Công văn 1200/SGD&ĐT năm 2008 hướng dẫn viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 1200/SGD&ĐT
Ngày ban hành 26/11/2008
Ngày có hiệu lực 26/11/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Trịnh Đào Thiên
Lĩnh vực Giáo dục

UBND TỈNH GIA LAI
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1200/SGD&ĐT
V/v : Hướng dẫn viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm

Pleiku, ngày 26 tháng 11 năm 2008

 

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố
- Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai

Thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, trong khi chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, để giúp cho các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị trường học, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh thuận lợi trong việc đánh giá, xếp loại và viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai hướng dẫn như sau:

I. Sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến : Ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn.

Kinh nghiệm : Điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải.

Sáng kiến kinh nghiệm: Là những điều hiểu biết mới, những ý kiến mới có được do từng trải, do tiếp xúc với tài liệu và với thực tế ..., làm cho công việc được tiến hành tốt hơn.

Trong thực tiễn công tác quản lý giáo dục, chỉ đạo và giảng dạy, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đều có những suy nghĩ và việc làm mới, sáng tạo. Những suy nghĩ và việc làm sáng tạo đó được áp dụng nhiều lần trong thực tế có kết quả tốt; có tác động tích cực làm nâng cao và chuyển biến đến chất lượng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy, hoặc trong quá trình thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của cấp trên giao đã có nhiều biện pháp cải tiến, sáng tạo mang lại thành công và nhiều hiệu quả tốt. Những việc làm đó được xem là sáng kiến kinh nghiệm.

II. Định hướng nghiên cứu các đề tài SKKN như sau:

- SKKN về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường;

- SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị;

- SKKN trong thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập;

- SKKN trong việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới;

- SKKN trong tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường;

- SKKN về nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp;

- SKKN về cải tiến về nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội;

- SKKN trong công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp;

- SKKN trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động trong các đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử, nhất là phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy;

- SKKN huy động học sinh dân tộc thiểu số đến trường, lớp học, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy- học, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ..v.v...

III. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1. Hình thức viết SKKN:

Căn cứ vào đặc điểm của từng cấp học, ngành học; căn cứ vào thực tế chỉ đạo việc xét chọn, đánh giá, công nhận SKKN của những năm qua, Sở gợi ý một số cách viết chủ yếu như sau:

a. Viết dưới hình thức tổng kết kinh nghiệm:

Lối viết này mang tính tổng hợp, khái quát, đòi hỏi người viết phải dùng lý luận về giáo dục học, tâm lý học để phân tích, đánh giá thực tế giáo dục. Cách viết này thường áp dụng trong việc tổng kết đánh giá kinh nghiệm một cách toàn diện đối với một đơn vị hoặc một vấn đề lớn.

b. Viết theo lối báo cáo thực tế:

Cách viết này kinh nghiệm rút ra từ những thực tế việc làm cụ thể. Ở phần cuối của báo cáo có nêu ra khái quát những bài học kinh nghiệm; hình thức này áp dụng trong trường hợp báo cáo, trình bày ở hội nghị sơ, tổng kết hoặc chuyên đề.

c. Viết theo lối tường thuật:

Theo cách này, người viết nêu lên những SKKN trong chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác khác của mình, thông qua những hoạt động cụ thể. Những hoạt động được chọn phải thật điển hình, tiêu biểu, phục vụ cho nội dung đề tài đã được xác định. Điều chủ yếu là thông qua những hoạt động này, người viết phải nêu lên được cụ thể, hợp lý cách làm mới, có tính sáng tạo, sáng kiến cải tiến, để giải quyết một thực tế về chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác của mình có kết quả tốt; cần nêu quá trình các hoạt động này theo diễn biến thời gian của giai đoạn trước và sau khi tác động các biện pháp chỉ đạo, quản lý, giáo dục, giảng dạy. Đây là cách viết phổ biến đối với cá nhân.

2. Xác định đề tài:

[...]