BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2800/CHHVN-TCCB
V/ xây dựng Đề án xác định vị trí việc
làm, biên chế, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011
|
Kinh
gửi:
|
- Các cơ quan tham mưu giúp việc
Cục trưởng
- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Cục
|
Thực hiện Nghị định số
21/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, Công văn
số 7872/BGTVT-TCCB ngày 23/11/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng Đề
án xác định vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch;
Để có cơ sở trình Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ giao và bổ sung chỉ tiêu
biên chế hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao
biên chế tổ chức xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu công
chức, viên chức theo từng ngạch theo Đề án mẫu của Bộ Giao thông vận tải.
Các cơ quan, đơn vị tra cứu Đề
án mẫu tại website của Cục Hàng hải Việt Nam, địa chỉ: http://www.vinamarine.gov.vn
- Văn bản chỉ đạo điều hành.
Đề án gửi về Cục Hàng hải Việt
Nam (qua Phòng Tổ chức cán bộ) trước ngày 08/12/2011 bằng văn bản và qua thư điện
tử theo địa chỉ maitp@vinamarine.gov.vn để kịp tổng hợp, trình Bộ
Giao thông vận tải.
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Quản lý website Cục (để p/h);
- Lưu: TCCB; Ltr
|
CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Huệ
|
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƠN
VỊ…
ĐỀ ÁN
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ, CƠ CẤU CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC THEO NGẠCH
CỦA… NĂM…
...,
tháng… năm …
ĐỀ ÁN
XÁC
ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ VÀ CƠ CẤU CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THEO NGẠCH
Việc xây dựng Đề án này gồm 3
phần chủ yếu sau:
Phần I:
THỰC TRẠNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ, CƠ CẤU CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC THEO NGẠCH CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
I. Khái quát chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
1. Cơ sở pháp lý quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
a) Văn bản pháp lý quy định đối
với cơ quan, tổ chức hành chính.
b)Văn bản pháp lý đối với đơn
vị sự nghiệp.
2. Quá trình tổ chức thực
hiện
a) Đối với cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
b) Đối với các tổ chức thuộc
cơ cấu bên trong.
3. Nhận xét, đánh giá
a) Mặt được;
b) Hạn chế, bất cập;
c) Kiến nghị (nếu có).
II. Về thực trạng biên chế
theo vị trí việc làm và công chức, viên chức
1. Biên chế theo vị trí việc
làm:
a) Biên chế được giao;
b) Biên chế thực tế sử dụng:
+ Biên chế chung của cơ quan,
tổ chức, đơn vị;
+ Biên chế riêng của các tổ chức
bên trong.
c) Nhận xét, đánh giá:
+ Mặt được: Về cơ bản các Bộ,
ngành và địa phương đã sử dụng đúng số biên chế được giao để tuyển dụng người
vào làm việc theo vị trí việc làm.
+ Hạn chế, bất cập: Tình hình
chung, việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm và việc giao biên chế cho các Bộ,
ngành, địa phương vẫn chưa theo vị trí việc làm. Vì vấn đề cơ bản chưa xây dựng
được Đề án xác định vị trí việc làm để có cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung
biên chế theo đúng vị trí việc làm đã được xác định.
+ Kiến nghị, đề xuất.
2. Công chức, viên chức
a) Tổng số công chức, viên chức
thực tế có mặt; trong đó:
+ Về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ được đào tạo: Tiến sỹ:…; Thạc sỹ:...; Cử nhân/Kỹ sư: … ; Cao đẳng: … ;
Trung cấp: … ; Chưa qua đào tạo:…..
+ Về trình độ lý luận chính trị
và quản lý nhà nước: Cao cấp, Trung cấp. b) Về cơ cấu ngạch:
- Chung của cơ quan, tổ chức,
đơn vị
+ Chuyên viên cao cấp và tương
đương: Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Chuyên viên chính và tương
đương:
Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Chuyên viên và tương đương:
Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Cán sự và tương đương:
Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Nhân viên:
Số lượng:
tỷ lệ %;
- Theo cơ cấu tổ chức bên
trong của cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Chuyên viên cao cấp và tương
đương: Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Chuyên viên chính và tương
đương:
Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Chuyên viên và tương đương:
Số lượng:
tỷ lệ %;
+Cán sự và tương đương:
Số lượng:
tỷ lệ %;
+ Nhân viên:
Số lượng:
tỷ lệ %;
c) Bảng tổng hợp thực trạng
chung
Tên:
cơ quan, tổ chức, đơn vị
|
Thực
trạng vị trí việc làm
|
Biên
chế
|
Cơ
cấu CC, VC hiện có
|
Tên
vị trí
|
Mô
tả nội dung công việc
|
CVCC
|
CVC
|
CV
|
CS
|
NV
|
I. Cơ quan tổ chức hành
chính
1. Lãnh đạo Bộ, ngành, ĐF
2. Các Vụ
a) Phòng 1
b) Phòng 2
3. Các Cục
a) Phòng 1
b) Phòng 2
4. Tổng Cục
a) Vụ (Ban)1
- Phòng a
- Phòng b
…
b) Cục 1
- Phòng a
- Phòng b
…
II. Đơn vị sự nghiệp
1. Đơn vị A…
2. Đơn vị B…
|
1. Lãnh đạo, quản lý
a. Cấp trưởng
b. Cấp phó
2. Thực thi, thừa hành
a…
b…
c…
|
- Công việc chính của cấp
trưởng, cấp phó…:
+ Quản lý
+ Thực thi, thừa hành
- Công việc chính của từng
công chức thực thi, thừa hành theo vị trí việc làm
|
- Công chức được giao
theo vị trí việc làm của cơ quan
- Viên chức được giao theo
vị trí, việc làm của đơn vị
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
d) Nhận xét, đánh giá:
+ Mặt được;
+ Hạn chế, bất cập;
+ Đề xuất, kiến nghị.
Phần II.
ĐỀ XUẤT XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ BIÊN CHẾ VÀ CƠ CẤU
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THEO NGẠCH
Nguyên tắc, từ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có để xác định vị trí việc làm,
biên chế và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch của cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu công việc thực tế đòi hỏi.
Việc xác định vị trí việc làm
gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch của từng cơ
quan, tổ chức, đơn vị như sau:
1. Khung vị trí việc làm
chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Việc xây dựng khung vị trí việc
làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trong đó cần xác định được các loại vị trí việc
làm sau:
a) Vị trí của lãnh đạo, quản
lý, bao gồm: từ vị trí của Phó trưởng phòng trở lên đến người đứng đầu đơn vị.
b) Vị trí của công chức, viên
chức thực thi, thừa hành, bao gồm: các vị trí việc làm của công chức, viên chức
không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
c) Mô tả việc làm của từng vị
trí việc làm của lãnh đạo quản lý và thực thi, thừa hành; trong đó xác định được
rõ ràng, đầy đủ các đầu công việc chính của từng vị trí việc làm.
Trên cơ sở đó xác định tổng
số lượng vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Mô tả công việc của công
chức, viên chức
a) Liệt kê các công việc
chính, cơ bản của một chức danh hoặc chức vụ (phải thực hiện thường xuyên, liên
tục, có tính ổn định lâu dài và lặp đi lặp lại gắn với chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị theo từng vị trí việc làm và dự tính thời gian thực hiện dành cho các
công việc chính đó theo mỗi nhiệm vụ).
b) Các nhiệm vụ khác (phối hợp,
đột xuất, tham gia, khảo sát, nắm tình hình thực tế cơ sở).
c) Mô tả công việc theo nội
dung, quy trình, thủ tục, thời gian xử lý, sản phẩm đầu ra hay kết quả công việc
thực hiện theo vị trí việc làm.
d) Điều kiện làm việc (trang
thiết bị, phần mềm quản lý, địa bàn công tác).
đ) Kết quả chung sản phẩm phải
đạt được theo vị trí việc làm trong ngày, tháng, năm (khối lượng công việc hoàn
thành, sản phẩm, dịch vụ cơ bản; đối tượng được hưởng lợi ích từ những kết quả
công việc này và hưởng thế nào).
3. Biên chế công chức và số
lượng viên chức (số lượng người làm việc) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Xác định biên chế công chức
theo các vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:
- Biên chế công chức trong các
cơ quan, tổ chức hành chính;
- Biên chế công chức theo chức
danh quy định trong các đơn vị sự nghiệp.
b) Xác định số lượng viên chức
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và trong các cơ quan, tổ chức hành
chính (nếu có).
c) Phân loại vị trí việc làm
và xác định biên chế, số lượng viên chức theo vị trí việc làm trong ba trường hợp:
- Mỗi vị trí việc làm tương ứng
với 01 biên chế hay 01 người làm việc;
- Mỗi vị trí việc làm tương ứng
với nhiều hơn 01 biên chế hay nhiều hơn 01 người làm việc;
- Mỗi vị trí việc làm tương ứng
với ít hơn 01 biên chế hay ít hơn 01 người làm việc.
Trên cơ sở đó, tổng hợp số
biên chế công chức và số viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với
các loại vị trí việc làm đã được xác định và phân loại.
4. Cơ cấu công chức, viên
chức theo ngạch trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Chuyên viên cao cấp và
tương đương: Số lượng và tỷ lệ (%);
b) Chuyên viên chính và tương
đương: Số lượng và tỷ lệ (%);
c) Chuyên viên và tương đương:
Số lượng và tỷ lệ (%);
d) Cán sự và tương đương: Số
lượng và tỷ lệ (%);
đ) Nhân viên: Số lượng và tỷ lệ
(%).
Về nguyên tắc, tỷ lệ cơ cấu
công chức, viên chức theo ngạch trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì loại
chuyên viên cao cấp ít hơn chuyên viên chính và chuyên viên chính ít hơn chuyên
viên một cách hợp lý theo hình tháp; phù hợp với yêu cầu và nội dung công việc
của từng loại cơ cấu công chức, viên chức. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ cấu này tùy thuộc
vào vị trí pháp lý và theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị
ở cấp Trung ương và địa phương.
5. Bảng tổng hợp chung
Tên:
cơ quan, tổ chức, đơn vị
|
Thực
trạng vị trí việc làm
|
Biên
chế
|
Cơ
cấu CC, VC hiện có
|
Tên
vị trí
|
Mô
tả nội dung công việc
|
CVCC
|
CVC
|
CV
|
CS
|
NV
|
I. Cơ quan tổ chức hành
chính
1. Lãnh đạo Bộ, ngành, ĐF
2. Các Vụ
a) Phòng 1
b) Phòng 2
3. Các Cục
a) Phòng 1
b) Phòng 2
4. Tổng Cục
a) Vụ (Ban)1
- Phòng a
- Phòng b
…
b) Cục 1
- Phòng a
- Phòng b
…
II. Đơn vị sự nghiệp
1. Đơn vị A…
2. Đơn vị B…
|
1. Lãnh đạo, quản lý
a. Cấp trưởng
b. Cấp phó
2. Thực thi, thừa hành
a…
b…
c…
|
- Công việc chính của cấp trưởng,
cấp phó…:
+ Quản lý
+ Thực thi, thừa hành
- Công việc chính của từng
công chức thực thi, thừa hành theo vị trí việc làm
|
- Công chức đề nghị theo vị
trí việc làm của cơ quan
- Viên chức đề nghị theo vị
trí, việc làm của đơn vị
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Tổng
|
Phần III.
HỒ SƠ TRÌNH ĐỀ ÁN VÀ CẤP CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT, PHÊ
DUYỆT HOẶC QUYẾT ĐỊNH
Theo quy định tại Điều
12 Nghị định 21/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công
chức như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị
xây dựng Đề án lập hồ sơ gửi cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo
quy định
Hồ sơ gửi đề án này bao gồm:
- Văn bản đề nghị xem xét quyết
định hoặc phê duyệt Đề án;
- Đề án xác định vị trí việc
làm, biên chế và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch;
- Các tài liệu liên quan đến Đề
án.
2. Văn bản đề nghị xem xét,
phê duyệt Đề án này do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ký và văn bản đề
nghị có những nội dung chủ yếu sau:
- Sự cần thiết và cơ sở để xây dựng
Đề án;
- Nội dung chính của Đề án;
- Kiến nghị, đề xuất.
3. Phê duyệt hoặc quyết định
Đề án
- Cấp trên trực tiếp nhận được hồ
sơ Đề án có trách nhiệm xem xét, phê duyệt hoặc tổng hợp để trình cấp có thẩm
quyền quyết định;
- Cấp có thẩm quyền quyết định Đề
án sau khi có văn bản thẩm định, thẩm tra của cơ quan chức năng theo quy định của
pháp luật./.
Thủ
trưởng cơ quan xây dựng Đề án
(Ký
tên, đóng dấu)
|
Thủ
trưởng cơ quan phê duyệt Đề án
(Ký
tên, đóng dấu)
|