Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn số 1974/TCHQ-GSQL về việc áp dụng thí điểm nội dung điểm I, phần B Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29/10/2008 của Bộ Tài chính do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 1974/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 15/04/2009
Ngày có hiệu lực 15/04/2009
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 1974/TCHQ-GSQL
V/v áp dụng thí điểm nội dung điểm I, phần B Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29/10/2008 của Bộ Tài chính

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2009

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
- Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc cho phép Công ty TNT-Vietrans Express Worldwide Vietnam tại Việt Nam được áp dụng thí điểm nội dung quy định tại điểm I, phần B Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29/10/2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ cho hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan TP. Hà Nội và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thống nhất thực hiện như sau:

1) Quy định về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra hải quan như sau:

1.1. Loại 1: bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng ngoại giao, hàng không có thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng loại 1. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hoá.

1.2. Loại 2: bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế dưới 5 (năm) triệu đồng Việt Nam.

Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng loại 2. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hoá hoặc kiểm tra thủ công.

1.3. Loại 3: bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế trên 5 (năm) triệu đồng Việt Nam, mặt hàng có thuế suất từ 10% trở xuống.

Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% qua thiết bị máy soi hàng. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 10% của cả luồng hàng loại 3. Thực hiện kiểm tra hàng hoá thủ công.

1.4. Loại 4: bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện, mặt hàng có thuế suất trên 10%, mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm.

Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% bằng thủ công.

2) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:

2.1. Trước khi chuyến hàng đến:

2.1.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:

a) Tiếp nhận bản lược khai hàng hoá từ đối tác nước ngoài; chuyển bản lược khai hàng hoá cho Chi cục Hải quan liên quan chậm nhất 2 giờ trước khi chuyến hàng được vận chuyển tới địa điểm làm thủ tục hải quan.

b) Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp cùng Hải quan để xác định và phân loại hàng hoá nhanh chóng, chính xác theo quy định tại điểm 1 nêu trên.

2.1.2. Khai hải quan:

a) Khai hải quan được thực hiện cho từng chuyến hàng. Việc khai hải quan bao gồm cả việc phân loại hàng hoá nhập khẩu thành các loại hàng theo quy định tại điểm 1 nêu trên.

b) Doanh nghiệp căn cứ nội dung lược khai hàng hoá và các chứng từ kèm theo lô hàng để khai hải quan (riêng luồng hàng loại 1 thì khai theo bản kê chi tiết hàng hoá xuất khẩu / nhập khẩu - mẫu ban hành kèm theo công văn này) và có trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung khai hải quan.

c) Doanh nghiệp được khai hải quan riêng cho từng chủ hàng khi được yêu cầu.

d) Doanh nghiệp gửi nội dung khai hải quan cho Hải quan.

đ) Tiếp nhận thông báo về điều chỉnh nội dung khai từ Hải quan.

2.1.3. Trách nhiệm của Hải quan:

a) Tiếp nhận lược khai hàng hoá và nội dung khai hải quan của doanh nghiệp; trên cơ sở phân tích thông tin trên hệ thống quản lý rủi ro và các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra việc khai hải quan của doanh nghiệp.

b) Thực hiện điều chỉnh nội dung khai và thông báo lại cho doanh nghiệp nội dung phải điều chỉnh (nếu có) để doanh nghiệp thực hiện.

c) Nếu không có nội dung khai hải quan phải điều chỉnh thì Hải quan thông báo lại cho doanh nghiệp về quyết định chấp nhận của Hải quan về nội dung khai của doanh nghiệp.

2.2. Khi chuyến hàng đến:

[...]