Công văn 1832/BGDĐT-KHTC năm 2022 về báo cáo tình hình bố trí kinh phí cho giáo dục theo yêu cầu Nghị quyết 41/2021/QH15 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 1832/BGDĐT-KHTC
Ngày ban hành 29/04/2022
Ngày có hiệu lực 29/04/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Ngọc Thưởng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1832/BGDĐT-KHTC
V/v Báo cáo tình hình bố trí kinh phí cho giáo dục theo yêu cầu Nghị quyết số 41/2021/QH15 của Quốc hội.

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2022

 

Kính gửi: Các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Công văn số 9211/VPCP-QHĐP ngày 17/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, trong đó có nhiệm vụ “Bố trí đủ kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt liên quan đến chế độ, chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Có giải pháp cụ thể, sớm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Đ có cơ sở tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15, Bộ GDĐT đề nghị các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung sau:

1. Bố trí đủ kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt; Các chế độ, chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tổng hợp kinh phí bố trí thực hiện nhiệm vụ, báo cáo Bộ GDĐT để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội, cụ thể:

1.1. Báo cáo kinh phí thực hiện năm 2022 của các Chương trình, đề án, dự án đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt, gồm:

- Đ án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 được TTCP phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 (Đề án 89);

- Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 được Chính phủ phê duyt tại Quyết định số 2080/QĐ-TT ngày 22/12/2017 (Đề án NNQG);

- Đề án Đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLCSGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được Chính phủ phê duyt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg (Đ án 732);

- Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GD mầm non GĐ 2018-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 (QĐ 33/QĐ-TTg);

- Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 (Đề án 1436);

- Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 (Đề án 117);

- Đề án xây dựng xã hội học tập giai đon 2021-2030 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 (Đề án 1373);

- Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đon 2018-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 (Đề án 1677);

- Đ án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1665).

- Các Chương trình mục tiêu mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

- Các nhiệm vụ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN như triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;

- Các Chương trình, Đề án, dự án khác được Thủ tướng chính phủ giao (nêu cụ thể tên Chương trình, Đề án, dự án).

1.2. Báo cáo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên

- Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ;

- Chính sách học bổng cho sinh viên dân tộc thiểu số đào tạo theo chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ;

- Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị đnh số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ;

- Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ;

- Các chế độ khác do Trung ương, địa phương ban hành (nếu có)

Đối với từng chính sách, đề nghị có báo cáo cụ thể đối tượng, dự toán kinh phí bố trí thực hiện các chính sách năm 2022 (có thuyết minh cơ sở xác định, ch tính tại phụ lục kèm theo).

2. Báo cáo các giải pháp cụ thể của địa phương nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

[...]