Công văn 1765/LĐTBXH-KHTC về xác định số tạm giữ 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 8 tháng cuối 2015 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1765/LĐTBXH-KHTC
Ngày ban hành 15/05/2015
Ngày có hiệu lực 15/05/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Phạm Quang Phụng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1765/LĐTBXH-KHTC
V/v xác định số tạm giữ 10% dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 8 tháng cuối năm 2015

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi: Các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ

Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/5/2015 Bộ trưởng đã ký Công văn số 1655/LĐTBXH-KHTC yêu cầu các đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ quán triệt và tổ chức thực hiện tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2015.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 5652/BTC-NSNN ngày 27/4/2015 về việc xác định số chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 tạm giữ lại, Bộ hướng dẫn các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc thực hiện tạm giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 tại Kho bạc nhà nước (ngoài khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn thực hiện tăng lương cho người có thu nhập thấp theo Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội đã hướng dẫn tại các công văn của Bộ: Công văn số 593/LĐTBXH-KHTC ngày 10/02/2015 về hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Công văn 1192/LĐTBXH-KHTC ngày 06/4/2015 về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chỉ thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP) như sau:

1. Đối tượng thực hiện:

Các đơn vị dự toán được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2015 chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi đã được giao để thực hiện tạm giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên của 8 tháng cuối năm 2015 nhằm chủ động điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2015.

2. Phạm vi tính tạm giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên của 8 tháng cuối năm 2015, gồm:

- Tạm giữ lại 10% chi thường xuyên theo các lĩnh vực chi.

- Tạm giữ lại 10% chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia bố trí cho các nhiệm vụ chi đoàn ra, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi tham quan, học tập.

3. Cách thức xác định số dự toán chi thường xuyên năm 2015 tạm giữ lại:

Để tạo sự chủ động cho các đơn vị dự toán, Bộ hướng dẫn cách xác định số tạm giữ lại 10% chi thường xuyên của 8 tháng cuối năm 2015 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính như sau:

3.1. Tạm giữ lại 10% chi thường xuyên theo các lĩnh vực chi:

Số dự toán chi tạm giữ lại =

Trong đó:

A: Là dự toán chi thường xuyên năm 2015 đã được giao theo các lĩnh vực chi (không bao gồm dự toán chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia).

B: Là tổng số chi lương tính theo mức tiền lương cơ sở 1,15 triệu đồng/tháng, phụ cấp, tiền công và các khoản chi khác cho con người theo chế độ (học bổng học sinh, sinh viên; tiền ăn, tiền thưởng theo chế độ quy định, tiền thuê chuyên gia; các khoản phụ cấp đặc thù của từng ngành kể cả bằng tiền hoặc bằng hiện vật; kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí theo chế độ quy định.

C: Là số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 2,34 trở xuống năm 2015 (xác định theo hướng dẫn tại Công văn số 593/LĐTBXH-KHTC ngày 10/02/2015 và Công văn số 1192/LĐTBXH-KHTC ngày 06/4/2015 của Bộ).

D: Là các khoản bố trí trong dự toán chi thường xuyên để thu hồi kinh phí đã ứng trước.

E: Là tổng số các khoản chi đặc thù khác không xác định tạm giữ lại, gồm:

- Kinh phí hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả kinh phí mở thêm mới các cơ quan đại diện theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

- Kinh phí tài trợ báo, tạp chí, xuất bản, chi trợ giá;

- Kinh phí đặt hàng sản xuất phim, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ sự nghiệp công ích; đặt hàng các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị;...

- Chi từ nguồn vốn ngoài nước;

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam và đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài diện Hiệp định; kinh phí thực hiện Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý,... ở nước ngoài (Đề án 599, Đề án 165, Đề án 911, Đề án 1558,...);

- Kinh phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước theo Hiệp định hoặc Nghị định thư;...;

- Kinh phí mua sắm trang phục các ngành; kinh phí thuê trụ sở;

- Kinh phí vốn đối ứng các dự án ODA (phần vốn sự nghiệp), kinh phí đóng niên liễm hoặc đóng góp cho các tổ chức hoặc diễn đàn quốc tế, kinh phí nộp các loại thuế theo quy định;

- Kinh phí thực hiện giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, Quỹ giải thưởng văn học nghệ thuật;

- Các khoản chi đặc thù của quốc phòng, an ninh, đặc biệt và cơ quan Đảng.

[...]