Công văn 2983/STTTT-CNTT năm 2024 hướng dẫn một số giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2983/STTTT-CNTT
Ngày ban hành 17/07/2024
Ngày có hiệu lực 17/07/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Minh Thành
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2983/STTTT-CNTT
Về hướng dẫn một số giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2014

 

Kính gửi:

- Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
- Các sở, ban, ngành;
- Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố;
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức;
- Ủy ban nhân dân các Quận/huyện;
- Các công ty, tổng công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra một số sự cố an toàn thông tin mạng, đặc biệt là các sự cố tấn công mã độc mã hóa tống tiền (ransomware), gây thiệt hại và làm gián đoạn dịch vụ trực tuyến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Việc khắc phục và phục hồi sau sự cố an toàn thông tin mạng còn chậm và lúng túng. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa tuân thủ và triển khai đầy đủ các quy định bảo đảm an toàn thông tin mạng, điển hình là: không có bản sao lưu dữ liệu ngoại tuyến “offline”, không có hoặc có kế hoạch khôi phục nhanh sau sự cố nhưng không phù hợp, để xảy ra sự cố do những lỗi cơ bản, chưa triển khai phần mềm chống mã độc trên các máy ch quan trọng, chưa giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) đầy đủ để kịp thời phát hiện bất thường trong hệ thống, ...

Để tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin và phục hồi nhanh hoạt động sau sự cố, bên cạnh việc triển khai đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành hướng dẫn triển khai 06 giải pháp trọng tâm tại phụ lục đính kèm. Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn vị nghiên cứu thực hiện.

Đầu mối hỗ trợ: Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thành phố:

- Số điện thoại hotline 24/7: 0889490111.

- Số điện thoại trong giờ hành chính: 38233717 ext: 111.

- Thư điện tử: ATTT@tphcm.gov.vn.

Đầu mối h trợ hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn hệ thống thông tin:

Ông Lê Phương, chuyên viên Phòng Công nghệ thông tin, số điện thoại: 0908.021.155, email: lphuong.stttt@tphcm.gov.vn.

Ông Lưu Tuấn Kiệt, chuyên viên Phòng Công nghệ thông tin, số điện thoại: 0906.477.903, email: ltkiet.stttt@tphcm.gov.vn.

S Thông tin và Truyền thông chuyển thông tin đến các đơn vị để biết và khẩn trương thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc S
;
- PGĐ Võ Minh Thành;
- Lưu: VT, P.CNTT (TK.110).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Võ Minh Thành

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN 06 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HTTT VÀ PHỤC HỒI NHANH HOẠT ĐỘNG SAU SỰ CỐ ATTT MẠNG
(Kèm theo Công văn số 2983/STTTT-CNTT ngày 17/7/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông)

I. ĐỊNH KỲ THỰC HIỆN SAO LƯU DỮ LIỆU NGOẠI TUYẾN “OFFLINE”, CÔ LẬP (ISOLATE/AIR GAP). VỚI CHIẾN LƯỢC SAO LƯU DỮ LIỆU THEO NGUYÊN TẮC 3-2-1: CÓ 03 BẢN SAO DỮ LIỆU, LƯU TRỮ TRÊN 02 PHƯƠNG TIỆN LƯU TRỮ KHÁC NHAU, VỚI 01 BẢN SAO LƯU NGOẠI TUYẾN “OFFLINE”.

Định kỳ thực hiện sao lưu dữ liệu ngoại tuyến “offline”. Với chiến lược sao lưu dữ liệu theo nguyên tắc 3-2-1: có ít nhất 03 bản sao dữ liệu, lưu trữ bản sao trên 02 phương tiện lưu trữ khác nhau, với 01 bản sao lưu ngoại tuyến “offline”. Dữ liệu sao lưu offline phải được tách biệt hoàn toàn, không kết nối mạng hoặc được cô lập (isolate/air gap) để phòng chống tấn công leo thang vào hệ thống lưu trữ.

Bản sao lưu ngoại tuyến được triển khai bng một trong các giải pháp sau để phòng chống tấn công theo tháng vào hệ thống sao lưu, như sau:

+ Sao lưu bằng Tape/USB/ cứng di động, ...sau khi kết thúc phiên sao lưu, các thiết bị lưu trữ được tách rời khỏi hệ thống, không kết nối mạng;

+ Có giải pháp cô lập (isolate/airgap), khi kết thúc phiên sao lưu dữ liệu, giải pháp này cho phép cô lập/ngắt kết ni lôgic của hệ thống sao lưu.

Triển khai chiến lược sao lưu và phục hồi dữ liệu, đảm bảo các yêu cầu đặt ra phù hợp với thực tế. Đồng thời xây dựng quy trình các bước sao lưu và phục hồi dữ liệu tương ứng với từng loại dữ liệu và hệ thống thông tin (HTTT).

Để xây dựng phương án sao lưu dữ liệu hệ thống, tổ chức cần dựa trên một số tiêu chí để xác định được mục tiêu khôi phục mà tổ chức mong muốn. Các tiêu chí để xác định mục tiêu khôi phục có thể là: Recovery Time Objective - RTO, Recovery Point Objective - RPO...

Recovery Time Objective - RTO: là thời gian khôi phục hệ thống mà tổ chức mong muốn: RTO có thể vài tiếng hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày.

Recovery Point Objective - RPO: là khoảng thời gian mà dữ liệu có thể bị mất không thể khôi phục mà tổ chức có thể chấp nhận được.

Với mỗi hệ thống khác nhau, với mỗi lượng dữ liệu lưu trữ của từng hệ thống, tổ chức có thể lựa chọn phương án sao lưu ở mức tập tin, hoặc mức máy ảo. Đối với mỗi mức sao lưu, quy trình khôi phục hệ thống cũng sẽ khác nhau, các cơ quan, đơn vị cần xây dựng phương án phù hợp theo nhu cầu khôi phục của cơ quan, đơn vị.

Đối với sao lưu mức máy ảo, các dữ liệu sao lưu sẽ rất lớn. Khuyến nghị nên sử dụng các thiết bị sao lưu có tốc độ đọc ghi cao để đảm bảo tốc độ đọc ghi dữ liệu trong suốt quá trình sao lưu và khôi phục dữ liệu.

Dữ liệu sao lưu tối thiểu như sau: cấu hình của hệ thống và các phần mềm, ứng dụng; logfile; dữ liệu quan trọng của hệ thống; .... Căn cứ yêu cầu thực tế của HTTT và nhu cầu, năng lực của tổ chức để thực hiện sao lưu theo kỳ, đối tượng dữ liệu sao lưu, ... nhằm đảm bảo đủ điu kiện để có thể nhanh chóng khôi phục hoạt động của hệ thống nếu xảy ra tấn công mạng.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ