Công văn 289/LĐTBXH-BĐG thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 289/LĐTBXH-BĐG
Ngày ban hành 28/01/2013
Ngày có hiệu lực 28/01/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thanh Hòa
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 289/LĐTBXH-BĐG
V/v triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2013.

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới trên phạm vi cả nước đã thu được những kết quả bước đầu, song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các Chiến lược, Chương trình có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Ban, ngành liên quan tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm trong năm 2013 như sau:

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

- Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cụ thể:

+ Đối tượng: Năm 2013, đề nghị tập trung vào nhóm đối tượng trẻ như thanh niên, học sinh, sinh viên, cán bộ làm truyền thông và các cấp lãnh đạo.

+ Nội dung: Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thông qua các hình thức phù hợp để tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về bình đẳng giới đối với toàn xã hội.

Chú trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng định kiến giới là nguyên nhân làm gia tăng chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh, chú trọng tuyên truyền nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên cơ sở giới; trong đó có vấn đề xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

+ Hình thức: Thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình, chiến dịch, truyền thông tại cộng đồng; khuyến khích các địa phương xây dựng và lắp đặt các pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền nhằm tạo hiệu ứng tốt cho công tác truyền thông, lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị...

- Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về bình đẳng giới ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới.

2. Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới

- Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp theo quy định hiện hành, phù hợp với thực tế của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp.

+ Đối với cấp trung ương: Phân công đơn vị chuyên môn để tham mưu, thực hiện công tác bình đẳng giới.

+ Đối với cấp địa phương: Phân công làm rõ trách nhiệm cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tổ chức tập huấn kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ, công chức nói chung và cán bộ chuyên trách nói riêng; đối với các cơ quan làm chính sách cần chú trọng tới các lĩnh vực có đông phụ nữ tham gia.

+ Đối với cấp trung ương: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho cán bộ làm công tác xây dựng và hoạch định chính sách, cán bộ pháp chế, thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để từng bước có đủ kiến thức cần thiết xác định được những nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.

+ Đối với cấp địa phương: Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức giới và kỹ năng lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách cho cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới, cán bộ tư pháp, thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lao động - xã hội cấp xã.

3. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới

- Xây dựng và phát triển các hệ thống dịch vụ nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Thí điểm xây dựng các mô hình dịch vụ nhằm hỗ trợ cả nam và nữ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

- Tăng cường xã hội hóa và công tác phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra về bình đẳng giới

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra về bình đẳng giới nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, trong đó có Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội những khó khăn, vướng mắc và những đề xuất cần tháo gỡ trong việc thực hiện Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

5. Về triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015

Căn cứ nội dung được nêu tại Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, thực trạng công tác bình đẳng giới của đơn vị và chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động gắn với từng dự án năm 2013. Trong đó, tập trung ưu tiên những hoạt động phù hợp nhiệm vụ và thế mạnh của đơn vị; đồng thời chú ý lồng ghép với các chương trình, dự án khác mà đơn vị đang quản lý hoặc đang thực hiện.

Năm 2013, Ngân sách trung ương đã bố trí kinh phí cho một số Bộ, ngành trung ương và hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

a) Đối với cơ quan trung ương:

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ