Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Công văn 199/LĐTBXH-BĐG Hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 199/LĐTBXH-BĐG
Ngày ban hành 16/01/2015
Ngày có hiệu lực 16/01/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thanh Hòa
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/LĐTBXH-BĐG
V/v hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2015

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, năm cuối thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, năm cuối thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và 20 năm đánh giá, rà soát việc thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Sau 7 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, công tác bình đẳng giới trên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Bình đẳng giới và các Chiến lược, Chương trình có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ban, ngành tiếp tục tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm năm 2015 như sau:

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

a) Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, các cơ quan, đơn vị chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phbiến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tập trung vào các vấn đề sau:

- Nội dung: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thông qua các hình thức phù hợp với từng địa phương, đơn vị và đặc thù từng nhóm đối tượng.

- Đối tượng: Các tầng lớp nhân dân, các cấp lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm công tác bình đẳng giới, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về bình đẳng giới.

b) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giảm thiểu tình trạng mất cân bng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi; vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đơn thuần vì mục đích kinh tế.

- Nội dung: Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các hoạt động chuyên môn của đơn vị, địa phương; tuyên truyền giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương, cơ sở (mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; mô hình Nhóm tư vấn cộng đồng dưới hình thức câu lạc bộ bình đẳng giới và hôn nhân gia đình và các mô hình có liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới... đang được các cơ quan, đơn vị ở địa phương triển khai).

- Đối tượng: Tập trung vào nhóm đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên, thanh niên, phóng viên, biên tập viên, các cấp lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm công tác bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị, địa phương; cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về bình đẳng giới.

c) Hình thức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: Thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, thăm quan học tập kinh nghiệm các cuộc thi tìm hiểu; xây dựng và tổ chức chương trình, chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua đài truyền hình, đài phát thanh, đài truyền thanh, báo giấy, báo điện tử tại cơ quan, đơn vị và địa phương, xây dựng các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới.

2. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp theo quy định hiện hành, phù hp với thực tế của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp:

- Đối với các cơ quan trung ương: Phân công đơn vị chuyên môn làm đầu mối để tham mưu, thực hiện công tác bình đẳng giới.

- Đối với địa phương: Phân công làm rõ trách nhiệm đơn vị/phòng, ban/cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

b) Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ:

- Đối với các cơ quan trung ương: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác xây dựng và hoạch định chính sách, cán bộ pháp chế, thành viên các Ban soạn thảo, Tbiên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết xác định được nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đng giới, phân biệt đối xử về giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

- Đối với địa phương: Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách cho cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới, cán bộ tư pháp, thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ lao động - xã hội và cộng tác viên cấp xã.

3. Nghiên cứu xây dựng và phát triển các dịch vụ thúc đẩy thực hiện bình đẳng gii

- Nghiên cứu xây dựng, phát triển và nhân rộng các dịch vụ hỗ trợ bình đẳng giới nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như cung cấp thông tin, tư vấn, truyền thông, đào tạo...

- Nghiên cứu phát triển mô hình, dịch vụ về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương thực hiện cung cấp thông tin tư vấn, hỗ trợ phụ nữ và nam giới kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, triển khai các hoạt động hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

- Tăng cường công tác xã hội hóa và công tác phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các dịch vụ thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực phụ trách hoặc địa bàn quản lý.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra về bình đẳng giới

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra về bình đẳng giới nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới trong lĩnh vực phụ trách (đối với cơ quan trung ương) hoặc địa bàn quản lý (đối với địa phương). Đồng thời có kế hoạch thanh tra chuyên đề về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm và thông báo kết quả kiểm tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, trong đó có Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo Chính phủ.

5. Về triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2015

Năm 2015 là năm cuối trong triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương căn cứ các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2015 và thực trạng công tác bình đẳng giới tại đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động gắn với từng dự án triển khai trong năm 2015. Trong đó, tập trung ưu tiên những hoạt động phù hợp nhiệm vụ và thế mạnh của đơn vị; chú ý lồng ghép với các chương trình, dự án khác mà đơn vị đang quản lý hoặc đang thực hiện. Đồng thời tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015; nghiên cứu đề xuất những dự án, hoạt động cần nhân rộng, những hoạt động mới và những dự án, hoạt động xét thấy không còn phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2020.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Bộ Tài chính phân bổ kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ chi ngân sách trung ương năm 2015 tại Công văn số 3764/LĐTBXH-KHTC ngày 09/10/2014, trong đó có hỗ trợ kinh phí cho một số Bộ, ngành trung ương và hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 (Chi tiết phân bổ theo Phụ lục đính kèm).

[...]