BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12973/QLD-ĐK
V/v cập nhật thông tin dược lý của
thuốc chứa codein
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2016
|
Kính
gửi:
|
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương;
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt
Nam.
|
Ngày 12/9/2013, Cục Quản lý Dược đã
có công văn số 15113/QLD-ĐK thông báo giới hạn chỉ định sử dụng của thuốc chứa codein và hướng dẫn các công ty sửa
đổi cách ghi thông tin dược lý trong tờ hướng dẫn sử dụng đối với các thuốc
chứa codein.
Trên cơ sở thông tin cập nhật tiếp
theo của Nhóm Điều phối thuốc sử dụng trên người được phê
duyệt theo quy trình không tập trung và thừa nhận lẫn nhau
(CMDh) - Cơ quan quản lý dược phẩm đại diện cho các nước thành viên thuộc liên
minh Châu Âu (EMA), ngày 06/10/2015, Cục Quản lý Dược đã có công văn số
18905/QLD-TT về việc cung cấp các thông tin liên quan đến tính an toàn, hiệu quả,
phản ứng có hại của các thuốc có chứa codein.
Tiếp theo công văn số 18905/QLD-TT
ngày 06/10/2015 và căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp
số đăng ký lưu hành thuốc - Bộ Y tế đối với thuốc chứa codein; nhằm đảm bảo Mục
tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, Cục Quản lý Dược yêu cầu:
1. Đối
với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bệnh viện, Viện có
giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế:
Tiếp tục thông báo cho các cơ sở khám
chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn các thông tin liên quan
đến khuyến cáo của EMA đã nêu tại công văn số 18905/QLD-TT ngày 06/10/2015 của
Cục Quản lý Dược; đồng thời tăng cường thực hiện việc theo dõi tác dụng không
mong muốn của thuốc trong quá trình sử dụng và lưu hành; gửi
báo cáo ADR (nếu có) về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo
dõi phản ứng có hại của thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội) hoặc Trung
tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí
Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
2. Đối
với các công ty đăng ký, sản xuất:
2.1. Đối với các thuốc chứa hoạt chất codein đã được cấp phép lưu hành trên thị trường:
2.1.1. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày
ký công văn này, yêu cầu công ty đăng ký, nhà sản xuất thực hiện việc cập nhật,
bổ sung vào nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc và/hoặc tờ thông tin cho bệnh nhân nội dung các Mục Chỉ định, Liều lượng
và cách dùng, Chống chỉ định, Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng, Sử dụng
thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, Đặc tính dược
lực học theo Phụ lục đính kèm công văn này.
2.1.2. Hình thức cập nhật: Công ty tự
cập nhật theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư số
44/2014/TT-BYT ngày 25/11/2014 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc.
2.2. Đối với các hồ sơ đăng ký thuốc chứa hoạt chất codein đang chờ xét duyệt tại Cục Quản lý Dược:
Cục Quản lý Dược chỉ xem xét cấp số
đăng ký sau khi công ty nộp tài liệu cập nhật, bổ sung nội dung các Mục Chỉ định,
Liều lượng và cách dùng, Chống chỉ định, Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử
dụng, Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, Đặc tính dược lực
học như đã nêu tại Điểm 2.1.1 công văn này vào các phần có liên quan của hồ sơ
và được thẩm định đạt yêu cầu.
3. Công văn này thay thế công văn số
15113/QLD-ĐK ngày 12/9/2013 của Cục Quản lý Dược.
Cục Quản lý Dược thông báo để các đơn
vị biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- BTr. Nguyễn Thị Kim Tiến (để
b/c);
- TTr. Lê Quang Cường (để b/c);
- Cục QLKCB, Thanh tra BYT (để
phối hợp);
- Tổng công
ty Dược VN;
- Cục Quân Y - Bộ QP; Cục Y tế -
Bộ CA; Cục Y tế GTVT - Bộ GTVT;
- Bảo hiểm XHVN;
- TT DI & ADR Quốc gia; TT
DI & ADR KV (BV Chợ Rẫy);
- Trung tâm Dược lý lâm sàng -
ĐH Y HN;
- Thành viên HĐTV; Chuyên gia
PC, DL thẩm định hồ sơ;
- Cục QLD: Phòng QLKDD; Phòng
QLTTQC thuốc; TC Dược & MP; Văn phòng Cục (để đăng tải Website);
- Lưu: VT, ĐKT.
|
CỤC TRƯỞNG
Trương Quốc Cường
|
PHỤ LỤC
CÁC NỘI
DUNG THAY ĐỔI/BỔ SUNG ĐỐI VỚI THUỐC CHỨA CODEIN
(Đính kèm theo công văn số
12973/QLD-ĐK, ngày 07/7/2016 của Cục Quản lý Dược)
[Đối với tất cả các thuốc chứa
codein, thông tin trên nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và/hoặc tờ thông
tin cho bệnh nhân hiện có sẽ được sửa đổi (bổ sung, thay
thế hoặc xóa bỏ cho phù hợp) để phản ánh các thông tin được
cung cấp dưới đây]
1. Chỉ định
[Đối với các thuốc chứa codein
(dạng phối hợp) có chỉ định giảm đau]
“<Tên thuốc> được chỉ định cho
bệnh nhân trên 12 tuổi để giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình khi các thuốc
giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả.”
[Đối với các thuốc chứa codein (dạng phối hợp) có chỉ định Điều trị ho]:
“<Tên thuốc> được chỉ định cho bệnh
nhân trên 12 tuổi để Điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng.”
2. Liều lượng và cách dùng
[Đối với các thuốc chứa codein
(dạng phối hợp) có chỉ định giảm đau]
Người lớn: “Khoảng thời gian Điều trị giảm đau nên giới hạn dưới 3 ngày và trong trường hợp không đạt được hiệu quả giảm đau, bệnh nhân/người chăm
sóc bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn”.
Lưu ý: Liều dùng tối đa của codein trong Điều trị giảm
đau không quá 240mg/ngày. Liều dùng nên được Điều chỉnh
phù hợp để đáp ứng yêu cầu cụ thể của các hoạt chất khác phối hợp với codein trong sản phẩm.
Trẻ em từ 12-18 tuổi: “Liều dùng của <tên thuốc> trong Điều trị giảm đau 30 - 60 mg mỗi
6 giờ. Trong trường hợp cần thiết, có thể tăng lên đến tối đa 240 mg/ngày. Liều
dùng tùy thuộc vào khối lượng cơ thể (0,5-1mg/kg).”
Trẻ em dưới 12 tuổi: “<Tên thuốc> không được
khuyến cáo để Điều trị giảm đau do nguy cơ ngộ độc opioid bởi các thay đổi
không thể dự đoán trước trong quá trình chuyển hóa codein thành morphin (xem phần
Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi
sử dụng thuốc).”
[Đối với các thuốc chứa codein
(dạng phối
hợp) có chỉ định Điều trị ho]:
Trẻ em từ 12-18 tuổi: “Để Điều trị triệu chứng <ho>, <tên thuốc> không được khuyến cáo dùng cho trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp (xem
phần Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi
sử dụng thuốc).”
Trẻ em dưới 12 tuổi: “Chống chỉ định <tên thuốc> để Điều trị triệu chứng <ho>
(xem phần Chống chỉ định).”
3. Chống
chỉ định
[Đối với tất cả các thuốc chứa
codein]
• “Phụ nữ cho con bú (xem phần Sử
dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú).”
• “Những bệnh nhân mang gen chuyển
hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.”
[Đối với các thuốc chứa codein (dạng phối hợp) có chỉ định giảm đau]
• “Trẻ em từ 0 đến
18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật cắt amiđan và/hoặc nạo V.A để Điều trị hội chứng
ngưng thở khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở do các bệnh nhân này có
nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng (xem phần
Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi
sử dụng thuốc).”
[Đối với các thuốc chứa codein (dạng phối hợp) có chỉ định Điều trị ho]:
• “Trẻ em dưới 12 tuổi để Điều trị ho
do có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.”
4. Thận trọng và cảnh báo đặc
biệt khi sử dụng thuốc
[Đối với tất cả các thuốc chứa
codein]
“Chuyển hóa qua
CYP2D6
Codein được chuyển hóa thành morphin
(chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một
phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả Điều trị phù
hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzym này. Tuy nhiên,
nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều
kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành
morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự
kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc
opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, buồn nôn, nôn,
táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có
thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa
tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.
Tỷ lệ ước tính người mang gen chuyển
hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh trong các chủng tộc khác nhau được tóm tắt
trong bảng dưới đây:
Chủng tộc
|
Tỷ lệ %
|
Người Châu Phi/Ethiopia
|
29%
|
Người Mỹ gốc
Phi
|
3,4% đến 6,5%
|
Người Châu Á
|
1,2% đến 2%
|
Người da trắng
|
3,6% đến 6,5%
|
Người Hy Lạp
|
6,0%
|
Người Hungary
|
1,9%
|
Người Bắc Âu
|
1% đến 2%
|
“Bệnh nhân suy
giảm chức năng hô hấp
Codein không được khuyến cáo sử dụng ở
những trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp, bao gồm rối loạn thần kinh cơ, bệnh
lý nặng về tim hoặc hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp trên và phổi, đa chấn
thương hay vừa trải qua phẫu thuật lớn. Các yếu tố này có thể làm trầm trọng
hơn các triệu chứng của ngộ độc morphin.””
[Đối với tất cả các thuốc chứa codein (dạng phối hợp) có chỉ định giảm đau]
“Sử dụng sau phẫu
thuật cho trẻ em:
Đã có báo cáo trong
các y văn được công bố rằng việc sử dụng codein được dùng sau phẫu thuật cho trẻ em vừa thực hiện thủ thuật cắt amiđan và/hoặc nạo V.A để Điều trị hội
chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở có thể gây ra các phản
ứng có hại hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong. Tất cả bệnh nhân
nhi này đều sử dụng codein trong mức liều quy định, tuy nhiên, đã có bằng chứng
cho thấy những trẻ này mang gen chuyển hóa codein sang morphin mạnh hoặc siêu
nhanh.”
5. Sử dụng thuốc cho phụ nữ
có thai và phụ nữ cho con bú
[Đối với tất cả các thuốc chứa
codein]
“<Tên thuốc> không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú (xem phần Chống
chỉ định).
Ở liều Điều trị thông thường, codein
và chất chuyển hóa có hoạt tính có thể có mặt trong sữa mẹ
ở liều rất thấp và dường như không gây ảnh hưởng bất lợi đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người mang gen chuyển hóa thuốc
qua CYP2D6 siêu nhanh, morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính của codein) có thể
có trong sữa mẹ với nồng độ cao hơn và trong những trường hợp rất hiếm gặp, có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc opioid ở trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong.”
6. Đặc tính dược lực học
[Đối với tất cả các thuốc chứa
codein (dạng phối hợp) có chỉ định giảm đau]
“Codein là một thuốc giảm đau trung
ương có tác dụng yếu. Codein có tác dụng thông qua các thụ thể µ opioid, mặc dù
vậy codein có ái lực thấp đối với các thụ thể này và tác dụng giảm đau của thuốc
có được là do codein được chuyển hóa thành morphin. Codein, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc giảm đau khác như paracetamol, đã được chứng minh là có
hiệu quả trong giảm đau do cảm thụ thần kinh cấp tính.”