Công văn 1070/NHNN-TD về chương trình thực hiện Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 - 2005 do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 1070/NHNN-TD
Ngày ban hành 30/08/2001
Ngày có hiệu lực 30/08/2001
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Văn Giàu
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Văn hóa - Xã hội

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1070/NHNH-TD

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2001

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN DỰ ÁN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO VAY VỐNĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần mở đầu

Việt Nam là một trong số những nước nghèo có tỷ hộ nghèo đói cao. Theo số liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB), thời điểm năm 1995 nước ta có khoảng 51% số hộ nông dân nghèo, trong đó có khoảng 20% số hộ dưới mức nghèo khó. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 1995 nước ta có khoảng 3,3 triệu hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ khoảng 22,8%.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ các hộ nghèo, vùng nghèo như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình định canh định cư, phân bố lại dân cư, chương trình chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, chương trình tạo việc làm, cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất...; mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế với các Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật.

Góp phần vào thành tích xoá đói giảm nghèo chung của cả nước trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Qua 5 năm hoạt động, Ngân hàng phục vụ người nghèo với một cơ chế hoạt động đặc thù đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra như: cho vay vốn kịp thời tới tận tay người nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn giảm tỷ lệ đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo, giữ một vai trò tích cực trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (XĐGN).

Phần 1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 1996-2000

I. Tổ chức triển khai thực hiện:

Trong 5 năm qua (1996-2000) Thủ tướng Chính phủ luôn có những chỉ đạo sát sao đối với công tác đối với hộ nghèo như:

Để triển khai công tác cho vay hộ nghèo có hiệu quả, ngay từ khi thành lập đã có 61 chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh, thành phố với hơn 500 chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo huyện, thị trên phạm vi toàn quốc thực thi chính sách tín dụng hộ nghèo. Đồng thời cấp bổ sung thêm 200 tỷ vốn Điều lệ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, tăng so với khi mới thành lập 40% và hàng năm Ngân sách Nhà nước đã kịp thời cấp bù phần chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay.

Đặc biệt việc thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia XĐGN 133 do Chính phủ phê duyệt ngày 23/7/1998 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân nghèo, vùng nghèo sử dụng vốn vay NHNg có hiệu quả hơn.

Hội đồng quản trị (HĐQT):

+ Tại Trung ương: HĐQT có 11 thành viên (9 thành viên là thứ trưởng các Bộ, ngành và 2 thành viên là Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam) do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch HĐQT.

+ Tại địa phương: ở cả cấp tỉnh, thành phố; quận; huyện Ban đại diện HĐQT đều do 1 đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp làm Trưởng ban. Tổng số thành viên tham gia Ban đại diện HĐQT-NHNg các cấp là 6.580 người, trong đó: Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW là 735 người; Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị xã trực thuộc tỉnh là 5.845 người.

Điều hành tác nghiệp: Do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT VN) đảm nhiệm nhưng được tổ chức một hệ thống tách biệt riêng làm dịch vụ cho NHNg từ cấp huyện đến cấp quận, huyện, thị xã. Về cán bộ tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, bố trí cán bộ chuyên trách, tổng số: 600 cán bộ. Tại cấp quận, huyện, thị xã không bố trí cán bộ chuyên trách cho Ngân hàng phục vụ người nghèo mà toàn bộ đều do cán bộ NHNo&PTNT làm kiêm nghiệm. Ngoài ra, ở cấp xã có các cộng tác viên được Ngân hàng phục vụ người nghèo trả thù lao hàng tháng cho mỗi xã 1 cán bộ trực tiếp tham gia công tác tín dụng hộ nghèo. Thiết kế mô hình tổ chức này nhằm tiết giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo.

II. Kết quả công tác tín dụng đối với hộ nghèo giai đoạn 1996-2000:

1. Về nguồn vốn để cho vay hộ nghèo qua các năm như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

Số tiền

±% năm 2000 so với năm 1996

 

 

1996

1997

1998

1999

2000

1

Vốn điều lệ

5000

5000

7000

7000

7000

40

2

Vốn vay NH Nhà nước

6000

6000

9000

9000

9000

50

3

Vay các tổ chức tín dụng

432

796

1.283

2.103

2.902

572

4

Vốn vay nước ngoài

221

221

221

0

88

-60

5

Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức quốc tế

63

21

33

42

51

-19

6

Vốn huy động từ cộng đồng hộ nghèo

20

24

29

34

36

80

7

Vốn ngân sách địa phương

120

178

256

307

338

182

8

Vốn khác

0

0

0

0

0

0

 

Tổng nguồn vốn

1.956

2.340

3.442

4.086

5.015

156

2/ Về kết quả Đầu tư tín dụng đối với hộ nghèo:

Đơn vị: tỷ đồng, ngàn hộ

STT

Chỉ tiêu

Trong đó

Năm

1996

Năm

1997

Năm

1998

Năm

1999

Năm

2000

I

Doanh số cho vay trong kỳ

1.608

1.094

1.797

2.001

2.171

II

Doanh số thu nợ

328

606

954

1.204

1.364

III

Dư nợ cuối kỳ

1.769

2.257

3.100

3.897

4.704

 

Trong đó: Nợ ngắn hạn

 

.858

1.014

1.084

1.175

 

Nợ trung hạn

 

1.399

2.086

2.813

3.529

 

Nợ quá hạn (không kể nợ khoanh, nợ chờ xử lý)

12

41

45

58

77

IV

Số lượt hộ vay vốn

1.400

79.7

1.128

1.011

952

V

Số nợ còn dư nợ

1.282

1.606

2.060

2.320

2.502

VI

Số hộ đã thoát nghèo (Luỹ kế)

100

221

270

353

447

3. Giải ngân các dự án hợp tác với tổ chức trong nước và nước ngoài:

Đến 31/12/2000, Ngân hàng Phục vụ người nghèo thực hiện 11 dự án ở 31 tỉnh, theo phương thức hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức trong và ngoài nước. Dự án có vốn đầu tư của nước ngoài như: Dự án của Tổ chức phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) cho hộ nghèo ở Tuyên Quang (47 tỷ đồng); các dự án tài trợ kỹ thuật như: Dự án phát triển dân tộc thiểu số (UNICEF), Dự án SUCS của Ngân hàng hợp tác xã Hà Lan (RADOBANK), Dự án án “Tăng cường năng lực quốc gia để thực thi chương trình hành động lâm nghiệp nhiệt đới Việt Nam” (GCP/020/ITA), Dự án “Phát triển tín dụng cộng đồng” (UNPFA) và đã được hơn 6 triệu USD/10 triệu USD dự án vay vốn của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).

III. Đánh giá kết quả hoạt động chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996-2000:

1. Những mặt làm được:

Qua 5 năm hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã tăng trưởng khá nhanh và đều đặn qua các năm. Năm 1996 tăng 352,7% so với vốn nhận bàn giao ban đầu; năm 1997 tăng 19,5%; năm 1998 tăng 46,2%; năm 1999 tăng 19,4%; năm 2000 tăng 22,7%. Trong đó: nguồn vốn tăng nhanh là nguồn vay các tổ chức tín dụng dưới hình thức ngân hàng thương mại huy động vốn trong cộng đồng dân cư, Ngân sách Nhà nước cấp bù.

[...]