Công văn 1453/TCTS-NTTS năm 2018 hướng dẫn, quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững do Tổng cục Thủy sản ban hành

Số hiệu 1453/TCTS-NTTS
Ngày ban hành 27/04/2018
Ngày có hiệu lực 27/04/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuỷ sản
Người ký Trần Đình Luân
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1453/TCTS-NTTS
V/v hướng dẫn, quản lý nuôi trồng thủy sản bền vững

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2018

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc TW

Theo Dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết năm 2017 diễn biến phức tạp; đồng thời theo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường năm 2015-2017 tại nguồn nước cấp vùng nuôi nuôi tôm nước lợ, tôm hùm, nuôi ngao và cá tra tập trung của Viện Nghiên cứu nuôi trông thủy sản I, II, III và kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại các địa phương cho thấy chất lượng môi trường một số vùng nuôi có nhiều biến động, hiện tượng tích tụ chất hữu cơ ngày càng tăng, một số yếu tố môi trường như NO2-N, DO, PO4, COD có giá trị vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Quy chuẩn 10-MT:2015/BTNMT đặc biệt vào thời điểm giao mùa, nắng nóng, mưa lũ và cuối vụ nuôi; vùng nuôi tôm hùm đã phát hiện thấy sự có mặt của loài tảo như Peridinium sp, Euglena sp, Navicula sp...gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản nuôi.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai những nội dung cụ thể như sau:

1. Chỉ đạo thực hiện nuôi tôm nước lợ, nuôi ngao, rô phi, cá tra và tôm hùm và các đối tượng khác theo đúng quy hoạch của địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt kế hoạch (theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản).

- Đối với các địa phương chưa phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản, khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện. Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

- Thường xuyên báo cáo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường về Tổng cục thủy sản, Cục Thú y theo quy định.

3. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương làm tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản; tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi để hạn chế hiện tượng thủy sản chết hàng loạt do môi trường, dịch bệnh...(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo).

4. Chỉ đạo, hướng dẫn cho người nuôi tại địa phương biện pháp quản lý môi trường nuôi, kỹ thuật nuôi một số đối tượng chủ lực bao gồm: tôm nước lợ, cá tra, ngao, rô phi và tôm hùm (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo).

5. Lấy phương châm phòng bệnh là chính khi thủy sản nuôi bị bệnh, thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy định của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng và chống dịch bệnh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của cơ sở sản xuất thủy sản, người dân về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Tổng cục thủy sản đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Tổng cục để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị gửi văn bản về Tổng cục Thủy sản (qua Vụ Nuôi trông Thủy sản) địa chỉ số 10, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; điện thoại: 0243.7245389; email: ntts@mard.gov.vn) để phối hợp xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr Vũ Văn Tám (để b/c);
- Q.TCT Nguyễn Ngọc Oai (để b/c);
- Cục Thú y (để p/h);
- Các Viện Nghiên cứu NTTS: I, II, III (để p/h);
- Chi cục thủy sản các tỉnh, tp;
- Website Tổng cục;
- Lưu: VT, NTTS(PTL)(100 bản).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trần Đình Luân

 

PHỤ LỤC 01:

ĐỐI TƯỢNG, THÔNG SỐ VÀ TẦN SUẤT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Công văn số 1453/TCTS-NTTS ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Tổng cục Thủy sản)

Để phục vụ quản lý và chỉ đạo nuôi trồng thủy sản có bền vững, có hiệu quả đồng thời là minh chứng cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu. Tổng cục Thủy sản hướng dẫn thông số, tần suất quan trắc môi trường nguồn nước cấp và trong ao nuôi đại diện cho một số đối tượng nuôi chủ lực, cụ thể như sau:

1. Tôm nước lợ

Hoạt động quan trắc tập trung nhiều trước mùa vụ nuôi ở nguồn nước cấp tại vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm. Kết quả quan trắc cung cấp thông tin cảnh báo môi trường và khuyến cáo kỹ thuật xử lý khi các yếu môi trường nước biến động; kết hợp với lịch thả giống giúp cho người nuôi nắm được chất lượng môi trường nguồn nước cấp và có kế hoạch chủ động lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

Ngoài quan trắc môi trường nguồn nước cấp cho nuôi tôm nước lợ, cần giám sát môi trường trong ao đại diện nhằm đánh giá diễn biến môi trường trong quá trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất. Khi chọn ao nuôi để giám sát phải chọn những ao nuôi mang tính đặc trưng và đại diện cho khu vực. Ao được lựa chọn dựa vào địa hình của khu vực, lấy đại diện theo mạt cắt nguy cơ gây phát sinh các yếu tố môi trường và dịch bệnh.

Công tác quan trắc môi trường tập trung vào khung lịch mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ hàng năm.

Bảng 1: Thông số, thời điểm và tần suất quan trắc trên tôm nước lợ

Điểm quan trắc, giám sát

Thông số quan trắc, giám sát

Thời điểm Quan trắc, giám sát

Tần suất quan trắc, giám sát

Quan trắc đột xuất

Quan trắc nguồn nước cấp

Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong.

5-7h

2 lần/ tháng

- Quan trắc môi trường cuối vụ nuôi các thông số NH3, NO2, H2S, TSS, OSS, COD, mật độ và thành phần tảo độc, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyti cus. với tần suất 1 lần/tuần.

- Khi khu vực nuôi tôm xảy ra dịch bệnh.

- Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài)

N-KHLT, N-NO2-, N-NO3- P-PO43-, H2S , TSS (tổng chất rắn lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD). Mật độ và thành phần tảo độc hại.

Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus.

Con nước lớn của kỳ nước cường

Thuốc BVTV

Đầu vụ nuôi

3 lần/năm

Kim loại nặng (Cd, Hg, As và Pb).

 

Giám sát ao đại diện

Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, màu nước, pH, độ trong.

5h và 14h

2 lần/ ngày

Khi khu vực nuôi tôm xảy ra dịch bệnh.

Khi diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài).

Độ mặn, N-NH4+, N-NO2-, N- NO3- P-PO43- , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), nhu cầu oxy hóa học (COD).

Con nước lớn ở 2 kỳ nước cường

4 lần/ tháng

Mật độ và thành phần tảo.

4 lần/ tháng

Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Coliforms.

4 lần/ tháng

2. Cá tra

Kết quả quan trắc nguồn nước cấp cho nuôi cá tra nhằm cung cấp thông tin cảnh báo chất lượng môi trường và đưa ra khuyến cáo kỹ thuật xử lý khi các yếu tố môi trường nước biến động giúp người nuôi có kế hoạch chủ động lấy nước vào ao, xử lý nước, thả giống và quản lý vùng nuôi thích hợp.

Đối với cá tra, ngoài quan trắc môi trường khu vực nuôi cá tra, cần quan trắc ao đại diện nhằm xác định diễn biến môi trường trong quá trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất.

Bảng 2: Thông số, thời điểm và tần suất quan trắc trên cá tra

[...]