Công văn 2772/GDĐT-VP năm 2011 hướng dẫn và quy định việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2772/GDĐT-VP
Ngày ban hành 03/11/2011
Ngày có hiệu lực 03/11/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2772/GDĐT-VP
Về hướng dẫn và quy định việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2011

 

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện;
- Các trường Trung học phổ thông, TCCN-CĐ;
- Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ văn bản số 2409/GDĐT-VP ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện công tác thi đua - khen thưởng năm học 2011-2012.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc viết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm làm cơ sở cho việc xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng vào cuối năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị việc đăng ký, tổ chức chấm và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm năm học 2010- 2011 như sau:

I/- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm là kết quả nghiên cứu, lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành.

- Sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

- Các đơn vị tổ chức phát động phong trào viết, áp dụng sáng kiến vào việc đổi mới công tác quản lý giáo dục và giảng dạy.

II/- NỘI DUNG - CẤU TRÚC

1. Về nội dung

Nội dung đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm cần tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy - học và giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ, hiệu quả hoạt động của chuyên môn, của các bộ phận chức năng, hiệu quả các hoạt động phong trào thi đua của đơn vị.

2. Về cấu trúc:

a) Đặt vấn đề:

- Nêu rõ lý do, sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo; cơ sở của đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì, được xuất phát từ yêu cầu thực tế nào...;

- Tổng quan những thông tin liên quan về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn đề;

- Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của địa phương.

b) Nội dung:

- Nêu thực trạng của vấn đề.

- Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện.

- Các phương pháp hoạt động thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo...

- Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài.

- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm.

c) Kết luận:

- Khẳng định được những giá trị của đề tài, SKKN như: tính mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn, tính hiệu quả

- Những kiến nghị, đề xuất (nếu có)

III/- ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

[...]