Công điện 03/CĐ-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 03/CĐ-UBND
Ngày ban hành 10/05/2022
Ngày có hiệu lực 10/05/2022
Loại văn bản Công điện
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CĐ-UBND

Bình Định, ngày 10 tháng 05 năm 2022

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN:

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

- Các thành viên Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh;

- Ban Điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em các huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em.

Để tăng cường triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống đuối nước trẻ em và đảm bảo an toàn cho trẻ em, nhất là trong mùa hè, mùa mưa, bão sắp đến; trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 108/TTr-SLĐTBXH ngày 09 tháng 5 năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nội dung như sau:

1. Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 3868/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em; các chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia về trẻ em và của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác trẻ em trong thời gian qua.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em và Công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em, thường xuyên cập nhật, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.

c) Thường xuyên rà soát, đề xuất kịp thời với Trưởng Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

a) Triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến từng trường học, lớp học, từng học sinh, đặc biệt trước kỳ nghỉ hè.

b) Đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học.

c) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân.

d) Đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè để bảo đảm an toàn, phòng, chống đuối nước.

đ) Hướng dẫn các địa phương về việc tổ chức học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi và các điều kiện cần thiết liên quan và việc hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi, các dịch vụ liên quan cho học sinh, trẻ em.

4. Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu, điều trị, vận chuyển cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước.

5. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm:

a) Vận động, đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ và kỹ năng phòng, chống đuối nước, chủ động đưa con đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

b) Triển khai, hướng dẫn việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại các thiết chế thể dục, thể thao và khuyến khích các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.

6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền các biện pháp, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước.

7. Tỉnh đoàn chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đoàn các cấp thực hiện việc phối hợp với cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương tiếp nhận, quản lý, tổ chức hoạt động hè tại địa bàn dân cư trong đó chú trọng các hoạt động rèn luyện kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho thiếu niên, nhi đồng.

8. Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc và chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước trẻ em.

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em:

[...]