Công văn 3007/TCT-CS năm 2020 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 3007/TCT-CS
Ngày ban hành 28/07/2020
Ngày có hiệu lực 28/07/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Lưu Đức Huy
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3007/TCT-CS
V/v chính sách thuế TNDN.

Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu.

Trả lời công văn số 284/CT-NVDTPC ngày 21/4/2020 của Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu đề nghị hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Khoản 12 Điều 1 Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 (sửa đổi, bổ sung Luật thuế TSTDN số 14/2008/QH12) quy định:

“12. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế

…4. Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.”.”

- Tại Khoản 2, Khoản 13 và Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ (sửa đổi , bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP) quy định:

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. …; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ….”

13. Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 15 như sau:

“đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;…; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi;…;”

14. Bổ sung Khoản 3a Điều 15 như sau:

“3a. Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”.”

- Tại Điều 3 Điều 24 và Điều 25 Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (thay thế Luật thủy sản số 17/2003/QH11) quy định:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

9. Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.

11. Ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống.”

Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;

b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;

d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.”

Điều 25. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

- Tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) quy định chi tiết về các mã ngành kinh tế thuộc cấp 1A - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong đó có mã 03214 - sản xuất giống thủy sản biển và mã 03224 - sản xuất giống thủy sản nội địa.

[...]