Công văn 1550/TCT-CS năm 2018 về chính sách thuế đối với chi phí quảng cáo trên Facebook và Google do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 1550/TCT-CS
Ngày ban hành 24/04/2018
Ngày có hiệu lực 24/04/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Lưu Đức Huy
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1550/TCT-CS
V/v chính sách thuế.

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2018

 

Kính gửi: Công ty TNHH VNIS Việt Nam
(Đ/c: S 3A1 Đường Liên Cơ, Phố Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3094/VPCP-ĐMDN ngày 05/4/2018 của Văn Phòng Chính phủ kèm theo bản sao kiến nghị của Công ty TNHH VNIS Việt Nam về chính sách thuế đối với chi phí quảng cáo trên Facebook và Google. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về chính sách thuế giá trị gia tăng:

- Tại khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khu trừ thuế được khu trừ thuế giá trị gia tăng đu vào như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khu trừ toàn bộ, k cả thuế giá trị gia tăng đu vào không được bi thường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tn tht;

2. Điều kiện khu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khu;

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng ln có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tin mặt; tờ khai hải quan đi với hàng hóa xut khu.

Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tin mặt.”.”

- Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tn tht...”

- Tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính) hướng dẫn như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đi với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khu từng ln có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tin mặt khác hướng dn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiu là có chứng từ chứng minh việc chuyn tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

…”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp tại Việt Nam thuê đơn vị khác tại Việt Nam thực hiện quảng cáo trên Facebook, Google thì thuế giá trị gia tăng đầu vào của chi phí quảng cáo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

2. Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Tại Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tng s chi được trừ. Tng s chi được trừ không, bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tng s chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra”;

- Tại Khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định: “Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”.

[...]