Công văn 22/CCN-PL&QLCNTN năm 2020 về hướng dẫn thực hiện Bộ danh mục giấy tờ, tài liệu hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước do Cục Con nuôi ban hành

Số hiệu 22/CCN-PL&QLCNTN
Ngày ban hành 17/01/2020
Ngày có hiệu lực 17/01/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Con nuôi
Người ký Nguyễn Thị Hảo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

BỘ TƯ PHÁP
CỤC CON NUÔI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/CCN-PL&QLCNTN
V/v hướng dẫn thực hiện Bộ danh mục giấy tờ, tài liệu hồ sơ đăng ký NCNTN

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020

 

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, tiếp theo công văn số 543/CCN-PL&QLCNTN ngày 02/10/2019 về việc quán triệt công tác đăng ký nuôi con nuôi trong nước, Cục Con nuôi đã hoàn thành việc xây dựng Bộ danh mục các giấy tờ, tài liệu hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước. Bộ danh mục được xây dựng với mục đích hướng dẫn công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã thực hiện thống nhất việc lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nhằm khắc phục những thiếu sót trong hồ sơ cũng như trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước đã nêu tại các báo cáo kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký nuôi con nuôi trong nước năm 2019. Cục Con nuôi đề nghị Quý Sở phổ biến tới các Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã ở địa phương để thực hiện.

(Gửi kèm theo công văn này Danh mục giấy tờ, tài liệu hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi trong nước)

Cục Con nuôi trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Sở.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, P.PL&QLCNTN.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hảo

 

DANH MỤC GIẤY TỜ, TÀI LIỆU

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC

(Gửi kèm công văn số 22/CCN-PL&QLCNTN ngày 17 tháng 01 năm 2020)

I. Hồ sơ của người nhận con nuôi

Lưu ý: - Trường hợp một cặp vợ chồng nhận con nuôi thì phải có giấy tờ của cả hai người.

- Người nhận con nuôi khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xác định thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

- Đối với các đối tượng được miễn lệ phí (bao gồm cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; người nhận con nuôi là người có công với cách mạng; người nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn) cần bổ sung các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn lệ phí. Trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ, chồng làm con nuôi cũng thuộc đối tượng miễn lệ phí, tuy nhiên hồ sơ đã bao gồm Giấy chứng nhận kết hôn nên không phải bổ sung giấy tờ để chứng minh.

STT

Tên giấy tờ

Hình thức

Ghi chú

1

Đơn xin nhận con nuôi

(mẫu số TP/CN-2014/CN.02 Thông tư số 24/2014/TT-BTP)

Bản chính

Đơn xin nhận con nuôi phải dán ảnh, có chữ ký của người nhận con nuôi ở cuối và ghi ngày tháng năm lập đơn

2

Hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như thẻ căn cước công dân

- Bản sao chứng thực

 

- Hoặc bản sao

Người nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính kèm với bản sao. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu giữa bản sao với bản chính và ký xác nhận

3

Phiếu lý lịch tư pháp

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

Được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

4

Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

 

 

4.1

Giấy chứng nhận kết hôn hoặc trích lục kết hôn (đối với trường hợp cặp vợ chồng nhận con nuôi)

Bản sao chứng thực

Đối với trích lục kết hôn là bản sao trích lục kết hôn theo quy định của pháp luật hộ tịch

4.2

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với trường hợp người độc thân nhận con nuôi)

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

Được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

5

Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

Được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6

Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế

Bản chính

Văn bản phải được lập theo tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu số TP/CN-2011/CN.06 - Thông tư số 12/2011/TT-BTP) và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú về các thông tin đã khai.

7

Giấy tờ khác:

 

 

7.1

Trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi:

Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của cha, mẹ đẻ và cô, cậu, dì, chú, bác ruột; s hộ khu; sổ tạm trú hoặc giấy tờ về nơi cư trú có th chứng minh mối quan hệ giữa người nhận con nuôi và cha, mẹ đẻ của trẻ em

Bản sao chứng thực

Đối với với trích lục khai sinh là bản sao trích lục khai sinh theo quy định của pháp luật hộ tịch

7.2

Trường hợp người nhận con nuôi là người có công vi cách mạng:

Quyết định công nhận là người có công với cách mạng.

Bản sao chứng thực

 

7.3

Trường hợp nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh him nghèo làm con nuôi:

Giấy khám sức khỏe của trẻ em hoặc giấy xác nhận khuyết tật

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

 

7.4

Trường hợp nhận trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi:

Phiếu đăng ký nhu cầu nhận con nuôi (mẫu số TP/CN-2011/CN.05 - Thông tư số 12/2011/TT-BTP)

Bản chính

Trường hp người nhận con nuôi đã đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp và có nguyện vọng nhận con nuôi theo khoản 3 Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung

II. Giấy tờ, tài liệu của ngưi được nhận làm con nuôi:

A. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi theo Điều 18 Luật nuôi con nuôi:

STT

Tên giấy tờ

Hình thức

Ghi chú

1

Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh

Bản sao chứng thực

Đối với trích lục khai sinh là bản sao trích lục khai sinh theo quy định của pháp luật hộ tịch

2

Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

Được cấp chưa quá 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

3

Hai ảnh toàn thân, nhìn thng

 

Ảnh chụp không quá 06 tháng

4

Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi lập đi với trẻ em bị bỏ rơi

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

Biên bản cần có đầy đủ thông tin về ngày, giờ, địa điểm phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi (nếu có), các thông tin, giấy tờ, tài sản liên quan đến trẻ. Biên bản phải có chữ ký và con dấu của đại diện cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã).

5

Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đó đã chết đối với trẻ em mồ côi

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

 

6

Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đó mất tích đối với trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ mất tích

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

 

7

Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự đối với trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

 

B. Giấy tờ, tài liệu có liên quan khác của người được nhận làm con nuôi do cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện và bổ sung hồ sơ:

STT

Tên giấy tờ

Hình thức

Ghi chú

1

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, đang được tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế:

 

 

1.1

Văn bản về việc niêm yết công khai tìm cha, mẹ đẻ cho trẻ em bị bỏ rơi tại trụ sở của UBND cấp xã

Bản chính hoặc bản sao

 

1.2

Văn bản giao tạm thời nuôi dưỡng hoặc nhận chăm sóc thay thế trẻ em:

Biên bản giao tạm thời nuôi dưỡng hoặc Quyết định và biên bản giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế (mẫu số 12 - Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)

Bản chính hoặc bản sao

 

2

Trường hợp trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa khác đang được tạm thi nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế:

 

Trường hp này là đối tượng trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng tại điểm b khoản 1 Điều 15 Luật nuôi con nuôi, thuộc diện trẻ em không nơi nương tựa được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.

2.1

Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em cần hỗ trợ, can thiệp chăm sóc, bảo vệ (mẫu số 01 Nghị định s 56/2017/NĐ-CP)

Bản chính hoặc bản sao

2.2

Văn bản đăng tin tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong thời hạn 60 ngày tại trụ sở UBND cấp xã nơi trẻ thường trú.

Bản chính hoặc bản sao

2.3

Văn bản giao tạm thời nuôi dưỡng hoặc nhận chăm sóc thay thế trẻ em:

Biên bản giao tạm thời nuôi dưỡng hoặc Quyết định và biên bản giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế (mẫu số 12 - Nghị định số 56/2017/NĐ-CP)

Bản chính hoặc bản sao

3

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa ở cơ sở nuôi dưỡng

Ngoài các giấy tờ đảm bảo thuộc các trường hp trẻ em bị bỏ rơi/trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa như trên, cần có các giấy tờ sau:

 

 

3.1

Quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng

Bản chính hoặc bản sao chứng thực

 

3.2

Văn bản về việc đăng tin thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em của Sở Tư pháp

Bản chính hoặc bản sao

 

III. Giấy tờ do công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã thực hiện trong quá trình đăng ký việc nuôi con nuôi:

STT

Tên giấy tờ

Hình thức

Ghi chú

1

Biên bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi trong nước

(mẫu số TP/CN-2014/CN.07- Thông tư số 24/2014/TT-BTP)

Bản chính

Đảm bảo thời hạn lấy ý kiến 15 ngày, phải có chữ ký của người lấy ý kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.

2

Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi (mẫu số TP/CN-2011/CN.01 - Thông tư số 12/2011/TT-BTP)

Bản chính

 

3

Biên bản bàn giao (mẫu số TP/CN-2011/CN.08 - Thông tư số 12/2011/TT-BTP)

Bản chính

 

IV. Giy tờ sau đăng ký việc nuôi con nuôi, công chức tư pháp - hộ tịch cp xã có trách nhiệm thu thập, b sung h sơ:

STT

Tên giấy tờ

Hình thức

Ghi chú

1

Báo cáo tình hình phát triển của trẻ em (mẫu số TP/CN-2011/CN.09 - Thông tư số 12/2011/TT-BTP)

Bản chính

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm thu thập 06 báo cáo của cha, mẹ nuôi (06 tháng/lần trong thời gian 03 năm kể từ ngày bàn giao con nuôi)