Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 20/12/2006
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Công ước
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

CÔNG ƯỚC

VỀ BẢO VỆ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI KHỎI BỊ CƯỠNG BỨC MẤT TÍCH, 2006

LỜI NÓI ĐẦU

Các Quốc gia thành viên của Công ước này,

Xem xét nghĩa vụ của các quốc gia theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy sự tôn trọng phổ cập, và tuân thủ các quyền con người và các tự do cơ bản,

Quan tâm tới Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người,

Nhắc lại Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và các văn kiện quốc tế có liên quan khác trong lĩnh vực luật nhân quyền, luật nhân đạo và luật hình sự quốc tế,

Cũng nhắc lại Tuyên bố về bảo hộ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích được thông qua bởi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong Nghị quyết số 47/133 ngày 18 tháng 12 năm 1992,

Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của việc cưỡng bức mất tích, cấu thành một tội phạm, và trong một số trường hợp được quy định trong luật pháp quốc tế, là một tội ác chống nhân loại,

Xác định để ngăn ngừa việc cưỡng bức mất tích và để trừng phạt tội phạm thực hiện việc cưỡng bức mất tích,

Xem xét quyền của bất kỳ người nào không phải chịu việc cưỡng bức mất tích, quyền của nạn nhân đối với công lý và việc bồi thường,

Khẳng định quyền của bất kỳ nạn nhân nào để được biết sự thật về các hoàn cảnh của việc cưỡng bức mất tích và số phận của người bị cưỡng bức mất tích, và quyền tự do để tìm kiếm, tiếp nhận và thông báo tin tức cho kết cục này,

Đã thỏa thuận về các điều khoản sau:

PHẦN I

Điều 1.

1. Không ai phải chịu cưỡng bức mất tích.

2. Không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào, dù là trong chiến tranh hay đe dọa của chiến tranh, trong tình hình chính trị nội bộ bất ổn hay các trường hợp cấp thiết khác, có thể viện dẫn để biện minh cho việc cưỡng bức mất tích.

Điều 2.

Với mục đích của Công ước này, "cưỡng bức mất tích" được coi là việc bắt giữ, tạm giam, bắt cóc hoặc bất cứ hình thức tước đoạt quyền tự do được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc của người hoặc nhóm người được ủy quyền, hỗ trợ hoặc hẫu thuẫn của Nhà nước, được đi cùng với một sự khước từ nhận biết về việc tước đoạt tự do hoặc bởi việc che giấu số phận hoặc nơi cư trú của người mất tích, ở nơi như vậy một người nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật.

Điều 3.

Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp cần thiết để điều tra những hành vi được quy định trong Điều 2 được thực hiện bởi những người hay nhóm người hành động không được phép, không được hỗ trợ hay chấp thuận của quốc gia và chịu trách nhiệm trước công lý.

Điều 4.

Mỗi một Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc cưỡng bức mất tích cấu thành một tội phạm theo luật hình sự của quốc gia đó.

Điều 5.

Việc tiến hành một cách rộng rãi hay có hệ thống hành vi cưỡng bức mất tích cấu thành một tội ác chống lại loài người như được định nghĩa trong luật quốc tế tương ứng và sẽ tạo ra những hệ quả theo các điều luật quốc tế tương ứng như trên.

Điều 6.

1. Mỗi một Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối với ít nhất:

a. Bất cứ người nào thực hiện, ra lệnh, lôi kéo hay xui khiến hoạt động, cố gắng thực hiện, là kẻ đồng phạm hoặc tham gia vào hoạt động cưỡng bức mất tích.

b. Cấp trên:

i. Đã biết, hoặc cố tình bỏ qua thông tin đã rõ ràng, mà dưới sự quản lý và kiểm soát theo thẩm quyền của người đó đang thực hiện hoặc sắp thực hiện hoạt động cưỡng bức mất tích;

[...]