Công văn 1154/BCT-CN năm 2023 về đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức độ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 1154/BCT-CN
Ngày ban hành 06/03/2023
Ngày có hiệu lực 06/03/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Đỗ Thắng Hải
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1154/BCT-CN
V/v đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức độ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2023

 

Kính gửi: Bộ Tài chính

Bộ Công Thương nhận được Thông báo s25/TB-VPCP ngày 09/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về việc tiếp thu giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đi, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (dự thảo Nghị định) và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương “Đánh giá tác động trong trường hợp không áp dụng điều kiện về mức độ rời rạc tối thiểu cho Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xut, lắp ráp ô tô và phân loại bộ linh kiện ô tô ktừ ngày 01 tháng 10 năm 2022 và không quy định nội dung Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về phương pháp xác định tlệ giá trị sản xuất trong nước làm căn cứ đ phân loại bộ linh kiện ô tô nhập khẩu và áp dụng Chương trình ưu đãi thuế như ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương, đặc biệt tác động đối với ngành công nghiệp ô tô và các doanh nghiệp sản xuất, lp ráp ô tô.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Công Thương đánh giá tác động của chính sách như sau:

I. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

1. Kết quả đạt được

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Tính đến cui năm 2022, cả nước có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp ô tô đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Nhiều hãng lớn trên thế giới đã có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu, một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines,trong đó đặc biệt là đối với xe tải, xe bus.

Với dân skhoảng 100 triệu người, Việt Nam hiện là thị trường ô tô tiềm năng hàng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, so với các nước trong Khu vực về phát triển công nghiệp sản xuất ô tô thì Việt Nam chịu thiệt thòi là đã phải hội nhập khu vực khi thị trường còn nhỏ để tổ chức sản xuất kinh doanh quy mô lớn, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá xe ô tô cao.

Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ năm 2018 đến nay như sau:

Số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

287.586

339.151

323.892

346.876

439.600

(Ghi chú: sliệu bao gồm cloại hình xe được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời và loại hình xe được sản xuất, lp ráp từ xe sát xi cơ sở hoặc xe mới khác đã được chứng nhận).

- Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đi với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tính đến hết năm 2022, tổng công suất lắp ráp của các nhà máy ô tô tại Việt Nam theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%.

- Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế đối với xe dưới 9 chỗ cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong 3 năm trở lại đây, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ trên thực tế đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước.

- Chất lượng xe sản xuất, lp ráp trong nước và xe nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

- Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines (xe khách, xe con do Thaco sản xuất, lắp ráp) và Hoa Kỳ (xe điện của Vinfast).

- Đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp.

So với các mục tiêu được xác định trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 (Chiến lược), ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể:

+ Về số lượng xe sản xuất trong nước: Chiến lược xác định đến năm 2020, tng sản lượng xe đạt khoảng 227.500 chiếc. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng sản lượng xe sản xuất trong nước năm 2020 đã đạt 323.892 chiếc, gấp 1,42 lần so với mục tiêu Chiến lược đề ra.

+ Về tỷ lệ sxe sản xuất, lắp ráp so với nhu cầu nội địa: Chiến lược xác định đến năm 2020, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 67% nhu cầu nội địa. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), xe sản xuất, lắp ráp trong nước chiếm khoảng 65-70% tng thtrường, cơ bản đạt mục tiêu đề ra tại Chiến lược.

+ Về công nghiệp hỗ trợ: Chiến lược xác định đến năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với xe đến 9 chỗ đạt 30-40%, từ 10 chỗ trở lên đạt 35-45%, xe tải đạt 30-40%. Đến nay, giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với xe buýt đã đạt 60%, xe tải đạt 35-40%, xe con có tỷ lệ bình quân 25%. Như vậy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cơ bản đã đạt mục tiêu về tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đra tại Chiến lược đi với xe buýt và xe tải. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với xe đến 9 chỗ chưa đạt mục tiêu đề ra.

+ Về xuất khẩu: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô năm 2020 đạt 5,71 t USD, gp 1,42 lần mục tiêu 4 tUSD đề ra tại Chiến lược. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2020 tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 20.000 chiếc đề ra tại Chiến lược chưa đạt được.

2. Một số tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, ngành sản xuất, lp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Mức giá xe tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước trong khu vực (Thái Lan và Indonesia), và con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao là do thuế và phí cao, đng thời sản lượng tích lũy trong nước thp (các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rt xa so với công suất thiết kế). Cht lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khu; chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: kết quả đạt được vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra. Các sản phẩm đã được nội địa hóa như: săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, c-quy, sản phẩm nhựa... Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng trên 5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp và sửa chữa xe.

Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn hoặc thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành chưa nhiu và tỷ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan

+ Dung lượng thị trường nội địa hạn chế. Thị trường nh, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sn xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) chưa đủ khả năng tiếp cận các chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài.

+ GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ô tô cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận. Theo Timothy J. Sturgeon and Richard Florida, GDP bình quân đu người phải đạt khoảng $4.000 mỗi năm mới có thể thúc đy sự tăng trưng công nghiệp ô tô phát triển nhanh chóng[1]. GDP bình quân đầu người của nước ta trong thời gian vừa qua chưa hội tụ đủ các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ