ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1154/GDĐT-TrH
Về hướng dẫn dạy học
và kiểm tra đánh giá qua Internet tại các trường trung học trên địa bàn thành
phố
|
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 4 năm 2020
|
Kính gửi:
|
- Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo 24 quận huyện;
- Hiệu trưởng trường THPT;
- Hiệu trưởng trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT).
|
Căn cứ công văn
số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
hướng dẫn thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018;
Căn cứ công văn
số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với các trường phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường
vì Covid-19 năm học 2019 - 2020;
Căn cứ tình hình
tổ chức dạy học trực tuyến tại các trường trung học trên địa bàn thành phố
trong thời gian vừa qua;
Sở Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn điều chỉnh một số nội dung cụ thể trong việc thực hiện dạy và
học qua Internet của các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố như sau:
1. Sử dụng hệ thống phần mềm dạy học qua Internet:
Dạy học qua Internet là các hình thức dạy học trong đó giáo viên sử dụng các ứng dụng hoặc dịch
vụ của Internet để tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, bao gồm 3 hệ thống: hệ thống quản lý học
tập; hệ thống quản lý nội dung học tập; hệ thống dạy học trực tuyến. (đáp ứng các điều kiện của văn
bản 1029/GDĐT-TrH về dạy học qua Internet).
Hệ thống phần mềm và hạ tầng kết nối dạy học trực tuyến phải
đảm bảo kết nối các hệ thống:
a. Hệ
thống quản lý học tập phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cấp quản lý (sở, phòng, trường): tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động dạy học qua Internet; theo dõi và quản lý quá trình học tập
của học sinh; tổ chức các
bài kiểm tra trực tuyến để quản lý tiến trình và kết quả học tập của học sinh; duyệt các bài giảng và theo dõi được các hoạt động của giáo viên trên môi
trường mạng;
- Cấp thực hiện:
+ Giáo
viên khởi tạo kho học liệu, theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh, quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến;
+ Học
sinh hoàn thành các nhiệm vụ
học tập, biết được
tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
b. Hệ
thống quản lý nội dung học tập phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cho phép tổ chức lưu trữ và chuyển tải nội dung học tập tới học sinh qua Internet;
- Tích hợp công cụ biên soạn bài giảng dành cho giáo viên;
c. Hệ thống dạy học trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cho phép tổ chức, quản lý lớp học qua Internet giúp giáo viên, học sinh có thể tương tác trực tiếp với nhau;
- Bảo đảm cung cấp học liệu cho học sinh; tổ
chức và quản lý quá trình học tập của học sinh, sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên trong quá trình dạy học.
Lưu ý:
+ Nhà trường đảm bảo 100% giáo viên và học sinh của nhà
trường có được tài khoản (ID) để tham gia vào hệ thống phần mềm dạy và học trực
tuyến.
+ Nhà trường phải đảm bảo tính bảo mật, an
toàn cho việc cấp phát các tài khoản cho giáo viên và học sinh. Hướng dẫn giáo
viên tổ chức các chuyên đề học an toàn, quản lý chặt chẽ các tài khoản đăng
nhập vào khóa học. Sử dụng phần mềm, công cụ an
toàn khi tổ chức dạy học.
+ Nhà trường xây dựng qui chế, hướng dẫn
giáo viên tổ chức hoạt động dạy học qua Internet
an toàn;
+ Nhà trường xây dựng thời gian biểu dạy
học trực tuyến phù hợp, thông báo lịch học, tương tác với thầy cô phụ trách cho
học sinh và phụ huynh học sinh. Xây dựng đầy đủ các phương án cho các đối tượng
học sinh có hoàn cảnh khác nhau được tiếp cận học tập.
+ Các hệ thống phải tích hợp được với nhau
trong quá trình thực hiện.
2. Xây dựng chủ đề dạy học và sử dụng học
liệu
a. Được
xây dựng theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông
theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, bao
gồm sách giáo khoa, bài
giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức
dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
b. Bảo
đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đối tượng học
sinh theo từng cấp
học.
c. Chuyên đề, chủ đề dạy học trực tuyến phải được thầy cô
trong cùng tổ bộ môn xây dựng và thực hiện trên cơ sở phê duyệt của nhà trường.
Giáo viên sử dụng chuyên đề, chủ đề, thống nhất, tổ chức xây dựng hoạt động dạy
và học cho học sinh trong trường. Giáo viên bộ môn quản lý, giám sát, theo dõi
quá trình học tập của học sinh lớp mình phụ trách.
d. Chuyên đề được tổ chức trong khoảng thời gian để học sinh
tham gia tối đa vào bài học (chuyên đề có thời gian bao nhiêu ngày, tuần cho hoạt
động học của học sinh). Chuyên đề học tập cần có không gian, thời gian để học
sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập: phiếu học tập, các câu hỏi gợi mở hoàn thành
nhiệm vụ của giáo viên giao cho bất kỳ lúc nào khi có thể tham gia học tập. Các
giờ dạy chỉ tập trung một thời điểm livetream (trực tuyến), sau đó các học sinh
không thể tham gia khóa học, hay bài học được (học sinh chưa hiểu cần tìm lại
bài, học sinh không có điều kiện học tập thời điểm đó…) cần được hạn chế.
e. Nhiệm vụ học tập giao cho học sinh phải rõ ràng, nhẹ
nhàng, học sinh có thể hoàn thành trên cơ sở có sự hỗ trợ qua trao đổi với giáo
viên khi giáo viên trực tuyến hoặc không có sự hỗ trợ trực tuyến của giáo viên.
3. Tổ chức hoạt động dạy học
a. Đối với các
trường trung học
- Xây dựng kế hoạch dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông và các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng các bài học, học
liệu để tổ chức dạy học qua Internet theo kế hoạch của nhà trường; góp ý nội dung bài học và học liệu được tổ chức dạy
học qua Internet.
- Bảo đảm yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật để
tổ chức và quản lý hoạt động dạy học qua Internet của giáo viên và học sinh của
nhà trường.
- Xây dựng qui chế, hướng dẫn giáo viên tổ
chức hoạt động dạy, học sinh thực hiện hoạt động học qua Internet an toàn, hiệu quả và đúng qui định.
- Xây dựng các kịch bản cho các trường hợp
đối tượng học sinh cụ thể. Có phương án hỗ trợ học sinh khó khăn trong việc
tiếp cận học tập qua Internet.
- Phối hợp với gia đình trong việc tổ chức
dạy học qua Internet.
b. Đối với giáo
viên
- Giáo viên xây dựng và lựa chọn học
liệu; biết cách sử dụng công cụ hoặc dịch vụ công nghệ thông tin để tổ chức dạy
học qua Internet; tổ chức các hoạt động học cho học
sinh bao gồm: thực hiện nhiệm vụ học tập,
trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh
với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học qua Internet khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi
dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
- Giáo viên bộ môn giám sát quá trình học
tập của học sinh, ghi nhận kết quả và thực hiện đánh giá quá trình học tập của học sinh: quá trình tham gia học tập của
học sinh, quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, các kết quả của
các bài tập, bài kiểm tra qua quá trình học tập trực tuyến. Căn cứ hướng dẫn
của nhà trường thực hiện quy đổi kết quả đánh giá quá trình thành các bài đánh
giá thường xuyên trong bộ môn học.
- Giáo viên bộ môn nắm bắt tình hình học
sinh học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Thông tin đến giáo viên
chủ nhiệm về quá trình học tập của học sinh hàng tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm rà soát các trường
hợp khó khăn trong việc tiếp cận học tập qua Internet,
báo cáo tình hình cho lãnh đạo đơn vị cụ thể từng trường hợp học sinh không tham
gia học tập được.
c. Đối với học sinh:
- Được nhà trường cung cấp tài khoản tham
gia vào các khóa học, các chuyên đề và các chủ đề học do tổ bộ môn nhà trường
xây dựng để thực hiện hoạt động học tập.
- Được
hướng dẫn về kỹ năng sử dụng ứng dụng hoặc dịch vụ công nghệ thông tin qua Internet học tập trước khi tham gia bài học.
- Thực
hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh
giá quá trình
học tập.
- Người học có thể tham gia học trực tuyến trực tiếp tương
tác với giáo viên hoặc không tương tác trực tiếp với giáo viên tùy theo điều kiện
của mình. Tuy nhiên, học sinh cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập trong
thời gian chủ đề dạy học diễn ra.
d. Đối với gia
đình học sinh
- Có trách nhiệm giám sát, hỗ trợ quá trình học tập qua
Internet của học sinh.
- Phối hợp, hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ và nộp
sản phẩm học tập cho giáo viên để kiểm tra, đánh giá.
4. Đánh giá
kết quả quá
trình học tập học tập của học sinh.
a. Trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo
viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập trực tuyến; qua các bài kiểm tra trên
hệ thống phần mềm (được quản lý theo hệ thống), các bản báo cáo quá trình học tập của học sinh; các bài thu
hoạch sau các khóa học của sinh … bao gồm tất cả gọi chung là kiểm tra, đánh giá quá trình học tập
của học sinh.
b. Cơ
sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua Internet, trên truyền hình
bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực. Quá
trình học của học sinh phải được tối ưu về điều kiện, phương tiện và cách thức
tiếp cận bài học khoá học do giáo viên tổ chức.
c. Nhà trường vận dụng văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày
12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá,
xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, xây dựng hướng
dẫn giáo viên sử
dụng kết quả kiểm tra, đánh giá quá
trình học tập của học sinh trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình thay cho các bài kiểm tra thường xuyên đúng quy
định. Không sử
dụng bài kiểm tra kiến thức trong giai đoạn dạy học qua Internet để quy đổi thành cột điểm kiểm tra thường xuyên.
d. Cơ sở giáo dục thông tin công khai
hướng dẫn quy đổi kết quả đánh giá quá trình thành các bài đánh giá thường
xuyên trong các môn học đến giáo viên, học sinh và trên cổng thông tin của nhà
trường. Thực hiện công tác giám sát việc thực hiện của giáo viên, học sinh đảm
bảo tính công bằng khách quan.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị
các cơ sở giáo dục nghiêm túc triển khai các nội dung trên. Trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua
Phòng Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- UBND Thành phố (để báo cáo)
- Giám Đốc (để báo cáo);
- Lưu VP, GDTrH.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hiếu
|