Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 2585/BNN-TCLN thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2585/BNN-TCLN
Ngày ban hành 16/08/2012
Ngày có hiệu lực 16/08/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2585/BNN-TCLN
V/v thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2012

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tại văn bản số 2172/TTr-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2012 về việc đề nghị thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

I. NHẬN XÉT KẾT QUẢ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG TRỊ

1. Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các nguồn thông tin, tư liệu và phương pháp sử dụng và nội dung giải quyết trong quy hoạch

Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020 có bố cục, nội dung, phương pháp khá hợp lý, được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản hướng dẫn hiện hành về lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

2. Sự phù hợp của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị

Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020 đã quan tâm đến các lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng, khai thác gỗ rừng trồng, chế biến gỗ, dịch vụ môi trường rừng, ... phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam tại khu vực Duyên hải Bắc Trung bộ.

3. Về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng và các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Mục tiêu:

Thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 294.770 ha đất lâm nghiệp quy hoạch chi tiết cho 3 loại rừng và 229.844 ha rừng hiện có năm 2011. Bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái góp phần tích cực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng.

- Về kinh tế: Tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 8-10% năm, góp phần tăng GDP của tỉnh từ 5- 7%. Tạo ra giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp từ 600 - 700 tỷ đồng vào năm 2015, phấn đấu đến năm 2020 đạt 900 - 1.000 tỷ đồng. Tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 10-15 triệu đồng/ha/năm. Nâng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng (PFES), cơ chế phát triển sạch (CDM) và du lịch sinh thái.

- Về xã hội: Thu hút khoảng 20.000 - 22.000 lao động/năm tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho những hộ gia đình sinh sống trong khu vực lâm nghiệp, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới thuộc diện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tích cực tham gia công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

- Về môi trường: Nâng độ che phủ của rừng lên 50% vào năm 2015 và giữ ổn định đến năm 2020.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với mục tiêu quy hoạch theo báo cáo của tỉnh.

b) Nhiệm vụ chủ yếu:

- Bảo vệ rừng: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có năm 2011 là 229.844 ha và diện tích rừng được trồng mới 24.600 ha, diện tích khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung thành rừng trong tổng số 9.400 ha địa phương dự kiến thực hiện trong giai đoạn quy hoạch 2011 - 2020.

- Về phát triển rừng

+ Trồng rừng tập trung trên đất trống: 24.600 ha (đặc dụng 2.375 ha; phòng hộ: 6.715 ha; sản xuất: 15.510 ha).

+ Trồng lại rừng sau khai thác trắng rừng trồng: 39.680 ha.

+ Trồng rừng theo biện pháp cải tạo rừng nghèo kiệt: 2.350 ha

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 9.400 ha (đặc dụng: 5.250 ha; phòng hộ: 4.150 ha).

+ Làm giàu/nuôi dưỡng rừng: 5.400 ha

+ Trồng cây phân tán: Trên 38-40 triệu cây lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cơ bản nhất trí với quy hoạch phát triển rừng theo báo cáo quy hoạch của tỉnh, tuy nhiên đề nghị tỉnh cân nhắc chỉ tiêu khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng cho phù hợp với quỹ đất trống IC hiện có của tỉnh.

- Khai thác gỗ và lâm sản

Trong kỳ quy hoạch 2011-2020 địa phương dự kiến sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 4.700.000 m3 gỗ, chia theo kỳ quy hoạch như sau:

+ Giai đoạn 2011-2015: Khai thác 2.200.000 m3 với sản lượng khai thác bình quân 440.000 m3/năm.

+ Giai đoạn 2016-2020: Khai thác 2.500.000 m3 với sản lượng khai thác 41.600 m3/năm.

[...]