Công văn 152/AIDS-DP hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 do Cục Phòng chống HIV/AIDS ban hành

Số hiệu 152/AIDS-DP
Ngày ban hành 22/03/2022
Ngày có hiệu lực 22/03/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Phòng chống HIV/AIDS
Người ký Phan Thị Thu Hương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/AIDS-DP
V/v hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2022

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2022

 

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện nay, HIV/AIDS vẫn đang là gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Theo báo cáo của địa phương, hiện có hơn 213.800 người nhiễm còn sống, lũy tích tử vong là 110.990 trường hợp. Năm 2021, cả nước phát hiện hơn 13.000 người nhiễm HIV và 1.855 người nhiễm HIV tử vong. Trước đây lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu lây qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy và lây qua đường tình dục ở nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên, lây truyền qua đường quan hệ tình dục ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu giám sát trọng điểm HIV, năm 2014 tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trong nhóm này là 6,7%, năm 2017 là 12,2% và năm 2020 là 13,3%. Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay.

Truyền thông là một trong những biện pháp chủ yếu trong phòng, chống HIV/AIDS. Truyền thông không chỉ làm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng tránh, làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS mà còn kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, cũng như góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, từ đó đã góp phần kiểm soát sự gia tăng dịch HIV/AIDS ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, theo kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS) năm 2020-2021 cho thấy:

Chỉ 43.2% phụ nữ 15-49 tuổi có hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV. Tỷ lệ này thấp hơn ở phụ nữ 15-24 tuổi (39.8%). Nam giới có hiểu biết tốt hơn về HIV so với nữ giới nhưng cũng chỉ có 54.1% nam giới 15-49 tuổi có hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV. Tỷ lệ này thấp hơn ở nam giới 15-24 tuổi (48.7%).

Có tới 36.1% phụ nữ 15-49 tuổi có thái độ phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Tỷ lệ này ở nữ độ tuổi 15-24 là 36.6%. Nam giới có thái độ phân biệt đối xử cao hơn ở nữ giới, đặc biệt ở nam giới trẻ và ở mức 39.7%.

Tỷ lệ người đã xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm của mình trong 12 tháng qua ở cả nam và nữ rất thấp (ở nữ giới 5.5% và ở nam giới là 9.3%). Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn ở phụ nữ và nam giới trẻ.

Chỉ 10.2% phụ nữ trong lần mang thai gần nhất đã được đề nghị, chấp nhận xét nghiệm và nhận được kết quả xét nghiệm HIV và được cung cấp thông tin hoặc tư vấn về HIV sau xét nghiệm. Tỷ lệ này ở phụ nữ 15-24 tuổi thậm chí còn thấp hơn nhiều (7.7%)

Mục tiêu Chiến lược kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, trong đó cần đạt: 80% thanh niên 15-24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và 80% người dân 15-49 tuổi không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Như vậy, sau hơn 30 năm phòng, chống HIV/AIDS hiểu biết của người dân Việt Nam về HIV vẫn còn nhiều hạn chế; kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV đã được cải thiện nhưng còn khá xa với mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030.

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường triển khai công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu:

1. Huy động sự tham gia, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân cho công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua các hoạt động tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nâng cao hiểu biết của người dân về HIV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV.

3. Tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

2. Nhiệm vụ

- Tăng cường truyền thông vận động nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, phổ biến và thực thi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Đa dạng hóa các hình thức và đổi mới phương thức thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS. Lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các cấu phần phòng, chống HIV/AIDS bao gồm d phòng và điều trị HIV/AIDS giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, thay đổi hành vi nguy cơ cao ở nhóm người có hành vi nguy cơ cao; quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, thúc đy mọi người chủ động phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá những phát minh, sáng kiến cũng như các thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đến nhân dân cả nước và trên thế giới, tạo niềm tin của nhân dân, của Đảng và Nhà nước đối với s nghiệp phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ những người làm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Sử dụng tất cả các lc lượng cộng tác viên các ban ngành, đơn vị tham gia truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong đó lấy lực lượng cán bộ y tế nói chung và y tế xã, phường, thôn bản làm nòng cốt trong triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

- Chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời, minh bạch, chính xác cho các cơ quan báo chí. Quản lý thông tin, phối hợp xử lý khủng hoảng truyền thông, các sự cố trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phối hợp các cơ quan có trách nhiệm xử lý tin đồn, tin giả liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là nguồn kinh phí địa phương, các đơn vị và doanh nghiệp cũng như lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe khác.

II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường truyền thông cả về bề rộng cũng như chiều sâu để phù hợp với từng nhóm đối tượng.

2. Đổi mới thông điệp và kênh truyền thông cho phù hợp với xu hướng truyền thông hiện nay. Tập trung sử dụng truyền thông công nghệ kỹ thuật số.

3. Triệt để lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS vào các lĩnh vực sức khỏe và xã hội khác trong các s kiện truyền thông, các hội nghị, hội thảo, cuộc họp...

4. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí nhà nước trung ương, địa phương, nguồn tài trợ và xã hội hóa cho hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

III. NỘI DUNG, THÔNG ĐIỆP VÀ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG

1. Nội dung và thông điệp

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ