hình đặc biệt trong các ngày coi thi, các đơn vị phải báo cáo ngay về Ban chỉ đạo thi phổ thông Trung ương theo số fax và số điện thoại trực thi (có thông báo chi tiết sau).
- Báo cáo chấm thi: Trong quá trình chấm, nếu có trường hợp đặc biệt, phải báo cáo ngay về Bộ GDĐT (theo địa chỉ e-mail và số fax trên). Ngoài ra, không gửi báo cáo thường xuyên trong quá trình chấm.
- Báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp: Chậm nhất vào 16 giờ 30 ngày 21/6/2009, các đơn vị phải báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp.
- Báo cáo kết quả tốt nghiệp chính thức, gồm Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp và Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp: Chậm nhất là ngày 05/7/2009, các đơn vị phải gửi về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD):
+ Đĩa CD lưu các file dữ liệu xử lý và chấm thi trắc nghiệm chính thức, gồm 3 file: (i) kết quả quét bài thi dạng text trước khi xử lý; (ii) biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu trả lời trắc nghiệm; (iii) kết quả bài thi chính thức đã chấm (có số báo danh). Quy định về cấu trúc các file xem trong tài liệu tập huấn;
+ Đĩa CD lưu toàn bộ dữ liệu kết quả tốt nghiệp xuất từ phần mềm quản lý thi;
+ Báo cáo tổng hợp kết quả kỳ thi.
d) Chậm nhất vào 17 giờ ngày 17/6/2009, tất cả bài thi đã chấm, đầu phách phải được niêm phong và chuyển về các đơn vị lưu trữ. Hồ sơ phúc khảo lưu trữ theo điểm b khoản 2 Điều 40 của Quy chế 04; Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp và chuyển xếp loại tốt nghiệp do phúc khảo lưu trữ cùng Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 của Quy chế 04.
Các khâu của quy trình tổ chức thi như: đăng ký dự thi, tổ chức cụm trường, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công nhận tốt nghiệp thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại các phụ lục đính kèm.
Nhận được Công văn này, các đơn vị khẩn trương nghiên cứu và triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc hoặc đề xuất cần báo cáo ngay về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD: 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại 0914.502.621, 04.38683992; fax 04.38683700, 04.38683892; E.mail: cucktkd@moet.edu.vn) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
PHẦN PHỤ LỤC
(Kèm theo Công văn số:3012/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phụ lục 1: Đăng ký dự thi và tổ chức cụm trường
Phụ lục 2: In sao đề thi
Phụ lục 3: Coi thi
Phụ lục 4: Chấm thi, phúc khảo và công nhận tốt nghiệp
Phụ lục 5: Các biểu mẫu dùng trong kỳ thi
PHỤ LỤC 1
ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ TỔ CHỨC CỤM TRƯỜNG
I. ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Mỗi đơn vị dự thi trên toàn quốc được gán 01 mã số do Bộ GDĐT quy định. Danh sách, mã số các đơn vị tổ chức thi gồm 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng: Tên các đơn vị (chữ cái đầu tiên) được xếp theo thứ tự a, b, c…; Cục Nhà trường xếp cuối cùng; gán mã số đơn vị từ 01 đến 64 (mẫu M1).
2. Từ 21/4 đến 30/4, tất cả thí sinh đăng ký dự thi nộp cho trường phổ thông Phiếu đăng ký dự thi (02 bản giống nhau) in theo mẫu M2 của Bộ GDĐT. Phiếu đăng ký dự thi là bản tóm tắt tất cả các thông tin về thí sinh; có cam đoan và chữ ký của thí sinh. Hồ sơ dự thi của thí sinh còn có các giấy tờ khác quy định ở Điều 11 của Quy chế 04; những trường hợp chưa được cấp hoặc mất giấy chứng minh nhân dân phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an có thẩm quyền; nếu gia đình thí sinh không có sổ hộ khẩu riêng, có thể sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã với đầy đủ thông tin như trong sổ hộ khẩu. Trường phổ thông kiểm tra hồ sơ, xác nhận điểm cộng thêm; Hiệu trưởng ký tên và đóng dấu vào Phiếu đăng ký dự thi.
Người học thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy chế 04 đăng ký dự thi tại trường phổ thông, nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác; học sinh lớp 12 năm học 2008-2009 ở giáo dục THPT không được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2009 theo chương trình giáo dục thường xuyên.
Thí sinh tự do (cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên) nộp Phiếu đăng ký dự thi và hồ sơ đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Thí sinh tự do đang đi công tác xa được đăng ký dự thi trên địa bàn nơi công tác, nếu có đủ căn cứ về việc không thể dự thi tại nơi cư trú và nơi học lớp 12.
Thí sinh tự do của giáo dục THPT được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên nhưng không được bảo lưu điểm thi như thí sinh tự do đã dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên.
Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0; đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học trong năm trước nếu vẫn đủ điều kiện về học lực thì không cần có xác nhận kiểm tra học lực.
Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm trong năm học lớp 12 thì phải có xác nhận của chính quyền cấp xã về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh trật tự của địa phương, kèm theo Phiếu đăng ký dự thi của thí sinh.
Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2009 phải có xác nhận lại bản sao học bạ trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ thi của kỳ thi năm dự thi liền kề trước kỳ thi năm 2009.
Cần hướng dẫn cụ thể và có những biện pháp tích cực giúp thí sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng cộng điểm khuyến khích và chế độ ưu tiên (nếu có); tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. Lưu ý: Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được UBND cấp xã xác nhận; UBND cấp xã xác nhận về cư trú, việc không ở trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 31 và khoản 2 Điều 34 của Quy chế 04.
3. Từ 21/4 đến 30/4, trường phổ thông thu phiếu đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy tính. Sau khi đã nhập xong dữ liệu của từng lớp, cán bộ máy tính in Danh sách đăng ký dự thi theo lớp (mẫu M3) và giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức học sinh rà soát và ký xác nhận. Chậm nhất là ngày 07/5, các trường phổ thông hoàn chỉnh việc kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.
4. Ngày 01/5 hết hạn đăng ký, trường phổ thông lập Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo ban (mẫu M4): Xếp thí sinh theo thứ tự Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội và nhân văn, Ban Cơ bản, Giáo dục thường xuyên (nếu có); thí sinh tự do đăng ký thi theo ban nào, ghi vào ban đó.
Trong mỗi ban, tên thí sinh (chữ cái đầu của Tên thí sinh) được xếp theo thứ tự a, b, c… Danh sách M4 là danh sách nộp cho Ban CTCT kèm theo hồ sơ của từng thí sinh đăng ký, trong đó có 01 bản Phiếu đăng ký dự thi.
II. TỔ CHỨC CỤM TRƯỜNG
1. Sở GDĐT lập Danh sách các trường phổ thông trong đơn vị (mẫu M5). Trường phổ thông là tên gọi chung các trường có lớp 12 (một cấp hay nhiều cấp học) thuộc các loại hình có mã số loại hình trường như sau: 1 - THPT công lập; 2 - khối THPT chuyên đặt trong trường đại học, trường THPT chuyên của tỉnh; 3 - THPT công lập và bán công/tư thục/dân lập (có cả lớp công lập và lớp bán công hoặc tư thục, dân lập); 4 - THPT bán công/tư thục/dân lập; 5 - giáo dục thường xuyên; 6 - THPT công lập và giáo dục thường xuyên (có cả lớp THPT công lập và giáo dục thường xuyên); 7- các loại hình trường khác. Danh sách M5 được lập theo thứ tự các loại hình trường; trong mỗi loại hình, tên các trường (chữ cái đầu tiên, không kể phần loại hình trường) được xếp theo thứ tự a, b, c…
Mỗi trường được gán một mã số trường, gồm 6 chữ số:
- 2 chữ số đầu: Mã số đơn vị;
- Chữ số thứ 3: Mã số loại hình trường;
- Chữ số thứ 4, 5 và 6: Số thứ tự của trường theo loại hình của trường trong danh sách.
Danh sách các trường phổ thông trong đơn vị lập theo mẫu M5, có các thông tin về mã số trường, tên trường, địa chỉ, số điện thoại di động/cố định, địa chỉ e-mail, số fax; thông tin về Hiệu trưởng và chuyên viên máy tính...
2. Sở GDĐT sắp xếp các cụm trường để tổ chức thi, theo Điều 10 của Quy chế 04, trước ngày 12/4:
Mỗi cụm trường gồm ít nhất 3 trường THPT hoặc 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên; hoặc thành lập cụm thi hỗn hợp gồm ít nhất 2 trường THPT và 2 Trung tâm giáo dục thường xuyên (khối giáo dục thường xuyên xếp xáo trộn, nhưng vẫn riêng một khối). Đây là yêu cầu tối thiểu; ghép được càng nhiều trường trong một cụm trường càng tốt; hạn chế tối đa việc tổ chức thi theo từng trường riêng lẻ.
3. Sở GDĐT lập Danh sách các cụm trường (mẫu M6): Mỗi cụm trường có một mã số cụm trường gồm 2 chữ số, do sở GDĐT gán từ 01 cho đến hết số cụm trường.
4. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập tại mỗi cụm trường 01 Ban công tác cụm trường (CTCT) trước ngày 25/4, để thực hiện toàn bộ công việc chuẩn bị coi thi theo khoản 2 Điều 10 của Quy chế 04. Thành phần Ban CTCT:
- Trưởng ban: một lãnh đạo trường phổ thông trong cụm trường có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nắm vững quy chế thi;
- Các Phó trưởng ban: Các lãnh đạo trường phụ trách cơ sở vật chất của trường phổ thông trong cụm trường;
- Thư ký: giáo viên, chuyên viên phụ trách máy tính (khoảng 2 đến 3 người, hoặc nhiều hơn tuỳ theo khối lượng công việc của từng cụm trường).
5. Ban CTCT dùng dấu của trường phổ thông có Trưởng ban. Chế độ kinh phí đối với Ban công tác cụm trường áp dụng như đối với một Hội đồng coi thi; định mức công việc do Giám đốc sở GDĐT quy định.
6. Ban CTCT có các nhiệm vụ sau đây:
a) Nhận danh sách thí sinh đăng ký thi theo ban (mẫu M4) và hồ sơ đăng ký thi của thí sinh từ trường phổ thông trong cụm; kiểm tra tính chính xác của hồ sơ và danh sách.
b) Lập Danh sách thí sinh đăng ký thi theo cụm trường (khoản 3 Điều 10 của Quy chế 04) theo mẫu M7, trước ngày 16/5:
- Trong mỗi cụm trường, danh sách thí sinh được sắp xếp theo các bước sau:
+ Bước 1. Xếp theo thứ tự ban: Thí sinh Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội và nhân văn, Ban cơ bản; thí sinh giáo dục thường xuyên (nếu có);
+ Bước 2. Xếp theo thứ tự ngoại ngữ: Trong mỗi ban, trừ thí sinh giáo dục thường xuyên, xếp theo ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật); nếu có cả thí sinh học ngoại ngữ 7 năm và 3 năm thì xếp khối ngoại ngữ 7 năm trước, 3 năm sau.
+ Bước 3. Trong mỗi ngoại ngữ hoặc trong danh sách thí sinh giáo dục thường xuyên: tên thí sinh được xếp theo thứ tự a, b, c...
- Mỗi thí sinh có 01 số báo danh gồm 06 chữ số: 2 chữ số đầu là mã số cụm trường; 4 chữ số sau là số thứ tự của thí sinh trong danh sách, đánh từ 0001 đến hết số thí sinh của cụm trường.
c) Sắp xếp phòng thi và lập Danh sách thí sinh theo phòng thi của cụm trường (mẫu M8), trước ngày 16/5: Khoản 4 Điều 10 của Quy chế 04 quy định: Sắp xếp thí sinh trong một phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang là 1,2 mét; mỗi phòng thi 24 thí sinh, phòng thi cuối cùng của mỗi ngoại ngữ hoặc giáo dục thường xuyên, không quá 28 thí sinh; có thể ghép các phòng thi cuối trong 1 phòng, nhưng không quá 28 thí sinh (nếu quá 28 thì xếp thêm 01 phòng nữa).
d) Lập Danh sách các Hội đồng coi thi trong cụm trường (mẫu M9), trước ngày 16/5; phân chia các phòng thi về các địa điểm thi (nơi sẽ thành lập Hội đồng coi thi) trong cụm trường. Số phòng thi có 3 chữ số, được đánh liên tục từ 001 đến hết số phòng thi trong cụm, lần lượt từ Hội đồng coi thi này sang Hội đồng coi thi khác, theo Danh sách các Hội đồng coi thi (mẫu M9).
đ) Lập Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi thi (mẫu M10), trước ngày 16/5.
e) Lập Bảng ghi tên dự thi cho từng phòng thi (mẫu M11), trước ngày 16/5.
g) Lập Danh sách thí sinh trong phòng thi (mẫu M12), trước ngày 16/5.
h) Làm thẻ dự thi (mẫu M13) cho thí sinh trong cụm trường, trước ngày 16/5; bàn giao cho trường phổ thông trong cụm đóng dấu giáp lai vào ảnh; Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu vào Thẻ dự thi và phát cho thí sinh.
i) Chuẩn bị cơ sở vật chất cho mỗi Hội đồng coi thi: Các phòng thi có dán số phòng thi, văn phòng Hội đồng coi thi, các văn bản, bảng biểu, văn phòng phẩm…
Tùy theo đặc điểm tình hình ở địa phương, Giám đốc sở GDĐT có thể giao toàn bộ hay một phần nhiệm vụ cho Ban CTCT, phần còn lại sở GDĐT làm thay.
7. Trước ngày 20/5, Giám đốc sở GDĐT, theo Điều 18 của Quy chế 04, ra quyết định thành lập tại mỗi địa điểm thi một Hội đồng coi thi để thực hiện công việc chuẩn bị và tổ chức coi thi tại địa điểm thi. Mã số Hội đồng coi thi gồm 04 chữ số: 02 chữ số đầu là mã số cụm trường; 02 chữ số tiếp theo là số thứ tự Hội đồng coi thi trong Danh sách các Hội đồng coi thi (mẫu M9) của cụm.
8. Ban công tác cụm trường bàn giao cho từng Hội đồng coi thi: Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi thi (mẫu M10); Bảng ghi tên dự thi cho từng phòng thi (mẫu M11), Danh sách thí sinh trong phòng thi (mẫu M12), hồ sơ đăng ký dự thi xếp theo Hội đồng coi thi, văn phòng Hội đồng coi thi, các phòng thi; các văn bản, bảng biểu, văn phòng phẩm…
9. Bộ GDĐT thực hiện các việc sau đây (theo Điều 41 của Quy chế 04):
a) Trước ngày 30/4, ra quyết định thành lập các đoàn thanh tra của Bộ, với thành phần là những cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi của trường đại học đến tất cả các tỉnh để giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy chế trong tất cả các khâu của kỳ thi.
b) Điều động lực lượng cán bộ giảng viên từ trường đại học đến Hội đồng coi thi (tại một số khu vực cần thiết) làm giám thị trong phòng thi.
c) Phương án năm 2009:
- Trong các cụm thi từ 3 trường trở lên: bình quân 6 phòng thi có 1 thanh tra của Bộ;
- Trong các cụm thi có 2 trường hoặc trong các trường thi riêng lẻ: bình quân 5 phòng thi có 1 thanh tra của Bộ;
- Trong các trường thi riêng lẻ: 2 phòng thi có 1 giám thị điều động từ trường đại học.
PHỤ LỤC 2
IN SAO ĐỀ THI
1. Các sở GDĐT có trách nhiệm in sao đề thi của kỳ thi tốt nghiệp cho tất cả các Hội đồng coi thi thuộc phạm vi quản lý và các Hội đồng coi thi thuộc Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng trên địa bàn tỉnh (nếu có). Cục Nhà trường chỉ đạo các trường phổ thông trong Quân đội thông báo chính xác cho các sở GDĐT trên địa bàn, chậm nhất là ngày 15/5/2009, số liệu cần thiết (về số phòng thi, số thí sinh dự thi từng phòng, loại hình đề thi…), để in sao đề.
2. Giám đốc sở GDĐT:
a) Thành lập một Hội đồng in sao đề thi tốt nghiệp THPT theo Điều 16 của Quy chế 04 (bổ sung: Chủ tịch Hội đồng có thể là Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên).
b) Chịu trách nhiệm toàn bộ về:
- Tiếp nhận đề thi gốc còn nguyên niêm phong của Bộ GDĐT; Giám đốc sở GDĐT hoặc lãnh đạo được phân công nhận bưu kiện, sẽ nhận được bưu kiện chứa tài liệu đề thi và một thư riêng (gửi đảm bảo) chứa mật khẩu. Lãnh đạo tự tay mở lớp bọc ngoài, được một hộp còn nguyên niêm phong, có dấu “MẬT”; đồng thời mở bì thư bảo đảm, được một bì niêm phong, có dấu “MẬT”, chứa mật khẩu. Hộp tài liệu và bì chứa mật khẩu, tất cả còn nguyên niêm phong, được giao cho Hội đồng in sao đề thi.
- Quy định thời gian in sao đề thi, số lượng đề thi in sao, chuyển giao đề thi gốc còn nguyên niêm phong cho Hội đồng in sao đề thi; tiếp nhận đề thi in sao đã được niêm phong; tổ chức chuyển đề thi đã được niêm phong đến các Hội đồng coi thi; đảm bảo an toàn, bí mật của đề thi trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo cho khu vực in sao đề thi phải là một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc, có đầy đủ điều kiện về thông tin liên lạc, phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy.
3. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly theo 3 vòng độc lập, những người làm việc trong khu vực in sao đề thi chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép:
a) Vòng 1 – Vòng in sao đề thi: chỉ gồm có các cán bộ in sao đề thi, tiếp xúc trực tiếp với đề thi; là khu vực khép kín, cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi mở đề thi gốc và bắt đầu in sao đến khi thi xong môn cuối cùng; cửa sổ các phòng phải đóng kín và niêm phong; các khoảng trống thông ra bên ngoài phải bịt kín bằng vật liệu bền, chắc. Hằng ngày, cán bộ ở vòng 1 tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài chuyển vào qua vòng 2;
b) Vòng 2 – Vòng bảo vệ trong: chỉ gồm có 1-2 cán bộ an ninh bảo vệ và 1 cán bộ thanh tra trong đoàn thanh tra của Bộ GDĐT; là khu vực khép kín, tiếp giáp với vòng 1, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn cuối cùng; đồng thời, vòng này là nơi ăn hằng ngày của những người ở vòng 2. Những người làm việc ở vòng 2 có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ vòng 3 chuyển vào vòng 1;
c) Vòng 3 – Vòng bảo vệ ngoài: tiếp giáp với vòng 2; gồm công an và nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ và là đầu mối giao tiếp giữa vòng 2 với bên ngoài; đảm bảo tối thiểu 2 người trực và phải trực 24/24 giờ.
Người không có trách nhiệm, tuyệt đối không được vào khu vực in sao đề thi.
Trong khu vực in sao đề thi, cấm sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại, trừ 01 điện thoại cố định có loa ngoài SP-phone đặt tại vòng 2 được cán bộ công an kiểm soát 24/24 giờ. Mọi cuộc liên lạc đều phải bật loa ngoài, phải ghi biên bản hoặc ghi âm.
4. Hội đồng in sao đề thi có nhiệm vụ theo khoản 4 Điều 16 của Quy chế 04:
a) Tiếp nhận, bảo quản đề thi gốc còn nguyên niêm phong của Bộ GDĐT do Giám đốc sở GDĐT chuyển đến, chịu trách nhiệm toàn bộ về sự an toàn, bí mật của đề thi.
Đề thi gốc của Bộ GDĐT chuyển về các đơn vị được lưu trong đĩa CD dưới dạng PDF (Acrobat) đã được mã hóa. Vì vậy, để tiến hành giải mã và in đề thi cần chuẩn bị máy tính có ổ đĩa CD, được cài đặt hệ điều hành Windows XP và phần mềm Acrobat Reader 6.0 trở lên.
b) Trước khi in sao đề thi, Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi phải kiểm tra và lập biên bản đảm bảo các máy vi tính, phương tiện máy móc, thiết bị in sao không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng. Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn thi cuối cùng.
c) Trong quy trình in sao, phải cử người đọc kiểm tra đề thi gốc in từ đĩa CD trước khi nhân bản; rà soát thật kỹ, tránh nhầm lẫn, sai sót. Tất cả các đề thi phải được in sao rõ ràng, chính xác, đảm bảo đủ số lượng đề thi cho thí sinh, đề thi được niêm phong đến từng phòng thi.
d) In sao đề thi các môn theo số lượng được giao; chú ý các phòng thi cuối (các môn ngoại ngữ, giáo dục thường xuyên) có số thí sinh khác 24, các phòng thi ghép. Nếu có vướng mắc, đề nghị Bộ GDĐT giải đáp về kỹ thuật in sao, nội dung đề thi trong quá trình in sao; việc in sao đề thi phải được thực hiện theo kiểu cuốn chiếu: In sao đề thi lần lượt cho từng môn thi theo lịch thi. In sao xong, vào bì, niêm phong, đóng gói đến từng phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới chuyển sang in sao đề thi của môn tiếp theo; không in sao đề thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi và bộ phận trực thi ở sở GDĐT hoặc ở Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
đ) Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt túi đề thi của các môn thi khác nhau, ví dụ: túi đề thi của các môn khác nhau có màu khác nhau, hoặc dùng dây buộc và giấy dán có màu khác nhau.
e) Hội đồng in sao đề chuyển giao các bì đề thi đã niêm phong cho Giám đốc sở GDĐT hoặc người được Giám đốc sở GDĐT uỷ quyền bằng văn bản.
Tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, Giám đốc sở GDĐT quyết định phương án và thời gian giao đề thi tới các Hội đồng coi thi. Phải lập biên bản giao đề thi cho các Hội đồng coi thi trước sự chứng kiến của thanh tra viên trong đoàn thanh tra của Bộ GDĐT.
g) Khi cần thiết, Bộ GDĐT quyết định việc sử dụng đề thi dự bị của kỳ thi; các đơn vị tuyệt đối không mở niêm phong, in sao và sử dụng đề dự bị khi chưa có quyết định của Bộ.
5. In sao đề thi trắc nghiệm
Đối với đề thi trắc nghiệm, trong khâu in sao cần lưu ý:
a) Máy tính có cấu hình tối thiểu: Pentium IV, 256 MB RAM, ổ đĩa cứng 40 GB, ổ đĩa CD-REWRITE,... Hệ điều hành Windows XP, Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word 2000 trở lên, phần mềm Acrobat Reader 6.0, Bộ font Unicode, TCVN3; phần mềm diệt virut.
Máy in laser (không dùng loại máy in laser quá cũ hoặc máy in kim); đặt cấu hình máy in ở khổ giấy A4.
Máy photo siêu tốc: khổ giấy A4 hoặc A3, tốc độ 90 -130 bản một phút; độ phân giải 400/600 dpi...
Máy sắp xếp tài liệu (nếu có): tốc độ sắp xếp 1500 - 2100 tệp/giờ; giấy xếp A4-A3; số khay: 10 - 15 khay; có chế độ xếp lệch và thẳng;
Máy đếm trang (nếu có).
Căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi để chuẩn bị văn phòng phẩm, lưu ý chuẩn bị số lượng giấy rất đầy đủ (mỗi đề thi tốt nghiệp có khoảng 3-4 trang A4). Giấy in đề thi trắc nghiệm là giấy A4 hoặc A3. Kích cỡ, số lượng các loại bao bì phải đầy đủ và phù hợp.
b) Quy trình in sao đề thi trắc nghiệm:
- Mở niêm phong tài liệu của từng môn. Người phụ trách máy tính giải mã, in các đề gốc (với các mã đề thi khác nhau).
- Rà soát kỹ bản in đề thi, nếu có thắc mắc gì về đề thi cần báo ngay về Cục KTKĐCLGD để có phương án xử lý. Sau đó mới tiến hành nhân bản đề thi.
- Đóng gói để vận chuyển đề thi đến từng Hội đồng coi thi.
- Một số điều cần lưu ý:
+ Khi in sao cần phải soát kỹ để khắc phục lỗi mất ký tự hoặc ký tự lạ bất hợp lý (nếu có).
+ Có thể sao 2 mặt giấy, nên sử dụng giấy loại 70 gam/m2. Kiểm tra kỹ xem có trang trắng và giấy bị nhăn không. In sao, dập ghim xong mới chuyển sang in sao đến mã đề khác. Phải kiểm tra đúng mã đề thi, số lượng tờ, thứ tự sắp xếp và chất lượng bản sao.
+ Trên các túi đề thi phát cho từng phòng thi có hàng chữ: “Giám thị chỉ được mở TÚI ĐỀ THI đúng giờ ghi trong lịch thi và sau khi đã cho 2 thí sinh kiểm tra niêm phong”; có mục để hai thí sinh trên ký tên, ghi họ tên và số báo danh.
+ Phải in thêm cho mỗi Hội đồng coi thi một túi đề dự phòng, trong đó có đầy đủ các mã đề thi.
+ Bảo mật: Toàn bộ quá trình in sao, đóng gói, niêm phong, bảo quản và chuyển đến các Địa điểm thi được bảo mật như đối với đề tự luận, từ khi tiếp nhận đề thi đến khi thi xong môn cuối cùng.
PHỤ LỤC 3
COI THI
1. Giám đốc sở GDĐT, theo Điều 18 của Quy chế 04, thành lập các Hội đồng coi thi.
2. Về thành phần Thư ký Hội đồng coi thi (Điều 18 của Quy chế 04): tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ chuyên môn, thư ký Hội đồng trường, giáo viên của trường phổ thông, nắm vững quy chế thi;
Thành phần Hội đồng coi thi phải đảm bảo: Chủ tịch Hội đồng coi thi, toàn bộ số Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi, trừ các Phó chủ tịch phụ trách cơ sở vật chất, một nửa số thư ký và toàn bộ giám thị được điều động đến từ những cơ sở giáo dục không có học sinh dự thi tại Hội đồng coi thi.
3. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi (thời gian cụ thể do Giám đốc sở GDĐT quy định) và thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi, tiếp nhận địa điểm thi, cơ sở vật chất và các phương tiện để tổ chức kỳ thi;
b) Tiếp nhận hồ sơ thi, xác nhận lần cuối cùng quyền dự thi của thí sinh, niêm yết danh sách thí sinh dự thi;
c) Giải quyết những công việc cần thiết của kỳ thi, thống nhất những quy định về hiệu lệnh, phương pháp tiến hành kỳ thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng.
4. Các giám thị trong Hội đồng coi thi có mặt tại địa điểm thi trước ngày thi ít nhất 01 ngày để họp Hội đồng coi thi, nghiên cứu Quy chế 04, các văn bản, các quy định có liên quan đến kỳ thi, kiểm tra hồ sơ thi, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thi và làm một số phần việc của Hội đồng coi thi.
5. Trước khi tiến hành buổi thi đầu tiên, Hội đồng coi thi phải tập trung toàn bộ thí sinh và toàn thể Hội đồng để tổ chức khai mạc kỳ thi. Trước mỗi buổi thi phải họp Hội đồng coi thi để phổ biến những việc cần làm và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong buổi thi đó.
6. Sau khi nhận đề thi đã được in sao, niêm phong cho từng phòng thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm về việc bảo quản đề thi chưa sử dụng của từng môn thi, cho đến khi hết giờ làm bài của môn thi đó.
7. Công an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi:
- Công an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi do Chủ tịch UBND huyện cử (theo khoản 2 Điều 46 của Quy chế 04) và do Chủ tịch Hội đồng coi thi trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về phần việc được phân công nhằm bảo đảm cho kỳ thi tiến hành được nghiêm túc, an toàn;
- Công an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi không được vào khu vực phòng thi, kể cả hành lang phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp được Chủ tịch Hội đồng coi thi cho phép; không được mang và sử dụng phương tiện thu phát thông tin trong khu vực thi.
8. Phân công giám thị phòng thi đảm bảo khách quan, chặt chẽ, thực hiện nguyên tắc: hai giám thị trong một phòng thi phải là giáo viên dạy khác trường; giám thị không coi thi từ hai lần trở lên tại một phòng thi; hai giám thị không cùng coi thi quá một lần. Ở những nơi có giám thị điều động từ trường đại học, thực hiện luân chuyển giám thị sao cho mỗi phòng thi có 03 buổi thi do giám thị từ trường đại học coi.
9. Giám thị trong phòng thi: Không được mang theo và sử dụng phương tiện thu, phát thông tin trong khu vực thi khi các buổi thi đang tiến hành; thực hiện các công việc sau đây:
- Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát thí sinh trong phòng thi thực hiện đúng quy chế, nội quy thi;
- Nhận túi đề thi từ Chủ tịch Hội đồng coi thi; cho hai thí sinh trong phòng thi kiểm tra niêm phong và ký xác nhận vào túi đề thi; mở và giao đề thi cho thí sinh tại phòng thi đúng giờ ghi trong lịch thi khi có hiệu lệnh;
- Thu bài do thí sinh nộp, kiểm tra đủ số bài, số tờ của từng bài và nộp đầy đủ cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng coi thi uỷ quyền;
- Lập biên bản và đề nghị kỷ luật những thí sinh vi phạm quy chế thi.
10. Giám thị ngoài phòng thi:
- Bố trí mỗi đầu hành lang của các phòng thi ở cùng 01 tầng: 01 giám thị ngoài phòng thi;
- Chốt tại các vị trí đầu hành lang phòng thi của mỗi tầng, cách xa cửa phòng thi; tùy theo thực tế, Trưởng ban công tác cụm trường đề xuất số lượng thích hợp;
- Theo dõi, giám sát thí sinh và giám thị khi ra khỏi khu vực phòng thi;
- Thực hiện các công việc phục vụ coi thi khi cần do Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công, như liên lạc với giám thị trong phòng thi khi thiếu giấy thi, thiếu đề thi, thí sinh hỏi về đề thi; hướng dẫn thí sinh đi vệ sinh hoặc đến phòng y tế; thay thế các giám thị trong phòng thi…
- Không được đến khu vực trước cửa ra vào, trước cửa sổ phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
11. Quy trình coi thi: Thực hiện như Điều 22 của Quy chế 04, trong đó:
- Giấy thi theo mẫu thống nhất trên toàn quốc (mẫu M14): …
- Trước mỗi buổi thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi thu các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Hội đồng và lưu giữ tại phòng trực của Hội đồng. Khi cần thông tin khẩn cấp, cán bộ làm nhiệm vụ thi phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc thanh tra viên trong đoàn thanh tra của Bộ GDĐT giám sát trực tiếp tại Hội đồng coi thi.
- Chủ tịch Hội đồng coi thi quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho giám thị: đối với các môn tự luận, chậm nhất là 20 phút trước giờ bắt đầu làm bài; đối với các môn trắc nghiệm, chậm nhất là 45 phút trước giờ bắt đầu làm bài.
- Trường hợp thí sinh đến tại phòng thi muộn, nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho thí sinh dự thi; tất cả các trường hợp đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài đều không được dự thi.
- Giám thị ký tên vào giấy thi (hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm) của thí sinh.
- Giám thị cho thí sinh ký tên vào Danh sách dự thi.
- Mỗi phòng thi phải được trang bị 1 chiếc kéo dành cho giám thị cắt túi đề thi. Trước khi cắt túi đề thi và phát đề thi vào đúng thời điểm ghi trong lịch thi, giám thị phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đề thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh trong phòng thi.
- Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, giám thị yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi giám thị phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng coi thi ngay sau khi phát hiện.
- Chậm nhất 30 phút sau thời điểm tính giờ làm bài, thư ký hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi phải hoàn thành việc đến các phòng thi, nhận số đề thi thừa (nếu có) từ 2 giám thị trong phòng thi, lập biên bản giao nhận và niêm phong tại chỗ túi đựng đề thi thừa; sau đó bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng coi thi bảo quản.
- Trong các buổi thi, thí sinh không được ra ngoài phòng thi, trừ trường hợp đặc biệt chỉ được ra ngoài sau 2/3 thời gian làm bài thi. Nếu phải cho thí sinh ra ngoài, giám thị trong phòng thi giao thí sinh cho thanh tra, thanh tra giao cho giám thị ngoài phòng thi trực tiếp giám sát thí sinh cho đến khi thí sinh trở lại phòng thi. Đối với các trường hợp thí sinh ốm đau đột xuất, phải đề nghị giám thị bên ngoài phòng thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi để giải quyết.
- Khi thu bài, mỗi phòng thi xếp bài thành một tập, theo số báo danh từ nhỏ đến lớn; không sắp xếp bài thành tập riêng lẻ gồm 4 - 5 bài thi; trong một bài thi, các tờ giấy thi được lồng vào nhau. Cho thí sinh điền số tờ giấy thi và ký vào Phiếu thu bài thi; đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.
- Quy định đối với thí sinh thi trắc nghiệm:
+ Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT (mẫu M15), để chấm bằng hệ thống tự động (gồm máy quét và máy tính với phần mềm chuyên dụng).
+ Yêu cầu kỹ thuật đối với phiếu TLTN như sau:
Có đủ 10 mục cho thí sinh điền thông tin: 1. Tỉnh/thành phố …….......…..; 2. Hội đồng coi thi………………; 3. Phòng thi ……………; 4. Họ và tên thí sinh……………; 5. Ngày sinh……………; 6. Chữ ký của thí sinh………..…….; 7. Môn thi…………….; 8. Ngày thi……………; 9. Số báo danh (có 6 cột ghi chữ số)…………; 10. Mã đề thi………… (có 3 cột ghi chữ số).
+ Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép.
+ Khi tất cả thí sinh trong phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, thí sinh bắt đầu xem đề thi:
Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng, thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu TLTN); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.
+ Trường hợp phát hiện đề thi bị thiếu trang, thí sinh được giám thị cho đổi bằng đề thi dự phòng có mã đề thi tương ứng (hoặc mã đề thi khác với mã đề thi của 2 thí sinh ngồi hai bên).
+ Theo yêu cầu của giám thị, thí sinh tự ghi mã đề thi của mình vào 2 phiếu thu bài thi. Lưu ý, lúc này (chưa nộp bài) thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài thi.
+ Trường hợp khi làm bài, 2 thí sinh ngồi cạnh nhau có cùng mã đề thi, theo yêu cầu của giám thị, thí sinh phải di chuyển chỗ ngồi để đảm bảo 2 thí sinh ngồi cạnh nhau (theo hàng ngang) không có cùng mã đề thi.
+ Chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của thí sinh; bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.
+ Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.
+ Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
+ Thí sinh không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài. Trong trường hợp quá cần thiết, phải báo cho giám thị trong phòng thi (giám thị trong phòng thi có trách nhiệm báo cho giám thị ngoài phòng thi hoặc thành viên của Hội đồng coi thi biết); không được mang đề thi và phiếu TLTN ra ngoài phòng thi.
+ Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
+ Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu TLTN lên trên đề thi; chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, thí sinh phải ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.
+ Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.
- Giám thị coi thi trắc nghiệm có nhiệm vụ:
+ Nhận túi đề thi, phiếu TLTN, hồ sơ thi liên quan mang về phòng thi, ghi số báo danh của thí sinh lên bàn, ký tên vào phiếu TLTN, ký tên vào giấy nháp.
+ 30 phút trước giờ làm bài: gọi thí sinh vào phòng thi, phát phiếu TLTN và giấy nháp, hướng dẫn thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
+ 15 phút trước giờ làm bài: kiểm tra niêm phong túi đề thi, mở túi đề thi và phát đề thi theo số báo danh đã ghi trên bàn (kể cả số báo danh của thí sinh vắng mặt) theo quy định của Chủ tịch Hội đồng coi thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh để đề thi dưới phiếu TLTN và không được xem đề thi. Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lấy đề thi ra và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN. Nhắc thí sinh kiểm tra xem đề thi có đủ số câu theo quy định không, nội dung có được in rõ ràng, có thiếu chữ, mất nét hay không và tất cả các trang của đề thi có ghi cùng một mã đề thi không? Nếu có những chi tiết bất thường phải báo ngay cho giám thị xử lý. Giám thị thu đề thi của những thí sinh vắng mặt.
+ Thông báo giờ bắt đầu làm bài, thời gian làm bài thi tốt nghiệp là 60 phút.
+ 15 phút sau giờ làm bài, tại phòng thi, bàn giao cho thư ký Hội đồng coi thi: số phiếu TLTN, số đề thi còn dư và niêm phong.
+ Thông báo cho thí sinh khi thời gian làm bài thi còn 15 phút và nhắc thí sinh kiểm tra việc ghi và tô số báo danh, mã đề thi trên phiếu TLTN.
+ Hết giờ làm bài, thu phiếu TLTN (không thu đề thi).
- Xử lý trong khi coi thi trắc nghiệm:
+ Sau khi phát đề thi, một giám thị lần lượt yêu cầu từng thí sinh ghi mã đề thi của mình vào 02 phiếu thu bài thi, lưu ý thí sinh tuyệt đối không được ký tên vào phiếu vì lúc này chưa nộp bài. Giám thị có trách nhiệm quan sát thật kỹ để đảm bảo thí sinh đã ghi đúng mã đề thi của mình vào phiếu thu bài thi.
+ Trong trường hợp đề thi thiếu câu, mất nét, in mờ,... giám thị tìm đề thi có mã thi tương ứng hoặc có mã đề thi khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh để đổi cho thí sinh. Bảo đảm mỗi thí sinh chỉ được phát 01 đề thi có mã khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh.
+ Trong khi thí sinh làm bài, giám thị phải bảo vệ tất cả số đề thi và số phiếu TLTN đã nhận, không để lọt đề thi hoặc một phần của đề thi và phiếu TLTN ra khỏi phòng thi. Phiếu TLTN bị hỏng cũng phải được thu lại để bàn giao.
+ Nếu phát hiện 02 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang có cùng mã đề thi, cần chuyển ngay 01 trong 02 thí sinh sang chỗ khác, cùng hàng ngang, giữa 02 thí sinh có mã đề thi khác, sau đó ghi lại số báo danh của thí sinh trên bàn.
+ Khi phát hiện thí sinh làm bài sai quy cách phải nhắc thí sinh sửa chữa. Không cho thí sinh ra ngoài trong suốt thời gian làm bài, trường hợp quá cần thiết phải ra ngoài thì phải báo cho giám thị ngoài phòng thi xử lý. Giám thị phải thu lại đề thi và phiếu TLTN trước khi cho thí sinh ra ngoài.
+ Giám thị không thu phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài.
+ Khi hết giờ làm bài, giám thị yêu cầu thí sinh ngồi tại chỗ, đặt bút xuống và tiến hành thu phiếu TLTN. Trong quá trình thu phiếu TLTN, giám thị phải kiểm tra kỹ việc ghi và tô mã đề thi vào phiếu TLTN, việc ghi mã đề thi vào phiếu thu bài thi của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi trên phiếu TLTN và ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh; việc tô chì trong mục 10 tại các ô có tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột hay không). Thu phiếu TLTN của thí sinh nào thì yêu cầu thí sinh đó ký tên vào 02 phiếu thu bài thi.
+ Giám thị xếp phiếu TLTN theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, không xếp theo mã đề thi. Sau khi đã kiểm đủ tất cả số phiếu TLTN theo số thí sinh dự thi và rà soát kỹ việc ký tên của thí sinh, giám thị mới được cho thí sinh ra khỏi phòng thi.
+ Toàn bộ phiếu TLTN và một bản phiếu thu bài thi (đã ghi mã đề thi và chữ ký thí sinh) bỏ vào túi bài thi để nộp cho lãnh đạo hoặc thư ký Hội đồng coi thi, rồi cùng niêm phong và ký tên. Một bản phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho Hội đồng coi thi (để chuyển cho Giám đốc sở GDĐT lưu giữ, quản lý độc lập với Tổ xử lý bài thi).
- Quy định tại khoản 7 (Điều 22 của Quy chế 04) về niêm phong bài thi:
+ Túi số 1: đựng bài thi và 01 Phiếu thu bài thi theo phòng thi của mỗi buổi thi. Giám thị trong phòng thi thu bài, nộp bài thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được ủy quyền; sau khi thu nhận và kiểm tra số lượng bài thi của phòng thi, người nhận bài thi trực tiếp niêm phong túi số 1 trước hai giám thị nộp bài thi, rồi cả ba người ký vào mép giấy niêm phong bên ngoài túi;
+ Túi số 2: chứa các túi số 1 theo môn thi (lưu ý: có hai loại túi số 2 riêng để chứa bài thi của giáo dục THPT hoặc giáo dục thường xuyên): Ngay sau khi việc niêm phong các túi số 1 được hoàn tất, Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được ủy quyền trực tiếp niêm phong túi số 2 trước toàn thể các thành viên của Hội đồng. Bên ngoài túi số 2 (có thể là các thùng giấy chuẩn bị sẵn) có chữ ký vào mép giấy niêm phong của 2 đại diện giám thị, 2 thư ký và Chủ tịch Hội đồng coi thi;
+ Túi số 3: đựng hồ sơ coi thi, các loại biên bản lập tại phòng thi và biên bản của Hội đồng coi thi. Bên ngoài túi số 3 có chữ ký vào mép giấy niêm phong của 01 đại diện giám thị, 01 thư ký và Chủ tịch Hội đồng coi thi.
12. Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm về việc niêm phong, đóng gói, bảo quản và bàn giao trực tiếp cho Giám đốc sở GDĐT hoặc người được Giám đốc sở ủy quyền:
a) Bài thi trắc nghiệm và hồ sơ coi thi trắc nghiệm (có thể giao trực tiếp cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi, theo quy định của Giám đốc sở GDĐT);
b) Bài thi tự luận và hồ sơ coi thi tự luận.
13. Giao bài thi tự luận cho tỉnh khác chấm:
a) Giám đốc sở GDĐT hoặc người được ủy quyền giữ lại các biên bản xử lý thí sinh vi phạm quy chế. Lập danh sách thí sinh vi phạm quy chế bị huỷ kết quả bài thi (mẫu M16), gửi Danh sách này cho tỉnh chấm bài tự luận.
b) Giám đốc sở GDĐT thành lập tổ công tác giao bài thi tự luận và chuyển kết quả chấm thi tự luận cho tỉnh khác (theo phân công của Bộ GDĐT) chấm thi, gồm:
- Tổ trưởng: 01 lãnh đạo sở; trường hợp thành lập nhiều tổ công tác: tổ trưởng có thể là trưởng phòng;
- Thư ký: Chuyên viên Phòng Khảo thí hoặc các phòng khác;
- Thành viên: Thanh tra, công an và các chuyên viên khác của sở GDĐT.
c) Tổ công tác có trách nhiệm nhận bài thi tự luận đựng trong các túi số 2 còn nguyên niêm phong; bảng tổng hợp thí sinh vắng thi, số bài thi, số tờ giấy thi; danh sách thí sinh vi phạm quy chế bị huỷ kết quả bài thi và 02 đĩa CD có nội dung như nhau chứa dữ liệu do chương trình máy tính quy định (01 đĩa chính thức, 01 đĩa dự phòng); bảo vệ an toàn, bảo mật... và giao trực tiếp (không được gửi qua Bưu điện) cho Hội đồng chấm thi của sở khác, theo phân công của Bộ GDĐT, có chứng kiến của lãnh đạo sở có Hội đồng chấm bài tự luận. Hai bên chứng kiến việc chép dữ liệu từ đĩa CD chính thức vào máy tính của bên nhận; sau khi đã kiểm tra dữ liệu, lấy đĩa CD ra và niêm phong lại (bên nhận lưu giữ để đối chiếu khi cần thiết). Lập biên bản bàn giao (mẫu M17) trong đó ghi rõ số lượng túi số 2 của từng môn, tình trạng niêm phong, có xác nhận của bên giao, bên nhận và công an.
PHỤ LỤC 4
CHẤM THI, PHÚC KHẢO VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
I. CHẤM THI
1. Giám đốc sở GDĐT, theo Điều 23 của Quy chế 04, ra quyết định thành lập một Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT (sau đây gọi là Hội đồng chấm thi):
a) Nhiệm vụ:
- Chấm bài thi trắc nghiệm của các thí sinh dự thi tại tỉnh mình;
- Chấm bài thi tự luận của các thí sinh dự thi tại tỉnh khác, theo sự phân công của Bộ GDĐT, có tính đến sự tương đồng về số bài, số cán bộ chấm thi.
b) Thành phần:
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;
- Tổ chấm bài thi trắc nghiệm: Tổ trưởng là một lãnh đạo Hội đồng chấm thi, các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên, chuyên viên máy tính;
- Bộ phận giám sát chấm bài trắc nghiệm: Thanh tra sở GDĐT, thanh tra của Bộ GDĐT và công an PA25;
- Tổ chấm bài thi tự luận;
- Bộ phận làm phách;
- Bộ phận thư ký.
Chú ý: Phải bố trí đủ giám khảo (bình quân 1 giám khảo chấm 75 – 100 bài/ 1 ngày) để chấm đúng tiến độ đề ra.
2. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và Thư ký phải có mặt tại địa điểm chấm thi trước khi tiến hành chấm thi (thời gian cụ thể do Giám đốc sở GDĐT sở tại quy định) để thực hiện các công việc sau:
a) Tiếp nhận địa điểm chấm thi, kiểm tra công tác chuẩn bị, cơ sở vật chất và các phương tiện để tổ chức chấm thi;
b) Nhận toàn bộ bài thi trắc nghiệm, hồ sơ coi thi trắc nghiệm do sở GDĐT sở tại bàn giao, toàn bộ túi bài thi tự luận còn nguyên niêm phong, hồ sơ coi thi tự luận do sở GDĐT tỉnh khác, theo phân công của Bộ GDĐT, bàn giao còn nguyên niêm phong;
c) Thống nhất những quy định chung về tổ chức chấm thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng.
3. Chấm thi trắc nghiệm:
a) Tổ chấm trên máy bài thi của các môn thi trắc nghiệm chấm bài trắc nghiệm và giao nộp hồ sơ chấm thi trắc nghiệm, bài thi trắc nghiệm đã chấm cho sở GDĐT;
b) Bộ phận giám sát chấm bài trắc nghiệm thực hiện giám sát trực tiếp, liên tục các hoạt động của tổ chấm thi trắc nghiệm;
c) Xử lý bài thi và chấm thi:
- Các phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều được chấm bằng máy.
- Phiếu TLTN được giữ nguyên không rọc phách, do đó quá trình quét và xử lý phiếu TLTN phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục. Trước và sau khi quét, phiếu TLTN phải được niêm phong dưới sự chứng kiến của cán bộ giám sát. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả phiếu TLTN và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.
- Các file: (i) Danh sách hội đồng thi/ điểm thi; (ii) Danh sách thí sinh dự thi; (iii) Danh sách thí sinh vắng theo từng môn thi; (iv) Kết quả quét bài thi chính thức dạng text, không kèm theo số báo danh, đã kiểm dò kỹ, chưa chấm thi được ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, dán niêm phong, có chữ ký của những cán bộ giám sát: một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng/ Trưởng Ban chấm thi cất giữ, một đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ GDĐT (Cục KTKĐCLGD), chậm nhất là 7 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.
- Sau khi gửi chuyển phát nhanh về Cục KTKĐCLGD đĩa CD lưu các file dữ liệu, các đơn vị mới được mở niêm phong các file dữ liệu phục vụ chấm thi do Cục KTKĐCLGD đã gửi cho các đơn vị (gồm có: (i) Đáp án các câu trắc nghiệm của đề chuẩn và thang điểm của đề chuẩn; (ii) Tổ hợp hoán vị câu trắc nghiệm và tổ hợp hoán vị các phương án lựa chọn của các mã đề thi; (iii) Bảng quy đổi thang điểm 100 sang thang điểm 10) và tiến hành việc chấm thi.
- Chậm nhất 10 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi, các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD lưu các file dữ liệu xử lý và chấm thi chính thức về Cục KTKĐCLGD, bao gồm:
+ Kết quả bài thi (dạng text), trước khi xử lý;
+ File biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu TLTN;
+ Kết quả chấm thi chính thức của các bài thi.
4. Chấm thi tự luận
4.1. Mở niêm phong túi bài tự luận: Trước khi đánh phách, bộ phận làm phách mở niêm phong tập thể (thanh tra Bộ, thanh tra Sở, bộ phận làm phách), lập biên bản mở niêm phong túi bài thi tự luận (mẫu M18). Sở GDĐT tỉnh khác (có bài tự luận) chịu trách nhiệm về những sai lệch so với thực tế.
4.2. Những người làm phách bài thi tự luận làm việc độc lập với các tổ chấm thi. Trong thời gian cách ly của bộ phận làm phách, chỉ những người được Chủ tịch Hội đồng chấm thi cho phép bằng văn bản mới được vào nơi làm việc của bộ phận làm phách. Trưởng bộ phận làm phách và người làm máy tính trong bộ phận làm phách có trách nhiệm đặc biệt về bảo mật và được uỷ viên thanh tra giám sát liên tục, trực tiếp trong khi làm việc.
4.3. Tuỳ theo từng địa phương có thể tổ chức đánh phách 1 vòng hoặc 2 vòng độc lập. Trường hợp đánh phách 1 vòng thì những người đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi bắt đầu đánh phách đến khi chấm xong toàn bộ bài thi. Trường hợp đánh phách 2 vòng độc lập thì những người tham gia đánh phách chỉ phải cách ly theo từng buổi làm việc.
4.4. Quy trình đánh phách 2 vòng độc lập được hỗ trợ bởi phần mềm quản lý thi do Bộ GDĐT cung cấp, thực hiện như sau:
Bộ phận làm phách chia làm 2 tổ làm việc độc lập để thực hiện đánh phách theo 2 vòng. Tổ trưởng tổ làm phách chỉ đạo chung, không tham gia làm trực tiếp; ngoài tổ trưởng, các thành viên còn lại chia thành các nhóm 2 người.
a) Đánh phách lần 1: Căn cứ Danh sách dồn túi, mỗi nhóm (2 người) chịu trách nhiệm làm phách một số túi bài thi nhất định. Trình tự như sau: mở niêm phong túi bài thi của nhóm phụ trách; rút phiếu thu bài thi từ trong túi bài thi để riêng; đếm số bài thi và số tờ giấy thi thực tế trong túi so sánh với phiếu thu bài thi, nếu có sai lệch cần lập biên bản và báo ngay cho tổ trưởng để tổng hợp lại; xếp bài lên mặt bàn từ số báo danh thấp đến số báo danh cao đến khi hết bài thi trong các túi thu bài. Sau đó đếm từng sấp bài theo Danh sách dồn túi quy định, đưa vào túi chấm. Sau khi dồn túi xong, mỗi nhóm kiểm tra lại các thông số sau:
- Tổng số bài thi, tờ giấy thi của các phòng thi trong cùng nhóm bằng tổng số bài thi, tờ giấy thi của các túi chấm đã dồn trong nhóm, so với phiếu thu bài thi trong các túi;
- Sắp xếp bài thi trong túi chấm theo đúng thứ tự trong Danh sách dồn túi.
- Dùng bút đỏ gạch các số báo danh bỏ thi trong Danh sách dồn túi.
- Chuẩn bị sẵn các mảnh giấy nhỏ chừng 5 x 10 cm, ghim vào từng túi chấm để ghi các nội dung sau: Số túi chấm lấy theo số túi được xác định trong bảng phách lần 1; tổng số bài thi trong túi; tổng số tờ giấy thi trong túi.
Sau khi tất cả các nhóm tiến hành dồn túi xong, các số liệu về tổng số bài thi, số tờ giấy thi của từng nhóm được chuyển cho tổ trưởng kiểm tra, đối chiếu lại toàn bộ số liệu so với phiếu thu bài thi.
Căn cứ vào bảng đối chiếu số báo danh - số phách (do máy tính lập) thực hiện việc đánh phách lần 1: số phách lần 1 gồm 2 chữ số cuối của số phách, từ 01, 02, 03... cho tới hết mỗi túi chấm. Ghi dấu chấm (.) trước các số và ghi sát vào bên phải của ô phách để chỗ cho đánh phách lần 2. Bài thi nào không có thì số phách tương ứng bỏ trống. Như vậy số phách lần 1 của tất cả các túi đều như nhau. Do đó cần cẩn thận để không lạc bài thi từ túi chấm này sang túi chấm khác.
Sau khi đánh phách lần 1 xong, tiến hành cắt phách; dùng dây cao su buộc các đầu phách của túi chấm thành bó, dùng bút dạ ghi số thứ tự của túi chấm lần 1 lên tập đầu phách để tiện cho việc tra cứu sau này; sắp các túi chấm theo thứ tự tăng dần từ 1 đến hết. Bàn giao cho Tổ trưởng: các túi chấm đã đánh phách lần 1; các bó đầu phách để niêm phong.
Tổ trưởng thu các bảng phách lần 1 và niêm phong lại.
b) Trưởng bộ phận làm phách thực hiện các công việc sau đây:
- Phân công người ghi các thông tin: số bài thi, số tờ giấy thi có trong túi lên túi chấm;
- Lập Bảng đổi túi trên máy tính; chỉ một mình trưởng bộ phận làm phách biết và chịu trách nhiệm cho đến khi chấm xong;
- Một mình ghi trực tiếp lên túi chấm số túi lần 2 (theo bảng đổi túi) và vứt bỏ tờ giấy ghim có ghi số túi lần 1;
- Giao túi bài thi với số túi lần 2 ghi trên bì túi mới, cho người đánh phách lần 2.
c) Đánh phách lần 2 do tổ phách thứ hai thực hiện:
Người đánh phách lần 2 ghi nốt phần số phách tiếp theo (trùng với số túi chấm mới do trưởng bộ phận đã ghi) vào trước số phách đã đánh lần 1 của các bài thi. Như vậy số phách đầy đủ của mỗi bài thi trong túi sẽ có dạng như, ví dụ: 168.01, 168.02, 168.03....
Niêm phong các túi, cho túi bài thi vào thùng sắt, niêm phong thùng bài, thùng đầu phách, bảng phách, niêm phong chìa khoá, bàn giao cho người bảo mật.
Bộ phận làm phách bàn giao các túi chấm đã cắt phách cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chấm thi được ủy quyền.
Bộ phận làm phách bảo quản đầu phách; xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến phách theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng chấm thi hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chấm thi được ủy quyền; giao đầu phách (còn nguyên niêm phong) cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chấm thi được ủy quyền sau khi Hội đồng chấm thi hoàn thành việc lên điểm theo số phách.
4.5. Tổ trưởng, Phó tổ trưởng tổ chấm thi:
a) Phải có mặt trước khi chấm thi một ngày để nghiên cứu trước bản hướng dẫn chấm thi và chuẩn bị cho việc chấm thi của tổ;
b) Nghiên cứu trước và tổ chức cho các giám khảo trong tổ nghiên cứu bản hướng dẫn chấm thi; tổ chức chấm chung theo quy định;
c) Phân công giám khảo trong từng buổi chấm; bố trí 2 giám khảo chấm lần 1 và lần 2 ngồi ở 2 phòng chấm khác nhau. Giữ bí mật Danh sách phân công giám khảo chấm 2 vòng độc lập;
d) Nhận bài thi từ Chủ tịch Hội đồng chấm thi, giao bài thi cho các giám khảo trong tổ chấm, quản lý bài thi tại phòng chấm và giao lại cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi khi kết thúc mỗi buổi chấm;
đ) Điều hành, kiểm tra, giám sát việc chấm thi của các giám khảo trong tổ chấm thi; làm công tác thống kê, báo cáo theo quy định của Hội đồng chấm thi;
e) Cử giám khảo tham gia lên điểm, hồi phách xác suất bài thi.
g) Điều hành và giám sát việc kiểm tra lại điểm bài thi của các giám khảo.
4.6. Giám khảo: Chấm thi, đánh giá và cho điểm các bài thi theo đúng hướng dẫn chấm của Bộ GDĐT:
a) Trước khi giám khảo chấm bài thi tự luận, Tổ trưởng tổ chấm thi tổ chức cho các thành viên nghiên cứu hướng dẫn chấm thi của Bộ GDĐT và tiến hành chấm chung 10 bài thi để giúp cho mọi giám khảo của tổ nhất quán thực hiện hướng dẫn chấm thi. Các bài chấm chung phải được cho điểm ngay sau khi thống nhất điểm, phải ghi rõ "bài chấm chung" kèm theo chữ ký của Tổ trưởng tổ chấm thi và ít nhất 2 giám khảo. Tổ chấm thi lập biên bản thảo luận về việc chi tiết hóa hướng dẫn chấm, có chữ ký của tất cả thành viên và xác nhận của thanh tra Bộ. Nếu trong tổ có ý kiến thắc mắc không tự giải quyết được hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong hướng dẫn chấm thi thì phải đề nghị Chủ tịch Hội đồng chấm thi xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, tuyệt đối không được tự thay đổi hướng dẫn chấm thi và biểu điểm.
b) Mỗi bài thi tự luận phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách vào phiếu chấm cá nhân: Giám khảo thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên các phần giấy bỏ trống, không được ghi gì vào bài làm của thí sinh; điểm thành phần, điểm toàn bài và nhận xét được ghi vào phiếu chấm; Giám khảo thứ hai, ngoài việc ghi vào phiếu chấm cá nhân, phải ghi họ, tên vào ô quy định trên bài thi, ghi điểm thành phần vào lề bài thi, ngay cạnh ý được chấm.
c) Sau khi bài thi đã được hai giám khảo chấm xong, việc thống nhất điểm và ghi điểm vào bài thi được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy chế 04. Lưu ý: khi có thay đổi kết quả, chỉ sửa điểm trên bài thi, không sửa điểm trên các phiếu chấm cá nhân.
4.7. Việc nhập điểm theo số phách bài thi bằng máy tính do thư ký tổ chấm thi tự luận thực hiện.
5. Việc lên điểm bài thi theo số báo danh được tổ máy tính làm phách thực hiện.
6. Hội đồng chấm thi chấm bài tự luận giao bài thi tự luận đã chấm, Bảng ghi điểm thi tự luận theo từng Hội đồng thi (mẫu M19) cho Giám đốc sở GDĐT hoặc người được Giám đốc sở ủy quyền.
7. Giám đốc sở GDĐT hoặc người được Giám đốc sở ủy quyền ký tên và đóng dấu vào Bảng ghi điểm thi tự luận theo từng Hội đồng thi (mẫu M19), bàn giao cho sở có bài tự luận kèm theo 02 đĩa CD có nội dung như nhau chứa dữ liệu kết quả bài thi tự luận; lưu trữ bài tự luận của tỉnh khác.
II. PHÚC KHẢO
Sau khi công bố kết quả tạm thời của kỳ thi, các đơn vị tổ chức việc phúc khảo bài thi. Phúc khảo bài thi của thí sinh phải tuân theo Điều 26 của Quy chế 04; lưu ý những điểm dưới đây:
1. Trường nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh và lập Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm (mẫu M22), bài thi tự luận (mẫu M23) gửi sở GDĐT sở tại.
2. Giám đốc sở GDĐT thành lập một Hội đồng phúc khảo để phúc khảo các bài thi trắc nghiệm và tự luận mà Hội đồng chấm thi của tỉnh đã chấm.
3. Sở GDĐT tập hợp Danh sách đề nghị phúc khảo; rà soát, kiểm tra điều kiện phúc khảo; giao Danh sách đề nghị phúc khảo bài trắc nghiệm cho Hội đồng phúc khảo; chuyển Danh sách đề nghị phúc khảo bài tự luận (mẫu M24) cho sở GDĐT chấm bài tự luận.
4. Phúc khảo bài thi trắc nghiệm:
Chấm lại bài thi trắc nghiệm được phúc khảo; giao kết quả cho sở GDĐT sở tại. Các bước chấm phúc khảo:
a) Khi có mặt đầy đủ các thành viên của Tổ chấm phúc khảo và các thanh tra, giám sát viên, Tổ chấm phúc khảo tiến hành mở niêm phong và rút bài phúc khảo.
b) Thanh tra, giám sát viên và các thành viên Tổ chấm phúc khảo đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên phiếu TLTN với kết quả file đã quét lưu trong máy tính.
c) Nếu có những sai lệch, phải in phiếu chấm (từ phần mềm chấm thi) trước và sau khi sửa để lưu làm hồ sơ. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch. Việc điều chỉnh điểm thực hiện theo quy chế thi.
d) Những bài sau khi đã đối chiếu xong, được niêm phong lại; thanh tra, giám sát viên và thành viên Tổ chấm phúc khảo cùng ký niêm phong; sau đó được lưu giữ theo quy định.
đ) Kết thúc việc chấm phúc khảo, Tổ chấm phúc khảo lập biên bản tổng kết, có chữ ký của tất cả các thành viên, giám sát viên và thanh tra.
e) Lập các biên bản, thông báo kết quả phúc khảo bài thi trắc nghiệm và chuyển cho sở GDĐT sở tại.
5. Phúc khảo bài thi tự luận theo danh sách do sở GDĐT tỉnh khác chuyển đến:
- Rút bài thi tự luận (không có đầu phách); tổ chức chấm lại bài thi theo hướng dẫn chấm, đảm bảo đúng nguyên tắc hai giám khảo chấm độc lập trên một bài thi;
- Tổ chức đối thoại giữa cặp chấm của Hội đồng chấm thi và cặp chấm của Hội đồng phúc khảo nếu điểm bài thi tự luận chênh nhau từ 2,0 điểm trở lên;
- Điều chỉnh điểm của bài thi khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên. Kết luận điểm mới của bài thi;
- Thông báo kết quả phúc khảo bài thi tự luận, bàn giao các biên bản chấm, kết quả chấm cho sở GDĐT sở tại để chuyển cho sở GDĐT tỉnh khác có bài tự luận.
6. Niêm phong riêng các bài thi trắc nghiệm, các bài thi tự luận đã phúc khảo kèm theo phách và bàn giao cho sở GDĐT sở tại lưu trữ.
7. Lập hồ sơ phúc khảo, bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo, các biên bản của Hội đồng phúc khảo, các biên bản đối thoại giữa các cặp chấm thi (nếu có), danh sách thí sinh được thay đổi điểm bài thi.
III. CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
1. Hội đồng chấm thi căn cứ kết quả chấm thi trắc nghiệm, kết quả chấm thi tự luận (do sở GDĐT tỉnh khác chấm bài cung cấp), lập Bảng ghi điểm thi (mẫu M21), tổ chức xét tốt nghiệp cho thí sinh tỉnh mình; trình Giám đốc sở GDĐT công nhận kết quả tốt nghiệp.
2. Việc công nhận tốt nghiệp thực hiện theo quy định tại Chương VI của Quy chế 04. Lưu ý:
a) Thí sinh là người học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn nếu được xét đặc cách theo quy định tại Điều 28 của Quy chế 04 thì không phải có điều kiện về xếp loại hạnh kiểm;
b) Điểm liệt của bài thi là điểm 0;
c) Việc bảo lưu điểm thi quy định tại Điều 33 của Quy chế 04 chỉ áp dụng với thí sinh đã dự thi tốt nghiệp ở giáo dục thường xuyên trong các kỳ thi năm trước; nếu thí sinh đã dự thi tất cả các môn quy định của năm tổ chức thi tại kỳ thi lần 1 hoặc kỳ thi lần 2 thì được coi là dự thi đủ các môn quy định.
d) Nếu thí sinh có nhiều giấy chứng nhận nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Quy chế 04 thì chỉ được cộng điểm ưu đãi đối với 1 giấy chứng nhận có kết quả xếp loại cao nhất;
đ) Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (bao gồm cả chứng chỉ kỹ thuật viên tin học) quy định tại khoản 3 Điều 34 của Quy chế 04 là chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ GDĐT;
e) Về các tiêu chuẩn ưu tiên theo vùng miền quy định tại Điều 31 và Điều 35 Quy chế 04:
- Danh mục các xã, phường, thị trấn thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... được quy định tại các Quyết định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, còn hiệu lực thi hành.
- Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II được quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 1999-2005) và Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010.
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn không thuộc các xã đặc biệt khó khăn cũng được hưởng chế độ ưu tiên như thí sinh có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn.
3. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về việc duyệt thi tốt nghiệp cho thí sinh thuộc đơn vị mình. Khâu xét duyệt tốt nghiệp tại đơn vị phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế; nếu có biểu hiện chạy theo thành tích cần phải làm rõ, quy trách nhiệm cụ thể và xử lý đúng mức.
Sau khi công bố chính thức danh sách tốt nghiệp, các đơn vị phải báo cáo về Bộ GDĐT để xem xét, quyết định mọi khiếu nại về điểm thi và hồ sơ thi.
PHỤ LỤC 5
CÁC BIỂU MẪU DÙNG TRONG KỲ THI
Danh sách các mẫu: từ M1 đến M31
(Các mẫu khác nếu có, giữ nguyên như kỳ thi năm 2008)
Tên mẫu |
Nội dung |
M1 |
Danh sách các đơn vị tổ chức thi trên toàn quốc |
M2 |
Phiếu đăng ký dự thi |
M3 |
Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo lớp |
M4 |
Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo ban |
M5 |
Danh sách các trường phổ thông trong Sở |
M6 |
Danh sách các cụm trường |
M7 |
Danh sách thí sinh đăng ký thi theo cụm trường |
M8 |
Danh sách thí sinh theo phòng thi của cụm trường |
M9 |
Danh sách các Hội đồng coi thi |
M10 |
Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi thi |
M11 |
Bảng ghi tên dự thi |
M12 |
Danh sách thí sinh trong phòng thi |
M13 |
Thẻ dự thi |
M14 |
Giấy thi tự luận |
M15 |
Phiếu trả lời trắc nghiệm |
M16 |
Danh sách thí sinh vi phạm quy chế |
M17 |
Biên bản bàn giao bài thi tự luận |
M18 |
Biên bản mở niêm phong túi bài tự luận |
M19 |
Bảng ghi điểm thi tự luận |
M20 |
Biên bản bàn giao bài thi tự luận |
M21 |
Bảng ghi điểm thi |
M22 |
Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm |
M23 |
Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi tự luận |
M24 |
Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi tự luận (gửi sở chấm bài thi tự luận) |
M25 |
Báo cáo trước kỳ thi |
M26 |
Báo cáo nhanh coi thi |
M27 |
Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi |
M28 |
Báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp |
M29 |
Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp |
M30 |
Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp |
M31 |
Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (Tạm thời) |
(Các mẫu này có trong phần mềm quản lý thi gửi về các đơn vị và có trên website: www.moet.gov.vn).