Công văn 257/QLCL-CL1 năm 2014 triển khai kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thủy sản do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

Số hiệu 257/QLCL-CL1
Ngày ban hành 24/02/2014
Ngày có hiệu lực 24/02/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Trần Bích Nga
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 257/QLCL-CL1
V/v: triển khai kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thủy sản

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2014

 

Kính gửi:

- Cơ quan quản lý Chất lượng NLS&TS Trung bộ, Nam bộ;
- Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng.

Để triển khai hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã điều chỉnh phân công kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thủy sản của các đơn vị trong hệ thống Cục (xem bảng phân công tại Phụ lục 1 kèm theo). Ngoài ra, Cục cũng đã tổng hợp, giải đáp kiến nghị của các đơn vị về một số nội dung có liên quan trong quá trình triển khai Thông tư 48 (xem bảng tổng hợp giải đáp kiến nghị của các đơn vị tại Phụ lục 2 kèm theo).

Để kịp thời tổ chức triển khai, Cục yêu cầu:

- Các đơn vị tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thủy sản theo đúng phân công nêu trên kể từ ngày 01/3/2014.

- Cơ quan Chất lượng Trung bộ, Nam bộ chủ trì, phối hợp với các Trung tâm vùng thông báo hướng dẫn phân công nêu trên tới các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn. Trong đó, cần lưu ý các cơ sở trả lệ phí cấp giấy khi lấy Giấy chứng nhận ATTP như sau:

+ Trường hợp trả tiền mặt: nộp tại Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

+ Trường hợp chuyển khoản:

1) Số tài khoản 3511; mã ĐVQHNS: 1053954;

2) Đơn vị hưởng: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;

3) Nơi mở tài khoản: Kho bạc Nhà nước Ba Đình Hà Nội.

(mức thu quy định tại Thông tư 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính).

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần kịp thời báo cáo về Cục để được hướng dẫn xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- Lưu: VT, CL1.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Bích Nga

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo công văn số 257/QLCL-CL1 ngày 24/2/2014 của Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS)

PHÂN CÔNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT ATTP THỦY SẢN TRONG HỆ THỐNG CỤC

TT

Hoạt động

Phân công thực hiện

Trung tâm vùng

Cơ quan Chất lượng

Cục

A-Hoạt động kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP

1

Kiểm tra, thẩm định để cấp Giấy chứng nhận ATTP

1.1

Đối với các cơ sở:

- Chưa có Giấy chứng nhận ATTP

- Đăng ký bổ sung vào Danh sách được phép chế biến, xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu lập Danh sách

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP;

- Có Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực ít hơn 6 tháng;

- Đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng thay đổi chủ sở hữu hoặc sửa chữa, nâng cấp điều kiện sản xuất dẫn đến thay đổi khả năng xuất hiện mối nguy về ATTP so với ban đầu;

Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Cục.

- Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Cục.

- Lập phiếu thẩm xét hồ sơ.

- Tổ chức kiểm tra, thẩm định theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Thông tư 48 (có sự tham gia của đại diện Chi cục địa phương sở tại).

- Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở và tiếp tục xử lý đối với trường hợp liên quan đến Giấy chứng nhận ATTP, đồng gửi các Trung tâm vùng để xử lý liên quan đến chế độ kiểm tra lô hàng.

- Tổng hợp danh sách cơ sở đăng ký xuất khẩu vào các thị trường trong phạm vi cả nước để đề nghị CQTQ nước nhập khẩu công nhận.

- Quản lý, cập nhật (thông tin doanh nghiệp, kết quả kiểm tra, sản phẩm được công nhận,...) trên Phần mềm quản lý doanh nghiệp.

- Công bố, cập nhật danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu; danh sách ưu tiên.

1.2

Đối với các cơ sở:

- Bổ sung sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự đã được chứng nhận;

- Đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 12 tháng.

Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Cục/Cơ quan chất lượng

Theo địa bàn quản lý:

- Lập phiếu thẩm xét hồ sơ.

- Tổ chức kiểm tra, thẩm định theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Thông tư 48 (có sự tham gia của đại diện Chi cục địa phương sở tại).

- Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở, đồng gửi các Trung tâm vùng và báo cáo Cục để xử lý tiếp liên quan đến chế độ kiểm tra lô hàng và Giấy chứng nhận ATTP

- Cập nhật (thông tin doanh nghiệp, kết quả kiểm tra, sản phẩm được công nhận,...) trên Phần mềm quản lý doanh nghiệp.

- Tổng hợp theo dõi và báo cáo Cục định kỳ hàng tháng.

- Đối với khu vực Bắc bộ:

+ Lập phiếu thẩm xét hồ sơ.

+ Tổ chức kiểm tra, thẩm theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, Thông tư 48 (có sự tham gia của đại diện Chi cục địa phương sở tại).

+ Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở và tiếp tục xử lý đối với trường hợp liên quan đến Giấy chứng nhận ATTP, đồng gửi các Trung tâm vùng để xử lý liên quan đến chế độ kiểm tra lô hàng.

+ Quản lý, cập nhật (thông tin doanh nghiệp, kết quả kiểm tra, sản phẩm được công nhận,...) trên Phần mềm quản lý doanh nghiệp.

- Công bố, cập nhật danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu; danh sách ưu tiên.

2

Kiểm tra định kỳ

 

Định kỳ theo quy định

- Cử kiểm tra viên tham gia Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Cục/Cơ quan chất lượng

Theo địa bàn quản lý:

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở theo hình thức không báo trước, bao gồm cả kiểm tra đột xuất các cơ sở xếp hạng 4 lần kiểm tra trước (có sự tham gia của đại diện Chi cục địa phương sở tại).

- Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở, đồng gửi các Trung tâm vùng và báo cáo Cục để xử lý tiếp liên quan đến chế độ kiểm tra lô hàng và Giấy chứng nhận ATTP.

- Cập nhật (thông tin doanh nghiệp, kết quả kiểm tra, sản phẩm được công nhận,...) trên Phần mềm quản lý doanh nghiệp.

- Tổng hợp theo dõi và báo cáo Cục định kỳ hàng tháng.

- Theo dõi và ngừng kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực ít hơn 6 tháng.

- Đối với khu vực Bắc bộ:

+ Tổ chức kiểm tra các cơ sở theo hình thức không báo trước, bao gồm cả kiểm tra đột xuất các cơ sở xếp hạng 4 lần kiểm tra trước (có sự tham gia của đại diện Chi cục địa phương sở tại).

+ Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở và tiếp tục xử lý đối với trường hợp liên quan đến Giấy chứng nhận ATTP, đồng gửi các Trung tâm vùng để xử lý liên quan đến chế độ kiểm tra lô hàng.

+ Cập nhật (thông tin doanh nghiệp, kết quả kiểm tra, sản phẩm được công nhận,...) trên Phần mềm quản lý doanh nghiệp.

- Tổng hợp theo dõi quản lý chung kết quả hoạt động kiểm tra định kỳ trong phạm vi cả nước.

- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra hoạt động của các Cơ quan chất lượng.

- Công bố, cập nhật danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu; danh sách ưu tiên.

 

Trường hợp cơ sở đề nghị ngừng sản xuất không quá 12 tháng

- Thực hiện kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng của cơ sở theo văn bản thông báo của Cục, Cơ quan Chất lượng.

- Cử kiểm tra viên tham gia Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Cục/Cơ quan chất lượng

Theo địa bàn quản lý:

- Văn bản trả lời cơ sở (đồng gửi Trung tâm vùng và báo cáo Cục)

- Tổ chức kiểm tra định kỳ sau khi cơ sở đăng ký sản xuất trở lại.

- Chủ trì xử lý như Cơ quan Chất lượng đối với khu vực Bắc bộ.

3

Kiểm tra đột xuất

- Cử kiểm tra viên tham gia Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Cục/Cơ quan chất lượng

- Xem xét, tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở trên địa bàn quản lý trong các trường hợp sau:

+ Kết quả lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh của cơ sở không đạt;

+ Cơ sở có lô hàng xuất khẩu có nhiều Thông báo lô hàng không đạt.

+ Thẩm tra báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ sở đối với lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo.

- Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở, đồng gửi các Trung tâm vùng và báo cáo Cục để xử lý tiếp liên quan đến chế độ kiểm tra lô hàng và Giấy chứng nhận ATTP.

- Tổ chức thực hiện tương tự như CQCL đối với khu vực Bắc bộ.

- Tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước (đối với trường hợp có khiếu nại của tổ chức/cá nhân hoặc khi cần thiết).

- Theo dõi kết quả thực hiện của các đơn vị để kịp thời chỉ đạo.

4

Thu hồi/Cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP

- Kịp thời phát hiện, báo cáo về Cục các trường hợp phải thu hồi/cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại khoản 2 Điều 18, Điều 19 Thông tư 48.

- Kịp thời phát hiện, báo cáo về Cục các trường hợp phải thu hồi/cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại khoản 2 Điều 18, Điều 19 Thông tư 48.

- Ban hành Quyết định thu hồi/Cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP.

5

Tạm đình chỉ sản xuất

- Kịp thời báo cáo về Cục các trường hợp phải tạm đình chỉ sản xuất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Thông tư 48.

- Ngừng kiểm tra, cấp chứng thư cho sản phẩm/cơ sở bị Cục đình chỉ sản xuất.

- Kịp thời báo cáo về Cục các trường hợp phải tạm đình chỉ sản xuất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Thông tư 48.

- Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, thẩm định theo yêu cầu của Cục.

- Ban hành Quyết định tạm đình chỉ sản xuất.

- Thẩm tra báo cáo giải trình kết quả điều tra nguyên nhân, và thực hiện các hành động khắc phục của cơ sở.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, thẩm định.

6

Công bố, cập nhật danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu; danh sách ưu tiên; cơ sở hạng đặc biệt.

- Kịp thời báo cáo về Cục các trường hợp vi phạm tiêu chí theo danh sách ưu tiên, cơ sở hạng đặc biệt.

- Thẩm tra hồ sơ đăng ký hạng đặc biệt của các cơ sở tại địa bàn, thông báo kết quả thẩm tra cho cơ sở (đồng gửi báo cáo về Cục).

- Kịp thời báo cáo về Cục các trường hợp vi phạm tiêu chí theo danh sách ưu tiên, cơ sở hạng đặc biệt.

- Thẩm tra hồ sơ đăng ký hạng đặc biệt của các cơ sở tại địa bàn phía Bắc.

- Công bố, cập nhật danh sách các cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu; danh sách ưu tiên; cơ sở hạng đặc biệt trên website.

7

Cập nhật danh sách các cơ sở/đại lý cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu

Rà soát, báo cáo về Cục/Cơ quan Chất lượng các cơ sở/đại lý cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu tại địa bàn khi lấy mẫu thẩm tra ATTP, kiểm tra kiểm nghiệm lô hàng nếu có sai khác so với Danh sách Cục tổng hợp.

Định kỳ hàng tháng vào hoặc khi có yêu cầu của Cục, báo cáo về Cục danh sách cập nhật các cơ sở/đại lý cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu tại địa bàn

Cập nhật, tổng hợp danh sách các cơ sở/đại lý cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu trên phạm vi cả nước.

B- Hoạt động liên quan đến kiểm tra, cấp chứng thư xuất khẩu

1

Lô hàng bị CQTQ nước nhập khẩu cảnh báo

- Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu bị cảnh báo vi phạm đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm vi phạm của cơ sở (theo văn bản thông báo của Cục/Cơ quan Chất lượng).

- Thẩm tra báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ sở (theo địa bàn quản lý) đối với lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo (tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết).

- Có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới cơ sở (đồng gửi Trung tâm vùng và gửi báo cáo Cục).

- Văn bản gửi cơ sở/Cơ quan Chất lượng/Trung tâm vùng thông báo cảnh báo của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu; yêu cầu cơ sở điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục và gửi báo cáo giải trình về Cục/Cơ quan Chất lượng.

- Thẩm tra báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ sở trên địa bàn Bắc bộ (tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết).

- Văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới cơ sở (đồng gửi Trung tâm vùng).

2

Thông báo lô hàng không đạt tại Điều 31

- Thông báo lô hàng không đạt theo quy định

- Thẩm tra báo cáo của doanh nghiệp

Xem xét, tổ chức kiểm tra đột xuất (theo địa bàn quản lý) khi doanh nghiệp có nhiều Thông báo lô hàng không đạt

Xem xét, tổ chức kiểm tra đột xuất (khu vực Bắc bộ) khi doanh nghiệp có nhiều Thông báo lô hàng không đạt.

3

Giám sát lô hàng sau chứng nhận

- Báo cáo Cục các cửa khẩu trên địa bàn có hoạt động xuất khẩu thực phẩm thủy sản.

- Chủ trì tổ chức làm việc với hải quan cửa khẩu trên địa bàn có hoạt động xuất khẩu thực phẩm thủy sản

- Phối hợp làm việc khi có đề nghị của Trung tâm vùng

- Làm việc/có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị Hải quan cửa khẩu phối hợp với Cơ quan kiểm tra của Cục

Lưu ý: các Cơ quan Chất lượng và Trung tâm vùng cần cập nhật các thủ tục hành chính theo Thông tư 48 (sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố).

 

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo công văn số 257/QLCL-CL1 ngày 24/2/2014 của Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS)

GIẢI ĐÁP KIẾN NGHỊ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THÔNG TƯ 48

Nội dung kiến nghị

Thống nhất triển khai

1. Hoạt động kiểm tra, chứng nhận lô hàng

a) Thống nhất kế hoạch lấy mẫu thẩm tra ATTP

Tỷ lệ lấy mẫu theo Phụ lục X cho tất cả các thị trường hay chia theo từng thị trường?

Tỷ lệ áp dụng chung cho các thị trường. Thực tế có thể dựa trên cơ cấu sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp tháng trước để thống nhất kế hoạch lấy mẫu thẩm tra tháng tiếp theo hoặc theo kế hoạch đăng ký của doanh nghiệp để phân bổ số lượng mẫu phù hợp theo từng thị trường.

Việc kiểm tra nguyên liệu được chứng nhận VietGAP. Tương đương VietGAP là những gì?

Việc kiểm tra nguyên liệu từ vùng được chứng nhận VietGAP có thể căn cứ vào bản sao Giấy chứng nhận và thông tin về xuất xứ nguyên liệu do doanh nghiệp cung cấp.

Các loại chứng nhận tương đương VietGAP như GlobalGAP, BAP, ASC có thể được chấp nhận. Tuy nhiên, Cục sẽ có văn bản gửi Tổng cục TS làm rõ vấn đề này.

Cần có thông tin về lô hàng sản xuất, loại nguyên liệu để có cơ sở xác định tỷ lệ lấy mẫu phù hợp

Đề nghị các đơn vị lưu ý không yêu cầu thêm các thủ tục hành chính khác với quy định hiện hành. Các thông tin, dữ liệu cần thiết nằm trong hoạt động trao đổi để thống nhất với doanh nghiệp kế hoạch lấy mẫu thẩm tra.

Việc các doanh nghiệp thuộc địa bàn Trung tâm vùng này kiểm tra, chứng nhận lô hàng tại Trung tâm vùng khác thì đơn vị nào thực hiện thống nhất và lấy mẫu thẩm tra ATTP

Nguyên tắc là doanh nghiệp đăng ký địa điểm tập kết bảo quản các lô hàng sản xuất tại đâu và cam kết thực hiện đủ các thủ tục quy định để Cơ quan kiểm tra thống nhất và lấy mẫu thẩm tra ATTP thì việc thực hiện sẽ do Cơ quan kiểm tra trên địa bàn địa điểm tập kết đó đảm trách.

Các Trung tâm vùng hướng dẫn các doanh nghiệp có đề nghị gửi văn bản về Cục.

DN đang thuộc chế độ ưu tiên lại đăng ký 1 số lô theo chế độ từng lô, có trừ các lô SX đã được lấy mẫu từng lô trong Kế hoạch lấy mẫu thẩm tra không?

Không trừ, tách riêng các lô hàng kiểm tra từng lô khỏi lô hàng khác (thẩm tra)

Trình tự thủ tục lấy mẫu thẩm tra thế nào, hồ sơ ra sao.

Các đơn vị chủ động xây dựng thủ tục trong Sổ tay Chất lượng của từng đơn vị.

b) Chỉ tiêu kiểm nghiệm

Tần suất kiểm nghiệm chỉ tiêu KL nặng: 1/20 lô hay theo tần suất Phụ lục X

Trước mắt thực hiện 1/20 lô sản xuất cho đến khi trình ban hành Quyết định thay thế QĐ 2864 và QĐ 1471

Việc kiểm nghiệm hàm lượng nước đối với cá tra đông lạnh

Trước mắt, thực hiện theo đúng các chỉ tiêu tại QĐ 2864 và QĐ 1471 (không có chỉ tiêu hàm lượng nước). Sau khi Nghị định cá tra được Chính phủ phê duyệt sẽ thực hiện theo Nghị định. Riêng đối với thị trường Nga và các thị trường có văn bản pháp lý yêu cầu, sẽ thực hiện theo quy định của thị trường.

Kiểm tra ngoại quan

Đối với các lô hàng sản xuất bao bì chưa hoàn chỉnh, chỉ lấy thông tin để xác định lô hàng sản xuất. Đối với các lô hàng sản xuất bao gói hoàn chỉnh, kiểm tra đủ chỉ tiêu ngoại quan.

c) Xử lý kết quả kiểm tra

 

Theo quy định đối với doanh nghiệp ưu tiên được cấp chứng thư ngay, nhưng doanh nghiệp yêu cầu cấp CA thêm, kết quả có sau ngày cấp chứng thư có sao không?

Vẫn cấp chứng thư theo quy định, phiếu phân tích theo yêu cầu cấp sau, làm đúng thực tế.

Chỉ tiêu kiểm tra theo yêu cầu thêm của doanh nghiệp vi phạm quy định thị trường, có thông báo không đạt không?

Việc cấp chứng thư ngay được thực hiện theo quy định, các chỉ tiêu kiểm nghiệm thêm được xử lý theo dạng dịch vụ. Nếu kết quả kiểm nghiệm thêm không đạt cần có khuyến cáo doanh nghiệp.

Chỉ tiêu thẩm tra vi phạm, có cấp chứng thư không?

Trước khi cấp chứng thư có công đoạn rà soát kết quả mẫu thẩm tra. Nếu lô hàng không lấy mẫu thẩm tra, cấp ngay chứng thư theo quy định. Nếu lô hàng có lấy mẫu thẩm tra và kết quả không đạt, không cấp chứng thư.

Chế độ kiểm tra chặt đối với các lô hàng có chỉ tiêu thẩm tra vi phạm.

Chỉ tiêu thẩm tra vi phạm lần đầu thì lần tiếp theo sẽ lấy mẫu thẩm tra đối với lô xuất khẩu đi đúng thị trường đó. Sau 2 lần liên tiếp vẫn vi phạm, kiểm tra chặt đi tất cả các thị trường chỉ tiêu vi phạm đó.

Xử lý đối với các doanh nghiệp đang có tên trong Danh sách ưu tiên có lô hàng bị CQTQ nước nhập khẩu cảnh báo

Chỉ áp dụng chế độ kiểm tra lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô sản phẩm vi phạm đối với chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu vi phạm theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 36. Các sản phẩm khác của doanh nghiệp vẫn được áp dụng chế độ bình thường trong Danh sách ưu tiên.

Có cung cấp kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra cho doanh nghiệp không.

Chỉ thông báo khi kết quả mẫu thẩm tra không đạt theo đúng khoản 3 Điều 27.

d) Các vấn đề khác

 

Việc kiểm tra xuất khẩu vào thị trường Nhật thực hiện như thế nào khi TT55 bị thay thế

Vẫn thực hiện theo QĐ 1381 và trình tự thực hiện theo Thông tư 48.

2. Hoạt động kiểm tra ĐKSX

 

Người sản xuất phải được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP, các Giấy nào chấp nhận được.

Trong khi Thông tư liên tịch 3 Bộ chưa ban hành, tạm thời chấp nhận các Giấy xác nhận tập huấn của các đơn vị thuộc ngành NNPTNT và ngành Y tế.

Đối với việc thẩm tra báo cáo doanh nghiệp khi lô hàng xuất khẩu có kết quả kiểm nghiệm không đạt tại Điều 31, đơn vị nào thực hiện?

Trung tâm vùng thực hiện (cập nhật thêm tại Bảng phân công cụ thể nhiệm vụ Cục-Cơ quan Chất lượng- Trung tâm vùng).

Tần suất lấy mẫu đánh giá hiệu quả kiểm soát vệ sinh của doanh nghiệp

Theo đúng tần suất kiểm tra định kỳ