Công điện 10091/CĐ-BNN-TY năm 2014 về triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch lở mồm long móng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 10091/CĐ-BNN-TY |
Ngày ban hành | 17/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 17/12/2014 |
Loại văn bản | Công điện |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Cao Đức Phát |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10091/CĐ-BNN-TY |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2014 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH LMLM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:
|
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, |
Theo báo cáo của các cơ quan thú y, trong năm 2014 đã có nhiều trường hợp phát sinh ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) do các chương trình, dự án cung cấp con giống gia súc để phát triển chăn nuôi. Đặc biệt từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch LMLM đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh (113 con gia súc mắc bệnh tại 11 thôn của 05 xã thuộc 02 huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh), tỉnh Thanh Hóa (51 con gia súc mắc bệnh tại 17 thôn, bản của 07 xã thuộc huyện Lang Chánh), tỉnh Lạng Sơn (197 con gia súc mắc bệnh tại 19 thôn, bản của 03 xã thuộc 02 huyện Lộc Bình và Đình Lập), tỉnh Lào Cai (52 con gia súc mắc bệnh tại 51 hộ, ở 23 thôn, bản của 02 xã thuộc huyện Mường Khương), tỉnh Yên Bái (69 con gia súc mắc bệnh tại 50 hộ ở 13 thôn, bản của 04 xã thuộc huyện Trạm Tấu). Tổng số gia súc mắc bệnh cho đến nay là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy một số chương trình, dự án cung cấp con giống gia súc và công tác kiểm dịch vận chuyển con giống gia súc tại một số địa phương còn nhiều tồn tại, bất cập, cụ thể: (i) Một số chương trình, dự án cung cấp con giống gia súc khi đưa vào địa phương nhưng không thông báo cho cơ quan thú y sở tại biết để tổ chức cách ly kiểm dịch, giám sát dịch bệnh theo quy định; (ii) Một số Chi cục Thú y chưa thực hiện ủy quyền kiểm dịch cho Trạm Thú y huyện nên gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm dịch; (iii) Nhiều gia súc được thương lái thu gom, chất lượng con giống không đảm bảo, không có nguồn gốc rõ ràng nhưng vẫn được hợp thức để vận chuyển đi làm giống; (iv) Quy trình kiểm dịch thiếu chặt chẽ nên vẫn còn hiện tượng chủ gia súc tự mua thẻ tai, ghi mã số, tự bấm thẻ tai cho trâu bò, làm giả dấu niêm phong chì phương tiện, tẩy xóa và làm giả giấy kiểm dịch để vận chuyển gia súc đi tiêu thụ mà không bị phát hiện; (v) Mầm bệnh LMLM lưu hành rộng rãi trên đàn gia súc đã khỏi bệnh lâm sàng nhưng không được quản lý chặt chẽ hoặc tiêu hủy theo quy định; trong khi đó nhiều gia súc được vận chuyển đi làm giống không đảm bảo mức miễn dịch bảo hộ theo quy định (không được tiêm phòng vắc xin, tiêm nhưng không đảm bảo kỹ thuật, tiêm nhưng chưa đủ thời gian để tạo miễn dịch chủ động) nên dễ bị nhiễm mầm bệnh; (vi) Công tác quản lý vùng dịch không chặt chẽ nên vẫn còn hiện tượng bán chạy gia súc mắc bệnh hoặc gia súc vẫn trong thời gian quản lý tại địa phương sau khi đã khỏi bệnh lâm sàng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch LMLM hiện nay, kết hợp với các điều kiện thời tiết bất lợi, giá rét tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nguy cơ mầm bệnh tiếp tục phát tán làm dịch lây lan diện rộng là rất cao. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban ngành có liên quan thực hiện các nội dung sau:
2. Các địa phương đang có ổ dịch LMLM tạm dừng ngay việc tiếp nhận bò giống từ các chương trình, dự án hỗ trợ con giống gia súc cho đến khi kiểm soát được dịch; thực hiện công bố dịch và tổ chức chống dịch khẩn cấp theo các quy định hiện hành; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hợp tác trong phòng chống dịch; tổ chức tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch; lập chốt để quản lý vùng dịch; nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh trong vùng dịch; tổ chức tiêu độc, khử trùng trong vùng dịch.
3. Tổ chức rà soát toàn bộ các chương trình, dự án cung cấp con giống hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển chăn nuôi trên địa bàn; yêu cầu cơ quan thú y địa phương tham gia vào chương trình, dự án để hướng dẫn việc cung cấp con giống đảm bảo an toàn dịch bệnh;
5. Chỉ đạo chấn chỉnh việc tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định tại Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi; nghiêm cấm các hành vi hợp thức nguồn gốc con giống gia súc và không thực hiện kiểm dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch; về quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc nhằm phát triển chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội, giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
|
BỘ
TRƯỞNG |