Công văn 2404/BTC-HCSN năm 2020 về Hướng dẫn xây dựng dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí triển khai Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 2404/BTC-HCSN |
Ngày ban hành | 04/03/2020 |
Ngày có hiệu lực | 04/03/2020 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trần Văn Hiếu |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2404/BTC-HCSN |
Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Văn phòng Chủ tịch nước; |
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo (sau đây gọi tắt là Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ); Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Về nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Theo quy định tại mục IV Điều 1 Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ của Đề án:
Việc triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành, cụ thể:
a) Về bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo (tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn; xuất bản, in, phát hành các chương trình tài liệu bồi dưỡng, tập huấn): Áp dụng nội dung chi, mức chi hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
b) Về xây dựng chủ đề, biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo; các hoạt động tuyên truyền về dân tộc, truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam, các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (xây dựng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền; họp hội đồng đánh giá sản phẩm thông tin, tuyên truyền; hội nghị, hội thảo, phổ biến kiến thức về dân tộc, tôn giáo; tổ chức hội thi tìm hiểu về dân tộc và truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam; chi tổ chức đánh giá, khen thưởng thông tin, tuyên truyền về dân tộc; chi biên dịch, hiệu đính tư liệu, tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại...):
Áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
c) Về chế độ nhuận bút: Áp dụng quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
d) Về ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án: Áp dụng quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn NSNN và các văn bản hướng dẫn.
đ) Chi kiểm tra, giám sát, tổ chức hội nghị, hội thảo: Áp dụng quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
e) Chi các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện Đề án (in, phát hành, sản xuất, phát sóng, đăng tải tài liệu, sản phẩm báo chí, xuất bản phẩm, ấn phẩm thông tin; sưu tầm tài liệu; mua, khai thác bản quyền thông tin tư liệu; hỗ trợ sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật tuyên truyền...): Thực hiện theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo quy định pháp luật hiện hành (về đấu thầu, về thủ tục hóa đơn, chứng từ...) và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
g) Việc chuyển số dư kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện hành tại Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
h) Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị quy định tại các Thông tư nêu trên thực hiện đến hết năm 2020. Từ năm 2021 trở đi thực hiện theo quy định chung về chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Về lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện Đề án.
a) Lập dự toán:
- Đối với ngân sách trung ương:
Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện của năm báo cáo, kế hoạch triển khai Đề án của năm kế hoạch và hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT).
Căn cứ đề nghị của các Bộ, cơ quan trung ương; Bộ TTTT xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách trung ương gửi Bộ Tài chính; Bộ Tài chính cân đối kinh phí và thông báo tổng mức kinh phí thực hiện Đề án năm kế hoạch cho Bộ TTTT để Bộ TTTT đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho từng Bộ, cơ quan trung ương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.
- Đối với ngân sách địa phương:
Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện của năm báo cáo, kế hoạch triển khai Đề án của năm kế hoạch và hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Bộ Tài chính; các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án gửi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương.
Căn cứ đề nghị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan; cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương xây dựng kế hoạch và đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách địa phương gửi Sở Tài chính. Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương của năm kế hoạch, Sở Tài chính thông báo tổng mức kinh phí thực hiện Đề án năm kế hoạch gửi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương để cơ quan này đề xuất phương án phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan; gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.
b) Về phân bổ dự toán:
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật; trong đó ghi chú rõ kinh phí thực hiện Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo.
c) Về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện Đề án:
Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện Đề án theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định của pháp luật liên quan.
Việc sử dụng ngân sách được giao để thực hiện Đề án phải được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
d) Về quyết toán: