Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 1739/TCHQ-PC năm 2019 về trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 1739/TCHQ-PC
Ngày ban hành 27/03/2019
Ngày có hiệu lực 27/03/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Mai Xuân Thành
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1739/TCHQ-PC
V/v trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2018

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2019

 

Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Căn cứ vào các nội dung vướng mắc tại hai Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) với doanh nghiệp năm 2018 trong các ngày 27/11/2018 và ngày 30/11/2018, Tổng cục Hải quan đã tiến hành rà soát các câu hỏi thuộc lĩnh vực hải quan do doanh nghiệp nêu trong và sau Hội nghị. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã tổng hp nội dung trả lời.

Kính chuyển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để thông báo cho cộng đồng các doanh nghiệp biết và thực hiện (Tài liệu gửi kèm theo).

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để b/c);
- Đ/c Tổng cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, PC (02b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP NĂM 2018 PHẦN LIÊN QUAN HẢI QUAN

(Ban hành kèm theo Công văn số 1739/TCHQ-PC ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Tổng cục Hải quan)

I. Câu hỏi sau Hội nghị đối thoại tại Hà Nội (ngày 27/11/2018)

Câu 1. Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà.

Chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn của Nhật chuyên kinh doanh, sản xuất các mặt hàng nông sản như: Hạt tiêu, quế, hoa hồi.

Chúng tôi xin được hỏi Quý Bộ hai vấn đề sau:

Cách tính định mức: Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định “Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu”. Trong đó không bao gồm tỷ lệ hao hụt. Đây là điểm khác biệt với Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Chúng tôi cho rằng sự thay đổi này không phù hợp với tình hình thực tế bởi một smặt hàng, phần nguyên liệu hao hụt không tạo ra phế phẩm phế liệu như Thông tư 39/2018/TT-BTC nêu trên.

VD: Chúng tôi xuất cho sản xuất 1 tấn nguyên liệu hạt tiêu nhưng chỉ thu về khoảng 950 kg tiêu thành phẩm, 50kg hao hụt từ khâu tách đá, nghiền, sàng, sấy và bay hơi tự nhiên (trước khi đưa vào gia công nguyên liệu ở trạng thái tươi, ẩm hơn). Do vậy lượng hao hụt này không tạo ra phế liệu, phế phẩm mà là trạng thái hao hụt tự nhiên.

Kính đề nghị Quý Bhướng dẫn để chúng tôi có cơ sở phản ánh đúng thực trạng và đưa vào báo cáo quyết toán đủ lượng nguyên liệu thực tế đã xut cho sản xuất.

Trân trọng cảm ơn Quý Bộ!

Trả lời:

Cách tính định mức: Quy định về định mức sản xuất tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sa đi quy định tại Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng cụ thể, định hướng rõ ràng cách thức xác định bằng số lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có tạo ra phế liệu, phế phẩm hoặc hao hụt tự nhiên đều được tính vào định mức thực tế sản xuất, cụ thể, công thức tính được xác định như sau:

Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư

=

Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để GCSX hoc XK

Tng lượng sản phm thu được

Câu 2: Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác VN1

1. Đề nghị có văn bản hướng dẫn hoàn thuế/cho phần tồn dương của hàng SXXK cho kiểm tra sau thông quan sau khi hàng xuất khẩu ra nước ngoài /DNCX. Doanh nghiệp đã có công văn và hồ sơ hoàn thuế cho phần này nộp từ 26/12/2017 nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời bt cứ cái gì v phn hsơ này. Công ty đã nộp hồ sơ hoàn tại Cục Kiểm tra sau thông quan tại TCHQ nhưng nhân viên tiếp nhận có bảo DN là chưa dựa vào văn bản nào để cho hoàn.

2. Đề nghị có văn bản hướng dẫn cho hoàn hàng SXXK đã nộp thuế do quá 275 ngày theo Luật cũ (trước 1/9/2016) hiện giờ quá nhiều doanh nghiệp đã nộp h sơ hoàn thuế tại các Chi cục nhưng vẫn chưa được hoàn.

3. Điều 71 của Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi tại khoản 49 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa. Đã có công văn hướng dẫn rõ vn đề này nhưng công văn này có đcập quản lý như với tờ khai giấy. Vậy có phân luồng tờ khai không? Trường hợp doanh nghiệp chọn phương thức báo cáo theo tháng mà hồ sơ phân luồng đthì có còn phế liệu, phế phẩm để kiểm hóa khi doanh nghiệp đã bán? Nếu có phân luồng đỏ thì DN sẽ phát sinh rất nhiều chi phí như tiền vận tải, bốc dỡ hàng, phí vào bến bãi...DN lớn thường xuyên phát sinh bán phế liệu, phế phẩm sẽ phát sinh rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Đnghị chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế và kê khai theo mẫu, hải quan có thể kiểm tra sau thông quan hoặc kiểm tra chứng từ tại DN.

Trả lời:

1. Hoàn thuế cho phần tồn dương:

Đối với trường hp của Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1 bị ấn định và xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật đối với nguyên phụ liệu, vật tư chênh lệch tồn kho thực tế nhiều hơn so với hồ sơ khai báo quyết toán của cơ quan hải quan. Doanh nghiệp không tự khai báo đầy đủ số liệu về nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn tồn trong kho, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan bị phát hiện sai lệch về số liệu thực tế tồn trong kho với số liệu đã khai báo với cơ quan hải quan, do doanh nghiệp không giải trình được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch về số liệu sổ sách với số liệu thực tế, vì vậy đã chấp hành nộp thuế, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp không khiếu nại/khiếu kiện Quyết định n định thuế, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

[...]