Kính gửi: Các Sở Thông tin và Truyền thông
Căn cứ Quyết
định số 420/QĐ-TTg ngày 31/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Điều tra thống kê
hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm
2010; Quyết định số 470/QĐ-BTTTT ngày 7/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông về ban hành Phương án điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ
điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010; Thông tư số
48/2007/TT-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí của các cuộc điều tra do Thủ tướng Chính phủ Quyết định;
Để kịp có đầy
đủ căn cứ đề xuất, rà soát và phân bổ kinh phí thực hiện cuộc điều tra thống kê
tại các địa phương, trong khi
chờ các cấp có thẩm quyền xem xét thẩm định, phê duyệt các định mức chi cụ thể
cho cuộc điều tra thống kê; Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn
các Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán kinh phí tại các địa phương
(kèm theo công văn này).
Sau khi có Quyết
định của cấp có thẩm quyền về các định mức chi cụ thể và phê duyệt dự toán cho
cuộc điều tra thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thống nhất với Bộ Tài
chính để có hướng dẫn và thông báo phân bổ kinh phí cho các địa phương thực hiện
theo qui định.
Báo cáo đề xuất dự
toán kinh phí đề nghị các ban chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh, thành phố gửi về
Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kế hoạch- Tài chính) vào ngày 12/6/2010 (địa
chỉ email: thongke2010@mic.gov.vn)
Lưu ý: các Sở TTTT gửi báo cáo dự toán về
Bộ TTTT kèm theo các văn bản qui định hiện hành của địa phương về chế độ chi
công tác phí, hội nghị.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Ban CĐ ĐTTK Bộ TTTT;
- Lưu VT. KHTC.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH-
TÀI CHÍNH
Nguyễn Minh Sơn
|
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG PHỔ CẬP DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI, INTERNET VÀ
NGHE-NHÌN NĂM 2010
(Kèm theo công văn số: 1749/BTTTT-KHTC ngày
08/6/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các địa
phương một số nội dung lập dự toán kinh phí cho cuộc điều tra thống kê trên địa
bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ương (Số liệu dự toán sau khi lập được
tổnghợp theo mẫu gửi kèm). Cụ thể như sau:
I. DỰ TOÁN CHI HỘI NGHỊ TRIỂN
KHAI, TẬP HUẤN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ:
1.1.Thời
gian tập huấn: 01 ngày:
a) Cấp
huyện tổ chức tập huấn cho cấp xã.
b) Cấp
xã tập huấn cho cấp thôn.
1.2.Sử dụng hội trường:
a) Hội nghị do cấp huyện tổ chức: sử dụng Hội nghị của
UBND huyện.
b)
Hội nghị do cấp xã tổ chức: sử dụng hội trường của UBND xã.
1.3.
Chi phí trang trí hội trường, phục vụ hội nghị:
a)
Chi phí trang trí hội trường do cấp huyện tổ
chức, mức chi không quá: 1.000.000đ/hội nghị.
b)
Chi phí trang trí hội trường do cấp xã tổ chức: mức chi không quá: 300.000đ/hội
nghị.
1.4.
Chi thù lao cho giảng viên giảng bài (bao gồm cả thù lao giảng bài, tiền ăn của
giảng viên):
a) Hội nghị do cấp huyện tổ chức, mỗi lớp tính một
giảng viên, mức chi không quá: 300.000đ/người/ngày.
b)
Hội nghị do cấp xã tổ chức, mỗi lớp tính một giảng viên, mức chi không quá:
200.000 đ/người/ngày.
1.5.
Chi văn phòng phẩm tại hội nghị:
a)
Mức chi mua văn phòng phẩm để phát cho đại biểu dự hội nghị tối đa 5.000đ/người
(bút viết, mẫu Phiếu điều tra để ghi thử, bút bôi mầu (mỗi hội nghị 1-2 chiếc)
hoặc bút chì để gạch chân, đánh dấu vào ví dụ dòng hộ gia đình chính sách, hộ
nghèo trên Phiếu 04 để phục vụ cho việc cộng phiếu.
b)
Đĩa CD ghi nội dung hướng dẫn thực hiện phiếu 3 và phiếu 4: phát cho mỗi huyện
01 đĩa, mỗi xã 01 đĩa, mức chi không quá 10.000đ/đĩa. Những địa phương
không thực hiện công việc này thì không đưa vào nội dung dự toán.
1.6.
Chi nước uống: mức chi tối đa: 7.000 đ/người/ngày.
1.7.
Chi hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, đi lại cho người dự tập huấn không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước và chi công tác phí đối với người hưởng lương ngân sách nhà nước tham gia tập huấn: thực hiện lập dự
toán theo hướng dẫn tại Công văn số 1411/BTTTT-KHTC ngày 13 tháng 5 năm 2010 của
Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc theo qui định cụ thể về định mức chi hiện
hành do địa phương qui định đề đề xuất dự toán.
1.9.
Chi phí khác:
a) Hội
nghị do huyện tổ chức: 100.000 đ/hội nghị.
b) Hội
nghị do cấp xã tổ chức: 100.000 đ/hội nghị.
II. CHI HỖ TRỢ VỀ TUYÊN TRUYỀN:
1. Nội dung, phương thức tuyên truyền theo hướng dẫn tại Công
văn số 1164/BTTTT-KHTC ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về hướng dẫn thực hiện Phương án điều tra thống kê. Ở địa phương, chi tuyền
truyền thực hiện theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
2. Mức chi: các đơn vị được lập dự toán chi tuyên truyền trong
phạm vi sau:
a) Chi tuyên truyền cho cuộc điều tra thống kê ở cấp tỉnh dự
kiến không quá 15.000.000 đồng/tỉnh.
b) Chi tuyên truyền cho cuộc điều tra thống kê ở cấp huyện dự
kiến không quá 1.000.000 đồng/huyện.
c) Chi tuyên truyền cho cuộc điều tra thống kê ở cấp xã dự kiến
không quá 200.000 đồng/xã.
III. DỰ TOÁN CHI IN PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ VẬN
CHUYỂN, BÀN GIAO PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NỘP CẤP TRÊN:
3.1. Chi in phiếu điều tra thống kê: Mức chi không quá 200 đồng/trang
(in một mặt giấy). Dự toán chi cần tính cả số lượng phiếu in dự phòng. Việc ịn
phiếu cần tập trung tại Sở TTTT để đảm bảo sự thống nhất và đảm bảo giá cả phù
hợp.
3.2. Mức chi cho thôn đi bàn giao phiếu số 04 cho xã (sau khi
đã thực hiện Phiếu), dự toán chi 20.000đ/thôn (đi và về).
3.3. Chi vận chuyển phiếu điều tra (gồm phiếu 03 và phiếu 04)
từ xã lên bàn giao cho Phòng Văn hoá và Thông tin huyện. Dự toán chi không quá
50.000 đồng/xã.
3.4. Chi vận chuyển phiếu 02, phiếu 03 và phiếu 04 từ huyện đi
bàn giao cho Sở Thông tin và Truyền thông. Dự toán chi tính bình quân là:
500.000 đồng/huyện (tính cho cả hai lượt đi và về, bao gồm cả chi tiền tàu xe
thuộc chế độ công tác phí).
Đối với những địa phương có đặc thù vùng núi cao, hải đảo,
điều kiện giao thông đi lại khó khăn (nhất là vùng hải đảo), căn cứ thực tế điều
kiện và các qui định cụ thể về chế độ công tác phí tại địa phương, các Sở TTTT
có đề xuất dự toán và thuyết minh chi tiết cho nội dung chi nêu tại mục 3.2,
3.3 và 3.4 nêu trên cho phù hợp, đáp ứng nhiệm vụ đã đề ra.
IV. Dự toán chi thực hiện phiếu điều tra
4.1. Dự toán chi hỗ trợ tiền
công thực hiện phiếu DS1 (Danh sách thôn), tính cho mỗi phiếu không quá 70.000
đồng.
4.2. Dự toán chi hỗ trợ tiền
công thực hiện Phiếu 01, phiếu 02 và phiếu 03, mỗi phiếu bình quân không quá
198.000 đồng/phiếu. Căn cứ điều kiện cụ thể, các Sở TTTT có đề xuất, phân bổ số
ngày công và mức chi cụ thể cho từng loại phiếu phù hợp với điều kiện thực tế
khi lập dự toán.
4.3. Dự toán chi hỗ trợ tiền
công thực hiện Phiếu 04
Việc xác định dự toán kinh phí
thực hiện phiếu như sau:
a) Mức chi bình quân dự kiến là
66.000đ//công.
b) Định mức để tính số ngày công
thực hiện phiếu 04 tính theo mức bình quân là điều tra 25hộ/công và áp dụng hệ
số điều chỉnh số hộ điều tra/ngày công để thực hiện phiếu như sau:
- Ở các xã không có hệ số phụ cấp
khu vực và xã có hệ số phụ cấp khu vực = 0,1 áp dụng hệ số điều chỉnh =1 lần
(25hộ/công)
- Xã có hệ số phụ cấp khu vực từ
0,2 đến 0,4 áp dụng hệ số điều chỉnh = 0,8 lần (20 hộ/công).
- Xã có hệ số phụ cấp khu vực từ
0,5 đến 0,7 áp dụng hệ số điều chỉnh = 0,5 lần (tính tròn 13 hộ/công điều tra).
Trong đó: Hệ số phụ cấp
khu vực của các xã căn cứ theo Thông tư liên tịch số
11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của 4 Bộ Nội Vụ, Lao động
TBXH, Tài chính và UB Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực. Những
xã tách ra từ sau khi ban hành Thông tư này thì áp dụng hệ số phụ cấp khu vực
như trước khi chia tách (Danh sách các xã có hệ số phụ cấp khu vực cụ thể trên
Website của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Riêng
đối với các địa phương có vùng núi cao và hải đảo đề nghị các Sở TTTT căn cứ
vào qui định hiện hành của địa phương về chế độ chi công tác phí và thực tế điều
kiện, phương tiện đi lại ở địa phương để có đề xuất dự toán phù hợp với điều kiện
những xã có đặc thù này.
V. DỰ TOÁN CHI PHÚC TRA
5.1. Chi công phúc
tra:
Số lượng phiếu
02,03,04 cần phúc tra từ 3% đến 5% số lượng phiếu điều tra (Việc tính số lượng
phiếu cụ thể cần phúc tra theo tỷ lệ trên được áp dụng nguyên tắc làm tròn số,
nhưng ít nhất mỗi tỉnh phải có một phiếu số 02 được phúc tra).
Dự toán kinh phí
công thực hiện phúc tra tính bình quân không quá 90.000 đồng/phiếu phúc tra.
5.2. Chi hỗ trợ
thông tin liên lạc, văn phòng phẩm: dự toán tính cho mỗi phiếu phúc tra không
quá 10.000đ/phiếu.
5.3. Chi tổng hợp,
báo cáo kết quả phúc tra ở cấp tỉnh: 30.000đ/huyện.
VI. DỰ TOÁN CHI GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU PHIẾU ĐIỀU TRA
6.1. Ở địa phương,
tuỳ qui mô từng tỉnh, mỗi tỉnh cử bình quân mỗi huyện có 1 giám sát viên để thực
hiện giám sát đến huyện, xã, thôn. Tổng thời gian giám sát, kiểm tra không quá
10 ngày/người. Công tác kiểm tra, giám sát phải kết hợp với công tác hướng dẫn
thực hiện phiếu điều tra.
6.2. Nội dung chi
và mức chi: thực hiện theo chế độ công tác phí hiện hành do địa phương qui định.
Dự toán chi được lập
trong phạm vi kinh phí sau:
a) Tính dự toán
chi đối với các xã không có hệ số phụ cấp khu vực và xã có hệ số phụ cấp khu vực
bằng 0,1 nguồn chi giám sát không quá 200.000đ/xã
b) Tính dự toán
chi đối với các xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,2 đến 0,4 chi giám sát không
quá 300.000đ/xã.
c) Tính dự toán
chi đối với các xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên chi giám sát không
quá 400.000đ/xã.
Trường hợp địa phương có vùng núi cao và hải đảo đề nghị
các Sở TTTT căn cứ vào qui định hiện hành của địa phương về chế độ chi công tác
phí và thực tế điều kiện, phương tiện đi lại ở địa phương để có đề xuất dự toán
phù hợp với điều kiện đặc thù này.
6.3. Dự toán chi
giám sát, kiểm tra ở cấp xã trong việc thực hiện điều tra trên địa bàn xã (phiếu
số 3 và phiếu số 4) dự toán là 200.000đ/xã
6.4. Dự toán chi
nghiệm thu phiếu 04: ở cấp xã là 20.000 đồng/thôn (bao gồm cả công kiểm tra
thông tin trên phiếu và cộng kiểm tra phiếu).
6.5. Dự toán chi
nghiệm thu các phiếu 01,02,03,04 ở cấp huyện và cấp tỉnh tính theo chế độ làm
thêm giờ theo thực tế (nếu có).
VII. DỰ TOÁN CHI TỔNG HỢP NHANH SỐ LIỆU, HIỆU CHỈNH VÀ GHI MÃ SỐ PHIẾU
ĐIỀU TRA:
7.1. Dự toán chi tổng
hợp nhanh số liệu của cấp tỉnh dự toán tính là 50.000 đồng/huyện;
7.2. Dự toán chi tổng
hợp nhanh ở cấp huyện dự toán là 50.000 đồng/xã.
7.3. Dự toán chi
hiệu chỉnh và ghi các mã số địa bàn, kiểm tra, hiệu chỉnh số liệu tính là 1.000
đồng/phiếu.
VIII. DỰ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA THỐNG KÊ:
Dự toán chi hoạt động
của ban chỉ đạo điều tra thống kê địa phương, bao gồm các nội dung chi như: họp
Ban chỉ đạo, chi làm thêm giờ, hỗ trợ tiền điện, nước uống, chi khác. Mức dự
toán chi lập trong phạm vi như sau:
8.1. Chi trực tiếp
tại Ban Chỉ đạo điều tra thống kê tỉnh: dự toán trong phạm vi 25.000 đồng/thôn.
8.2. Hỗ trợ các
phòng Văn hoá và Thông tin huyện chi theo các nội dung trên, tính bình quân
không quá 3.000.000 đồng/huyện.
IX. DỰ TOÁN CHI NHẬP, SỬA VÀ CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU CÁC PHIẾU, IN KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA VÀ BẢO QUẢN PHIẾU
9.1. Dự toán chi tiền
công nhập dữ liệu các phiếu điều tra thực hiện theo mức nhập dữ liệu có cấu
trúc qui định tại điểm a, mục 1-Phần II-Thông tư số 137/2007/TT-BTC của Bộ Tài
chính và dự toán xây dựng với mức chi là 200đ/trường.
Số trường cụ thể
căn cứ theo từng phiếu điều tra, không tính nhập dữ liệu tên người lập phiếu,
tên người ký xác nhận phiếu điều tra (thể hiện tại phía dưới của phiếu); không
tính chi những nội dung thông tin thực tế không có dữ liệu để nhập (không nhập).
9.2. Dự toán chi in
kết quả điều tra ở cấp tỉnh, các Ban chỉ đạo điều tra thống kê địa phương đề xuất
dự toán trên cơ sở dự kiến về số lượng tài liệu in và giá in.
9.3. Dự toán chi bảo
quản phiếu điều tra: bao gồm mua phương tiện đựng, bảo quản phiếu điều tra. Căn
cứ thực tế về số lượng phiếu điều tra và nhu cầu phương tiện, dụng cụ để bảo quản
phiếu, các Sở TTTT lập dự toán cho phù hợp.
X. DỰ TOÁN CÁC KHOẢN CHI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG VÀ CHI KHÁC
Nội dung dự toán
chi bao gồm: chi hỗ trợ tiền cước phí bưu chính, điện, điện thoại, mua sắm công
cụ, dụng cụ phục vụ cho cuộc điều tra thống kê. Dự toán kinh phí được lập trong
phạm vi sau:
10.1. Dự toán chi
mua công cụ phục vụ cuộc điều tra thống kê cho các Ban chỉ đạo tỉnh:
a) Tỉnh có trên 20
huyện mức chi không quá là 25.000.000 đồng/tỉnh:
b) Tỉnh có trên 10
huyện đến 20 huyện mức chi không quá 22.000.000 đồng/tỉnh:
c) Tỉnh có từ 10
huyện trở xuống mức chi không quá: 20.000.000 đồng/tỉnh.
10.2. Chi văn
phòng phẩm, dịch vụ công cộng và chi khác:
a) Dự toán chi văn
phòng phẩm cho thực hiện phiếu điều tra tính như sau:
- Văn phòng phẩm thực hiện phiếu 04 tính dự toán theo mức
bình quân là 15.000 đồng/thôn ( bao gồm chi mua túi đựng phiếu điều tra, bút
bi, bút chì, bút đánh dấu…).
- Văn phòng phẩm thực hiện các phiếu còn lại dự toán chi là
5.000đ/phiếu.
b)
Chi bao bì đóng gói phiếu điều tra tại xã (gồm phiếu xã và phiếu các thôn), được
dự toán theo mức chi từ 2.000 đồng/xã.
c)
Chi hỗ trợ dịch vụ công cộng (thông tin liên lạc, bưu phí, và các khoản chi
khác), dự toán tính trong trọng vi sau:
- Tỉnh có trên 25
huyện: mức chi không quá: 20.000.000 đồng/tỉnh
- Tỉnh có từ 20
huyện đến 25 huyện: được chi không quá 18.000.000 đồng/tỉnh.
- Tỉnh có từ 15
huyện đến dưới 20 huyện: được chi không quá 16.000.000 đồng/tỉnh.
- Tỉnh có dưới 15
huyện: được chi không quá 14.000.000 đồng/tỉnh.
XII. CHI KHEN THƯỞNG THÀNH TÍCH THỰC HIỆN CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
12.1. Đối tượng
khen thưởng:
Dự toán chi tổng kết,
khen thưởng được kết hợp với cuộc họip tổng kết đieuè tra của ban chỉ đạo.
Số lượng đối tượng
khen thưởng do ngân sách trung ương hỗ trợ được dự kiến như sau:
a) Khen thưởng tập
thể: Mỗi tỉnh lập dự toán khen thưởng cho 10% số huyện và 5% số xã.
b) Khen thưởng cá
nhân: Mỗi tỉnh lập dự toán khen thưởng ở cấp tỉnh cho các cá nhân đạt thành
tích xuất sắc trong việc thực hiện công tác điều tra thống kê tại địa phương.
Trong đó:
- Cấp tỉnh thưởng
không quá 3 cá nhân,
- Cấp huyện: bình
quân 1 cá nhân/huyện;
- Cấp xã, thôn:
tính 2 xã được chọn khen 1 cá nhân.
12.2. Mức khen thưởng
theo qui định hiện hành.