Công văn số 1562/BXD-VLXD về việc khảo sát, thăm dò, khai thác mỏ đá vôi tại huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước để phục vụ sản xuất Alumin của Tập đoàn TKV do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 1562/BXD-VLXD |
Ngày ban hành | 05/08/2008 |
Ngày có hiệu lực | 05/08/2008 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Người ký | Nguyễn Trần Nam |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1562/BXD-VLXD |
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2008 |
Kính gửi : Văn phòng Chính phủ
Bộ Xây dựng nhận được công văn số 3739/VPCP-KTN ngày 05.6/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc khảo sát, thăm dò và đầu tư khai thác mỏ đá vôi tại các xã Minh Tâm và An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước để đáp ứng yêu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất Alumin của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Bộ Xây dựng xin báo cáo như sau:
Hiện tại, khu vực xã Minh Tâm và An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước có 03 dự án xi măng đã được Uỷ ban nhân dân(UBND) tỉnh Bình Phước thoả thuận và xác nhận vị trí, toạ độ, diện tích khu vực có đá vôi để thăm dò, khai thác phục vụ nguyên liệu sản xuất xi măng.
1. Mỏ đá vôi Thanh Lương (đã thăm dò) được UBND tỉnh Bình Phước bàn giao cho Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 để khai thác đá vôi phục vụ nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Bình Phước 2, công suất 1,4 triệu tấn/năm;
2. Mỏ đá vôi An Phú tại xã An Phú, huyện Bình Long với diện tích 199 ha cho Công ty Cổ phần xi măng An Phú tại công văn số 1084/UBND-SX ngày 18/4/2008 của UBND tỉnh Bình Phước;
3. Mỏ đá vôi Minh Tâm tại xã Minh Tâm, huyện Bình Long với diện tích 200 ha cho Công ty Cổ phần Miền Đông để phục vụ cho Nhà máy xi măng Minh Tâm tại công văn số 1005/UBND-SX ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Bình Phước;
Căn cứ theo vị trí, toạ độ, diện tích và ranh giới phân chia giữa 03 mỏ đá vôi làm nguyên liệu xi măng và diện tích 02 khu vực (khu vực I : 179 ha; khu vực II : 143,8 ha) đã được UBND tỉnh Bình Phước thoả thuận chủ trương cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam làm nguyên liệu phục vụ sản xuất Alumin thì các diện tích nêu trên không bị trùng lắp lên nhau, nhưng ranh giới phân chia mỏ giữa các đơn vị khai thác lại quá gần nhau, khoảng cách chỉ từ 100 m đến 200 m sẽ không đảm bảo an toàn theo quy định trong khai thác mỏ.
Để phục vụ phát triển ngành công nghiệp Nhôm của Việt Nam, Bộ Xây dựng ủng hộ chủ trương khảo sát, thăm dò, khai thác đá vôi làm nguyên liệu phục vụ sản xuất Alumin theo đề nghị của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp và bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị và hệ thống đê ngăn nước trong quá trình xây dựng cơ bản mỏ, khai thác và vận tải mỏ sau này, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Bình Phước xem xét và xác định lại ranh giới phần diện tích mỏ bao gồm (khu vực I và khu vực II) đã thoả thuận cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam nằm liền kề với diện tích mỏ đá vôi An Phú và mỏ đá vôi Minh Tâm để bán kính an toàn khi nổ mìn khai thác có khoảng cách từ 300 m - 500 m, tính từ biên giới mỏ trở ra (theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN 4586-97).
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về việc khảo sát, thăm dò, khai thác đá vôi tại các xã Minh Tâm và An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |