BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1821/BNN-HTQT
V/v Danh mục các dự án sử dụng vốn vay ưu
đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 2 tài khóa 2011
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2011
|
Kính
gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phúc đáp công
văn số 3569/BKHĐT-KTĐN ngày 6/6/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập Danh
mục các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 2 tài khóa
2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin thông báo như sau:
Sau khi rà soát
danh mục các dự án thuộc Danh sách dài các dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính
phủ Nhật Bản giai đoạn 2010-2012 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi theo Công
hàm số 6234/BKH-KTĐN ngày 06/9/2010 tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các
dự án tiếp tục đề nghị vay vốn đợt 2 tài khóa 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn bao gồm 02 dự án sau:
1. Dự án “Phục
hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn” 12 tỉnh miền Trung:
Dự án này đã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại
Công văn số 558/BNN-HTQT ngày 02/3/2011 đề nghị đưa vào Danh mục các dự án sử dụng
vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 1 tài khóa 2011. Sau cuộc họp đối thoại
chính sách tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 27/5/2011 với các cơ quan hữu
quan của Chính phủ Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cam kết
thực hiện các thủ tục tiếp theo và nay tiếp tục đề nghị đưa vào Danh mục các dự
án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật bản đợt 2 tài khóa 2011. Tóm tắt
công tác chuẩn bị dự án từ năm 2007 đến nay của các dự án này như sau:
a. Về phía trong nước:
- Ngày 20/9/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản
số 4913/BNN-HTQT gửi Văn phòng JBIC Hà Nội đề nghị JBIC hỗ trợ để thực hiện
nghiên cứu khả thi dự án lâm nghiệp. Ngày 03/10/2007, JBIC có Thư phúc đáp và đề
nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
để yêu cầu JBIC cử đoàn SAPROF sang Việt Nam thực hiện nghiên cứu khả thi dự
án.
- Ngày 31/01/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công
văn số 281/BNN-HTQT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng ký danh mục dự án lâm nghiệp
do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Ngày 08/8/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản
đề nghị JBIC cử đoàn SAPROF.
- Ngày 02/7/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp
với JICA và Đoàn tư vấn JICA tổ chức thành công Hội thảo “Khởi động xây dựng
báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tại
các tỉnh miền Trung” với sự tham gia của các Cục, Vụ, Viện trong Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và đại diện lãnh đạo của 11/12 Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn/Chi cục Lâm nghiệp.
- Sau khi thảo luận lấy ý kiến của các Bộ/ngành, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xác định cần có một dự án đầu tư để phát triển rừng phòng
hộ nhằm chống xói mòn, duy trì và điều tiết nguồn nước cũng như thích ứng với
biến đổi khí hậu nên đã khẳng định đây là một dự án thiết yếu và có tính khả
thi cao nên đã xếp ưu tiên thứ 2 trong Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét các Chương trình/Dự án đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam
(văn bản số 874/BNN-KH, ngày 30/3/2010).
- Ngày 20/7/2010, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
có buổi làm việc với Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam khẳng
định mối quan tâm và sự ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam đối với dự án.
- Trong năm 2010 và 2011, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có 3 văn bản: Số 4383/VPCP-QHQT ngày 24/6/2010;
Số 7248/VPCP-QHQT ngày 11/10/2010 và Số 2032/VPCP-QHQT ngày 04/4/2011 về danh mục
các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 1, đợt 2 tài khóa
2010, và đợt 1 tài khóa 2011, trong đó ưu tiên dành cho Dự án phục hồi và quản
lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn tại 12 tỉnh miền Trung.
- Ngày 12/5/2011 tại Quyết định số 839/QĐ-BTNMT, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án.
- Ngày 27/5/2011, Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam tổ chức
cuộc họp đối thoại tại Trụ sở của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại cuộc họp này Lãnh
đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo lại cho Đoàn Nhật Bản về
tính cấp thiết, tầm quan trọng của dự án và công tác chuẩn bị dự án, đề nghị
Chính phủ Nhật Bản xem xét thẩm định và cam kết khoản vay ODA Nhật Bản cho dự
án vào đợt 1 tài khóa 2011. Đoàn Nhật Bản bày tỏ quan điểm ủng hộ dự án, tuy
nhiên Trưởng Đoàn đối thoại ODA Nhật Bản đã kết luận chưa xem xét thẩm định và
cam kết cho dự án này trong đợt 1 tài khóa 2011 vì còn chờ vào việc giải quyết
tồn tại của dự án “Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam trung bộ - giai đoạn 2”
(PACSA 2). Sau cuộc họp trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc
với Đại sứ quán Nhật Bản, UBND tỉnh Quảng Nam, Nhà thầu và Tư vấn Nhật Bản để
tiếp tục giải quyết tồn tại của dự án PACSA2. Đến nay, Tỉnh Quảng Nam đã thống
nhất được với phía Nhật Bản phương án đền bù và sẽ giải quyết dứt điểm tồn tại
của dự án PACSA2 trong tháng 6/2011.
b. Về phía quốc tế:
- Từ ngày 12-17/3/2009, dựa vào đề xuất và yêu cầu của Việt Nam về
việc xây dựng Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tại Việt Nam,
JICA đã cử một Đoàn đánh giá/thẩm định đề xuất dự án sang Việt Nam làm việc với
các Cơ quan liên quan đến đề xuất dự án ODA và khảo sát thực hiện tại tỉnh
Thanh Hóa. Ngày 09/4/2009, JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký
Biên bản ghi nhớ thống nhất chuẩn bị nghiên cứu, xây dựng dự án tại 12 tỉnh miền
Trung Việt Nam, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Tiếp theo, từ ngày 28/6 ÷ 19/8/2010, JICA đã cử Đoàn nghiên cứu
chuẩn bị Dự án đến Việt Nam làm việc với các cơ quan liên quan đến Dự án và đi
khảo sát tại các tỉnh vùng mục tiêu dự án đề xuất.
- Từ ngày 05-31/7/2009, Đoàn tư vấn JICA tiến hành thu thập, nghiên
cứu và khảo sát tại 12 tỉnh vùng dự án đề xuất. Sau nhiều lần tổ chức Hội thảo
lấy ý kiến đóng góp về kết quả xây dựng dự án từ các Bộ, ngành Trung ương và
UBND/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh vùng dự án và Văn phòng
JICA tại Việt Nam. Ngày 21/4/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận
được đầy đủ Báo cáo cuối cùng từ JICA, trong Báo cáo, Đoàn tư vấn của JICA đã
hoàn thiện đầy đủ các ý kiến đóng góp.
- Dựa vào kết quả Báo cáo chuẩn bị Dự án của Đoàn tư vấn, JICA đã cử
nhiều Đoàn công tác sang làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các Bộ/ngành liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 tỉnh có dự án
và đi kiểm tra hiện trường điểm ở một số tỉnh (Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam) để tìm hiểu thực tế và xác nhận kết quả chuẩn bị của Dự án.
- Từ ngày 09/5-12/5/2010 và từ ngày 31/5-04/6/2010, Đoàn thẩm định của
JICA đã sang Việt Nam tiến hành thẩm định Dự án.
- Ngày 4/6/2010, JICA đã ký kết Biên bản thảo luận về kết quả thẩm định
Dự án với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ/ngành liên quan gồm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Hai Bên đã thống nhất về tính cấp thiết, sự
cần thiết, phạm vi, quy mô và tổng vốn vay của Dự án, vv …
- Ngày 17/5/2011, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam đã có buổi
làm việc với Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu thập thêm
thông tin về tính cấp thiết và tầm quan trọng của dự án để báo cáo với Chính phủ
Nhật Bản xem xét thẩm định, cam kết vốn ODA Nhật Bản cho dự án trong đợt 1 tài
khóa 2011. Trưởng đại diện JICA Việt Nam rất ủng hộ cho dự án.
c. Mục tiêu dự án:
Góp phần quản lý bền vững, bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ trong vùng
thông qua trồng rừng mới, bảo vệ tái sinh rừng tự nhiên vùng đầu nguồn; Tăng cường
năng lực cho các cấp chính quyền và người dân địa phương; Cải thiện sinh kế cho
người dân địa phương, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu,
bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nghèo.
d. Địa điểm thực hiện dự án:
Tại 12 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình
Thuận.
e. Thời gian thực hiện dự án: 10 năm
(2011-2020)
f. Tổng kinh phí dự án:
Dự kiến khoản 123 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi của Chính phủ
Nhật Bản chiếm 80-85%. Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam từ 15-20%. Kinh phí
chính thức của Dự án sẽ được chuẩn hóa sau khi Dự án khả thi được phê duyệt. Vốn
đối ứng của Dự án do ngân sách nhà nước cấp.
g. Kiến nghị:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm đến Dự án nêu
trên vì Dự án này tác động trực tiếp đến việc phát triển lâm nghiệp, bảo vệ sản
xuất nông lâm nghiệp, tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội trong phạm
vi khu vực dự án cũng như các vùng chịu tác động của Dự án. Đặc biệt, việc triển
khai thực hiện dự án trên liên quan đến các biện pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Đề nghị Quý Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hỗ trợ để dự án trên sớm được triển khai thực hiện.
2. Dự án “Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An”:
Sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đưa Dự án vào Danh sách
dài các dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2012
tại Công thư số 6234/BKH-KTĐN ngày 06/9/2010 gửi tới Đại sứ quán Nhật Bản tại
Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các công văn số 4091/BNN-HTQT
ngày 09/12/2010 và số 573/BNN-HTQT ngày 04/3/2011 đăng ký vào Danh mục các dự
án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2011-2013. Đến nay,
công tác chuẩn bị dự án này như sau:
2.1. Hợp phần 1: Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An.
a. Về phía trong nước
- Trên cơ sở Tờ trình số 466/UBND-NN ngày 27/1/2010 UBND của tỉnh
Nghệ An trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư dự án, ngày
08/3/2010 đã có Quyết định số 509/QĐ-BNN-KH cho phép chuẩn bị đầu tư dự án Khôi
phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An và giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Nghệ An làm Chủ đầu tư dự án.
- Ngày 13/4/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản
số 2212/BNN-HTQT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục các dự án sử dụng vốn vay
ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản giai đoạn 2010-2012, trong đó dự án Khôi phục,
nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An đề nghị vay vốn của Chính phủ Nhật Bản
là 200 triệu USD.
- Ngày 04/6/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản
số 1654/BNN-HTQT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng ký danh mục Dự án Khôi phục,
nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An và đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ dự
án vay vốn giai đoạn 2010-2012.
- Ngày 10/8/2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An có
Tờ trình số 1831/TTr.SNN-QLXD kèm theo hồ sơ Báo cáo đầu tư (bao gồm cả Báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt, Phương án bồi thường
giải phóng mặt bằng của 4 huyện đã được các UBND huyện phê duyệt) trình Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Báo cáo đầu tư dự án Khôi phục, nâng cấp
Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An.
- Ngày 13/8/2010, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 4935/UBND-NN gửi Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đưa dự án Khôi phục, nâng cấp Hệ thống
Thủy lợi Bắc Nghệ An vào diện ưu tiên 1, đợt 2 năm 2010 sử dụng nguồn vốn vay
ODA của Chính phủ Nhật Bản.
- Ngày 01/9/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục có
văn bản số 2834/BNN-HTQT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các dự án sử dụng
vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 2 tài khóa 2010 bao gồm đề xuất 02 dự
án, trong đó có đề xuất dự án Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ
An.
- Ngày 06/9/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 6234/BKH-KTĐN
gửi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam kèm theo Danh sách dài các dự án sử dụng
vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thời kỳ 2010 - 2012, trong đó có đề xuất dự
án Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An hiện đang khẩn
trương hoàn chỉnh hồ sơ Dự án đầu tư, dự kiến 30/6/2011 sẽ hoàn thiện theo ý kiến
của Tư vấn thẩm tra và các ý kiến đóng góp của Đoàn Tìm hiểu thực tế dự án của
JICA.
b. Về phía quốc tế:
- Ngày 26/3/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thư số
71/2010 gửi JICA Việt Nam kèm theo Tóm tắt Đề xuất dự án và đề nghị JICA hỗ trợ
đầu tư dự án Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An từ nguồn vốn ODA
của Nhật Bản.
- Tháng 5/2010, Đại sứ Nhật Bản đã có buổi làm việc với UBND tỉnh
Nghệ An về các dự án do Chính phủ Nhật Bản tài trợ tại tỉnh, trong đó UBND tỉnh
đã tiếp tục đề xuất Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đầu tư dự án Khôi phục, nâng cấp
Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An.
- Các cơ quan liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã nhiều lần làm việc với phía
JICA về giới thiệu nội dung dự án, công tác chuẩn bị kỹ thuật cũng như thủ tục
để đưa đề xuất dự án Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An vào danh
sách ưu tiên của Nhà tài trợ.
- Ngày 08/9/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi
làm việc với đại diện JICA Việt Nam để thảo luận về các thủ tục để đưa đề xuất
vào ưu tiên của Chính phủ Nhật Bản.
- Ngày 14 và 15/9/2010, lãnh đạo và các chuyên gia của JICA đã đi thực
địa dự án và làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh về đề xuất dự án, tham gia Đoàn về
phía Việt Nam bao gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Sau khi xem xét, phía JICA đã tỏ rõ sự quan tâm đầu tư cho dự
án.
- Trưởng đại diện JICA đã thi thăm thực địa và làm việc với Chủ tịch
UBND tỉnh Nghệ An từ ngày 9 - 10/3/2011.
- Đoàn Tìm hiểu thực tế dự án của JICA (Fact - finding Mision) đã
làm việc với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn từ ngày 11 - 15/5/2011 và sau đó là từ ngày 14 - 24/6/2011.
Đoàn đã cơ bản thống nhất với phía Việt Nam về chủ trương đầu tư và cũng đã có
các khuyến nghị về mặt kỹ thuật bổ sung các thông tin để hoàn chỉnh Dự án đầu
tư theo các mẫu yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản.
c. Mục tiêu:
- Khôi phục nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An nhằm kiên cố công
trình lâu dài, đảm bảo an toàn cho công trình làm việc trong mọi trường hợp, đảm
bảo tưới ổn định cho 27.656 ha đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao hệ số lợi dụng
kênh mương của hệ thống.
- Tiết kiệm nước để nâng cao hiệu quả tưới, tạo điều kiện mở rộng diện
tích hè thu, tưới cho cây trồng cạn, cấp nước phục vụ dân sinh, khu công nghiệp
và nuôi trồng thủy sản.
- Giảm chi phí quản lý nước, chi phí sửa chữa thường xuyên.
- Từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, cải tạo môi trường sinh thái, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa đời
sống kinh tế văn hóa xã hội ngày một đi lên.
d. Nội dung:
- Sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối Đô Lương, chống sạt lở bờ
thượng, hạ lưu đầu mối, đảm bảo an toàn vận hành, khôi phục sửa chữa các cửa
đóng mở tự động, áp dụng các công nghệ cao trong vận hành và quản lý hệ thống.
- Khôi phục, nâng cấp hệ thống kênh và các công trình trên kênh:
+ Kênh chính: 56 km
+ Kênh cấp 1: 152 km
+ Kênh cấp 2: 169 km
+ Kênh cấp 3: 1.000 km
- Hoàn thiện 56 km đường quản lý dọc bờ kênh, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác quản lý hệ thống kênh kết hợp giao thông nông thôn.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh nội đồng.
- Mở rộng khu tưới và làm mới các trạm bơm lấy nước từ hệ thống
kênh.
- Hiện đại hóa hệ thống tưới, tăng cường hiệu quả quản lý và vận
hành hệ thống.
e. Địa điểm xây dựng: Tại 4 huyện:
Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
f. Tổng mức đầu tư: 4.300 tỷ đồng (Bốn
nghìn, ba trăm tỷ đồng), trong đó:
- Vốn vay ODA: 174 triệu USD, tương đương 3.480 tỷ đồng
- Vốn đối ứng trong nước: 820 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng do tỉnh
đóng góp cho đền bù GPMB (dự kiến): 220 tỷ đồng.
2.2. Hợp phần 2: Tăng cường năng lực quản lý thủy lợi và cơ sở đào tạo
của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
a. Về phía trong nước:
- Ngày 07/3/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Quyết
định số 393/QĐ-BNN-KH, cho phép lập Dự án đầu tư cơ sở vật chất và Tăng cường
năng lực nghiên cứu và đào tạo cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và giao nhiệm
vụ cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm Chủ đầu tư dự án.
- Ngày 15/4/2011, Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) có
văn bản số 493/CPO-CV trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đề cương dự
án để xem xét và có ý kiến với Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa vào danh mục các dự
án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản.
- Trong đợt đi thực địa và làm việc với UBND tỉnh Nghệ An của Đoàn
tìm hiểu thực tế (Fact-finding Mision) của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA), Đoàn đã đi thực địa dự án tại Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội và đã họp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Kết
luận của Đoàn đã đạt được sự đồng thuận về tầm quan trọng của dự án và sự cần
thiết phải đầu tư. Đoàn cũng đề nghị Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam hoàn thành
hồ sơ Dự án đầu tư trước 30/6/2011.
b. Về phía Quốc tế:
- Trong đợt làm việc với UBND tỉnh và đi thực địa dự án Hệ thống Thủy
lợi Bắc Nghệ An của Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cùng với đại diện của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 27/4 và 28/4/2011,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi Đoàn Báo cáo tóm tắt dự án và
Khung thiết kế và Giám sát dự án, trong đó bao gồm cả nội dung đề xuất của Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam để Đoàn xem xét.
- Ngày 16/5/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thư số
230/2011 gửi Nhà tài trợ đề nghị xem xét đưa vào danh mục các dự án sử dụng vốn
vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản (Danh sách dài).
c. Mục tiêu:
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, người
nông dân trong khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong xây dựng, quản lý,
vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi trong bối cảnh thích ứng với biến
đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra, phục vụ sản xuất nông nghiệp,
đảm bảo an ninh lương thực và an sinh xã hội.
d. Nội dung:
- Xây dựng khu giảng đường cho 500 học viên với diện tích xây dựng
1.765m2, diện tích sàn là 5.975m2;
- Xây dựng khu ký túc xá cho 500 học viên với diện tích xây dựng
600m2, diện tích sàn là 3.800m2;
- Hội trường và nhà ăn (kết hợp giáo dục thể chất) với diện tích xây
dựng là 1.600m2, diện tích sàn là 3.200m2;
- Nhà làm việc với diện tích xây dựng 650m2, diện tích sàn 3.900m2;
- Khu thí nghiệm trong nhà phục vụ đào tạo (hiện đại hóa tưới, tự động
hóa, v.v…) với diện tích xây dựng 4.600m2, diện tích sàn là 7.500m2;
- Khu thí nghiệm ngoài trời phục vụ đào tạo (thiết bị thủy lợi, dự
báo quan trắc phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, thủy lực, công trình
thủy lợi, an toàn hồ đập, v.v…) với diện tích sàn là 14.160m2;
- Các hạng mục phụ trợ khác.
e. Địa điểm xây dựng: Viện Khoa học
Thủy lợi Việt Nam, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội
f. Tổng mức đầu tư: 497 tỷ đồng (Bốn
trăm chín mươi bảy tỷ đồng), trong đó:
- Vốn vay ODA: 22,5 triệu USD, tương đương 450 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng trong nước: 47 tỷ đồng
Tổng mức đầu tư của Dự án “Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc
Nghệ An” của cả 2 hợp phần là: 4.797 tỷ đồng (Bốn
nghìn, bảy trăm chín mươi bảy tỷ đồng), trong đó:
- Vốn vay ODA: 196,5 triệu USD, tương đương 3.930 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng trong nước: 867 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng do tỉnh
đóng góp cho đền bù GPMB Hợp phần Khôi phục nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ
An: 220 tỷ đồng.
Kiến nghị chung
Đối với Dự án “Phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn”
12 tỉnh miền Trung: Tiếp tục đề nghị Chính phủ
giữ dự án trong danh mục ưu tiên đầu tư và đề nghị Chính phủ Nhật Bản đưa Dự án
vào Danh mục các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 2 tài
khóa 2011.
Đối với Dự án “Khôi phục, nâng cấp Hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An”: Trên cơ sở Danh sách dài đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Đại sứ
quán Nhật Bản và các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục dự án đầu
tư.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin gửi kèm theo công văn này
Đề cương chi tiết của 2 Dự án và kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét
trình Thủ tướng Chính phủ và làm việc với Nhà tài trợ đưa 2 Dự án trên vào Danh
mục các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản đợt 2 tài khóa
2011.
Rất mong nhận được sự quan tâm ủng hộ và hợp tác của Quý Bộ.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT Hứa Đức Nhị;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ KTĐN);
- Bộ Tài chính (Cục QLN và TCĐN);
- Lưu VT, HTQT (NAM-10).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Thắng
|